HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 9 – SỐ 3
Cập nhật : 16:40 - 30/10/2024


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về đối tượngtham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Trả lời:

Căn cứ Điều2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, đối tượngtham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượngtham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác địnhthời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trởlên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằngtên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương vàsự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an,người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩquan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công annhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiếnsĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo họcđược hưởng sinh hoạt phí;

e) Dân quân thường trực;

g) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngquy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên có quy định khác;

 

h) Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nướcđược cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;

i) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đạidiện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thànhviên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu củahợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng tiềnlương;

k) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổdân phố;

l) Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc khôngtrọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căncứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;

m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinhdoanh tham gia theo quy định của Chính phủ;

n) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đạidiện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thànhviên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu củahợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởngtiền lương.

2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại ViệtNam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc theo hợp đồnglao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụnglao động tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định củapháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổinghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

c) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên có quy định khác.

3. Người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểmxã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và tổ chức cơ yếu;tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nướcngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, tổ hợptác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ chức khác và cá nhâncó thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

a) Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đốitượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phải là người đang hưởng lươnghưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;

b) Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điềunày đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợphai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời giannày.

5. Người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểmxã hội bắt buộc khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này thì việc tham gia bảohiểm xã hội bắt buộc theo quy định như sau:

a) Đối tượng quy định tại điểm a và điểm l khoản 1 Điềunày mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì tham giabảo hiểm xã hội bắt buộc theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Trường hợp hợp đồng lao động đang sử dụng làm căn cứ thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng mà hai bên khôngcó thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian tạm hoãnthì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thứ tự về thời gian có hiệu lực củahợp đồng được ký kết;

b) Đối tượng quy định tại điểm b và điểm i khoản 1 Điềunày đồng thời cũng thuộc đối tượng quy định tại điểm a hoặc điểm l khoản 1 Điềunày thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng tương ứng quy định tạiđiểm b hoặc điểm i khoản 1 Điều này;

c) Đối tượng quy định tại điểm i và điểm n khoản 1 Điềunày làm việc tại nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc liên hiệp hợptác xã đầu tiên tham gia quản lý, điều hành;

d) Đối tượng quy định tại điểm g và điểm k khoản 1 Điềunày đồng thời thuộc đối tượng quy định tại một trong các điểm a, i và l khoản 1Điều này thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng tương ứng quy địnhtại điểm a, i hoặc l khoản 1 Điều này theo thứ tự đến trước;

đ) Đối tượng quy định tại điểm k khoản 1 Điều này đồng thờithuộc đối tượng quy định tại điểm m hoặc điểm n khoản 1 Điều này thì tham gia bảohiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm k khoản 1 Điều này;

e) Đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điềunày đồng thời thuộc nhiều đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì việc thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ;

g) Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này đồng thờithuộc đối tượng quy định tại điểm k hoặc điểm m khoản 1 Điều này thì tham gia bảohiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.

6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tham gia bảohiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng khác ngoài đối tượng quy định tại khoản1 Điều này mà có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên trên cơ sở đề xuất củaChính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

7. Trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xãhội bắt buộc bao gồm:

a) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội,trợ cấp hằng tháng.

Chính phủ quy định đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội,trợ cấp hằng tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Lao động là người giúp việc gia đình;

c) Đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điềunày đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động,trừ trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng quy địnhtại khoản 7 Điều 33 của Luật này.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK