VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG
Cập nhật : 18:02 - 29/10/2024

 

Bàn về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Khoản 1, Điều 9, Hiếnpháp 2013 nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị,liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổchức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc,tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơsở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dântộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xãhội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phầnxây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có vị trí, vai trò quan trọng, là một bộ phận trong côngtác dân vận của Đảng nhằm tăng cường mối quan hệ, đoàn kết giữa Đảng với dân. Tiến hành công tác dân vận là nhiệm vụ chínhtrị của các cấp, các ngành và của cả hệ thốngchính trị, nhất là vai trò nòng cốtcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiệnnay.

Đại hội XIII của Đảng khẳng định, đại đoàn kết dântộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực tolớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian tới được xác định là: “Tăng cường vai trònòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhândân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh cuộc vận động "Toàndân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", thực hành dân chủ,xây dựng đồng thuận xã hội.

Đại hội lần thứ IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đãxác định: “Tiếp tục mở rộng và đa dạnghóa các hình thức vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân.Tuyên truyền, vận động để các tầng lớp nhân dân ở trong nước, đồng bào ta ở nướcngoài biết và ủng hộ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, tạo đồng thuận xã hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của đất nước”[1].

Trong suốt quá trìnhhình thành và phát triển[2], Mặt trận Tổ quốc Việt Namtỉnh Đắk Nông đã không ngừng nỗ lực góp phần củng cố, phát huy sức mạnh củakhối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương, trong đó chú trọng đoàn kết cácdân tộc. Mặt trận đã cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng và triểnkhai các cơ chế, chính sách về dân tộc; bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôntrọng, đoàn kết, cùng nhau thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực chosự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toàn tỉnh nói chung và ở những vùng đồngbào DTTS nói riêng.

Qua quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS của MTTQ tỉnh đã đạtđược những kết quả đángghi nhận, điển hình là:Triểnkhai quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luậtcho vùng đồng bào DTTS;chủ động đề xuất với cấp ủy, phối hợp với các ngành xây dựng và giám sát việcthực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS;tăng cường giữ mối liên hệ, thường xuyên thăm hỏi, động viên và phát huy vaitrò người có uy tín, tiêu biểu[3]... làm lực lượng nòng cốttrong các phong trào hành động cách mạng của địa phương, giữ gìn, phát huy bảnsắc văn hóa các dân tộc, vận động đồng bào DTTS vươn lên làm giàu chính đáng, nhất là cuộc vận động “Toàn dânđoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Mặt trận chủ trì phát động[4]. Nhiều mô hình, điển hình đã đượcxây dựng và có sức lan tỏa trong cộng đồng; tuyên truyền, vận động đồng bào DTTStích cực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khíhậu, làm tốt công tác an sinh xã hội, y tế, giáo dục....

Song song đó, MTTQ các cấp triển khai nhiềuhoạt động an sinh xã hội thiết thực, chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS, điểnhình như phân bổ kịp thời nguồn Quỹ “Vìngười nghèo”[5], “Quỹ cứu trợ” vận động được để hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo đồngbào DTTS... Nhìn chung, thông qua các hoạt động cụ thể, Mặt trận đã góp phầntích cực trong tuyên truyền, vận động, tập hợp đồng bào DTTS tham gia thực hiệnnghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh, gópphần tích cực cùng cấp uỷ, chính quyền địa phương thục hiện tốt các mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội[6],anh ninh, quốc phòng của tỉnh.

Tuy nhiên, tính đếnthời điểm năm 2023, toàn tỉnh có 40 đồng bào dân tộc của cả nước cùng sinh sống,dân số là 167.434 hộ với 691.506 người; trong đó, đồng bào DTTS có 47.678 hộ với221.098 người, chiếm tỷ lệ 31,97% so với dân số toàn tỉnh[7],địa bàn khuvực biên giới rộng[8], trong khi đó các dân tộcthiểu số chủ yếu cư trú ở các vùng sâu, vùng xa, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt,kết cấu hạ tầng, giao thông chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, đờisống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo DTTS vẫn còn nhiều (tổng sốhộ nghèo DTTS là 6. 419 hộ (chiếm tỷ lệ 13,24%), DTTS tại chỗ là 2.678 hộ (chiếm16,42%); số hộ cận nghèo 7.040 hộ (chiếm 14,52%), DTTS tại chỗ là 3.140 hộ (chiếm19,25%) dân số toàn tỉnh)[9], mộtsố phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại... Cùng với đó, các thế lực thùđịch luôn lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” đểtruyền đạo trái pháp luật, lôi kéo dân di cư tự do, nhất là vùng đồng bào DTTSnhằm xuyên tạc, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định địabàn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh nói chung.

Trước tình hình đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xác định:phải tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồngbào DTTS, tạo sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



[1] Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr. 75-76.

[2]Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Nông được thành lậptheo Quyết định số 35/QĐ-MTTW, ngày 30/01/2004 của Ủy ban Trung ương MTTQ ViệtNam.

[3]Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức thăm, tặng hơn200 suất quà trị giá hơn 100 triệu đồng cho các già làng trưởng bản, người cóuy tín trên địa bàn tỉnh.

[4]Trong 05 năm (2019-2024),MTTQ các cấp phốihợp các tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia hiếnhơn 700.000 m2, góp trên 200 tỷ đồng, hơn 100.000 ngày công để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, làmmới và sửa chữa 1.400 km đường giao thông nông thôn, nội đồng; kiên cố hóa vàsửa chữa gần 400 km kênh mương; tham gia làm mới, sửa chữa hơn 200 cầu, cống, …

[5]Từ năm 2019 đến năm 2024,MTTQ tỉnh đã vận động Qũy Vì người nghèo trên 24 tỷ đồng, đã xây dựng và sữa chữađược 485 căn nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trị giá hơn 17,5 tỷ đồng.

[6] Tốc độ tăng trưởng kinhtế hàng năm đạt 5,74%; thu nhập bình quân đầu người từ 47,79 triệu đồng (năm 2019) tăng lên 68,02 triệu đồng (cuối năm 2023); thương mại, dịch vụtăng trưởng khá nhanh; tổng thu ngân sách từ 2.600 tỷ đồng (năm 2019) tăng lên 2.978 tỷ đồng (cuối năm 2023).

[7]Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông (2024): Báo cáo Tổngkết công tác chuyên môn năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Ban Dântộc tỉnh Đắk Nông, ngày 18/01/2024.

[8] Khu vực biên giới của tỉnh gồm: 07xã thuộc 04 huyện, với hơn 141km đường biên giới tiếp giáp Campuchia; dân số18.833 hộ/75.926 khẩu; trong đó, dân tộc thiểu số 4.387 hộ/19.583 khẩu, chiếm 26,7%.

[9]UBND tỉnh Đắk Nông (2024): Quyết định về việc phê duyệt kết quả rà soáthộ nghèo, cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn2021 – 2025.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK