KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
Cập nhật : 18:00 - 29/10/2024

 

Rà soátkhung khổ pháp lý cho việc ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực du lịch tại ViệtNam được xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi choviệc triển khai công nghệ này.

1.  Chính sách hiện hành liên quan đến ứng dụngcông nghệ 4.0 nói chung, trong đó có Blockchain

Ứng dụngcông nghệ, chuyển đổi số, chủ động tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làmột chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm tiếp thu, ứng dụng các thành tựutiên tiến của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển kinh tế - xã hội.Tiêu biểu là Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về"Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư". Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết của việc ứng dụng mạnh mẽcác thành tựu tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng cáccông nghệ mới trong đó có Blockchain, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng caohiệu quả kinh tế.

Thủ tướngChính phủ đã ban hành nhiều văn bản liên quan như Chỉ thị số 16/CT-TTgngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị khuyến khích các ngành, các cấp đẩy mạnhnghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, trong đó có Blockchain.

Quyếtđịnh số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chươngtrình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đóxác định lựa chọn ưu tiên nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có thểđi tắt đón đầu cũng như có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo(AI), chuỗi khối (Blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR).

Quyếtđịnh số 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mụccông nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có công nghệ chuỗi khối “Blockchain”.

Quyếtđịnh số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiếnlược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đếnnăm 2030 đã xác định phát triển kinh tế số và xã hội số lĩnh vựcdu lịch như sau: “Phát triển kinh tế sốvà xã hội số theo hướng cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến chokhách du lịch trước khi thực hiện chuyến đi và trong khi thực hiện chuyến đitheo thời gian thực”. Quyết định cũng đề ra các nhiều nhiệm vụ trọng tâmnhư: ...mỗi doanh nghiệp du lịch là mộtdoanh nghiệp ứng dụng công nghệ số; phát động và thu hút làn sóng doanh nghiệpcông nghệ đầu tư phục vụ du lịch; phát triển các nền tảng số kết nối cung và cầuvề du lịch. Xây dựng và tổ chức triển khai Nền tảng dữ liệu số du lịch trong đócơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, doanh nghiệp du lịch đóng vai trò nòng cốtvà khách du lịch tham gia tích cực trong việc thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệuvà cung cấp dữ liệu mở phục vụ hoạch định chính sách, lập kế hoạch kinh doanh,tối ưu hóa, cải thiện chất lượng dịch vụ và đưa ra các gói ưu đãi cho khách dulịch. Điều tra, đánh giá, phân loại và số hóa tài nguyên du lịch, cập nhật thườngxuyên thông tin, dữ liệu số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch,thị trường du lịch Việt Nam... Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng quản trịvà kinh doanh du lịch, phục vụ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp du lịch, kếtnối doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch trong nước với các nhà phânphối, đại lý du lịch trực tuyến và các sàn giao dịch du lịch trực tuyến lớn...Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằmhỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch; mở rộng năng lực cung cấp dịch vụkết hợp giữa kênh thực và kênh số; sử dụng tối đa các giao dịch điện tử tronghoạt động du lịch; ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển các phần mềm, tiệních thông minh hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ khách du lịch... Xây dựng vàtổ chức triển khai nền tảng mô hình hóa đa chiều phục vụ phát triển bảo tàng số,du lịch số.

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 củaChính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng và banhành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối.

Liênquan đến lĩnh vực du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tham mưu Lãnh đạo BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3570/QĐ-BVHTTDL ngày21/12/2022 phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triểndu lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Trongđó đặt ra giải pháp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối(blockchain), dữ liệu lớn (bigdata) phát triển các nền tảng số tạo môi trườngtích hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình trải nghiệm du lịch ViệtNam, hỗ trợ làm giàu thông tin số về du lịch và khách du lịch. Đồng thời tạocông cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu thu thập được từkhách du lịch, qua đó hình thành công cụ quản lý quan hệ khách hàng phục vụ cácchương trình, hệ thống khác.

Như vậy,có thể thấy, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, chủ động tiếp cận cách mạngcông nghiệp lần thứ tư là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm tiếp thu,ứng dụng các thành tựu tiên tiến của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trongphát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một sốvăn bản để triển khai chủ trương này và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơquan quản lý nhà nước về du lịch, đã ban hành Đề án ứng dụng các công nghệ củacông nghiệp 4.0, trong đó có blockchain nhằm thúc đẩy du lịch trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn.

2.Quy định chung về BlockChain và tiền điện tử

Khungpháp lý chung về BlockChain: Hiện nay, Việt Nam chưa có khung pháp lý hoàn chỉnhdành riêng cho BlockChain. Các quy định về công nghệ này chủ yếu được lồng ghéptrong các chính sách phát triển công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Điều nàycó thể gây khó khăn trong việc áp dụng BlockChain vào các lĩnh vực cụ thể, nhưdu lịch.

Quy địnhvề tiền điện tử: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công nhận tiền điện tử làphương tiện thanh toán hợp pháp. Như vậy, các doanh nghiệp du lịch chưa được ápdụng BlockChain cho thanh toán hoặc các giao dịch liên quan đến tiền điện tử.

3.Quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư

Luật Anninh mạng 2018: Luật này quy định chặt chẽ về việc lưu trữ và xử lý dữ liệu cánhân tại Việt Nam. Các doanh nghiệp du lịch ứng dụng BlockChain phải đảm bảotuân thủ các quy định này, đặc biệt là khi BlockChain có tính công khai vàkhông thể thay đổi, điều này có thể xung đột với yêu cầu về quyền riêng tư.

Luật Bảovệ quyền lợi người tiêu dùng 2010: Quy định này yêu cầu các doanh nghiệp phải bảovệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng, bao gồm thông tin liên quan đến cácgiao dịch và dữ liệu khách hàng. Việc sử dụng BlockChain cần đảm bảo không viphạm các quy định này.

4.Quy định về quản lý ngành du lịch

Luật Dulịch 2017: Luật này là cơ sở pháp lý chính cho các hoạt động liên quan đến du lịchtại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại luật chưa đề cập cụ thể đến việc sử dụng côngnghệ BlockChain trong quản lý dịch vụ du lịch, đặt chỗ, thanh toán, hay bảo vệquyền lợi khách du lịch. Cần có sự bổ sung để hướng dẫn việc áp dụng BlockChaintrong các hoạt động này.

5.Quy định về kinh doanh và đầu tư

Luật Đầutư 2020: Luật này quy định về các ngành nghề được phép đầu tư và kinh doanh tạiViệt Nam. Với BlockChain còn là một công nghệ mới, cần rà soát và bổ sung cácquy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnhvực du lịch ứng dụng công nghệ này.

LuậtDoanh nghiệp 2020: Luật này điều chỉnh về quản trị doanh nghiệp, trong đó bao gồmcác quy định về vốn điều lệ, cổ phần và quyền lợi cổ đông. Khi các doanh nghiệpdu lịch sử dụng BlockChain để phát hành cổ phần, mã thông báo (tokens) hay gọivốn cộng đồng, cần đảm bảo tuân thủ luật này.

6.Các quy định và hướng dẫn thử nghiệm (sandbox)

Cơ chếsandbox cho Fintech: Mặc dù chủ yếu hướng đến ngành tài chính, cơ chế sandboxthử nghiệm cho Fintech mà Chính phủ Việt Nam đang phát triển có thể áp dụng chocác doanh nghiệp du lịch thử nghiệm các ứng dụng BlockChain. Điều này sẽ giúpgiảm thiểu rủi ro pháp lý và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Việc ràsoát và cập nhật khung khổ pháp lý cho ứng dụng BlockChain trong lĩnh vực du lịchlà cần thiết để hỗ trợ phát triển công nghệ này một cách bền vững. Điều này đòihỏi sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các chuyên gia pháp lýđể xây dựng một khung pháp lý đầy đủ, bảo đảm sự phát triển và ứng dụng côngnghệ BlockChain, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến antoàn, an ninh.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK