KHÁI QUÁT VỀ BLOCKCHAIN VÀ MỐI LIÊN HỆ CỦA BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
Cập nhật : 11:07 - 29/10/2024

1. Khái quát về blockchain

1.1. Khái niệm blockchain

          Blockchain là một hệ thống cơ sở dữliệu phân cấp lưu trữ thông tin, trong đó sử dụng kỹ thuật mật mã học (cryptography)để liên kết các khối thông tin với nhau và có khả năng mở rộng theo thời gian.Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tớikhối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Các thông tin đượclưu trữ theo cấu trúc đặc biệt để tạo ra một bản ghi chính xác về các giao dịchcó liên quan với các dấu vết làm bằng chứng (không thể bị chối bỏ) cho các giaodịch. Công nghệ blockchain đạt được hai yêu cầuquan trọng: (i) tính toàn vẹn của dữ liệu thông qua hàm băm (hash function); và(ii) xác thực định danh các bên liên quan đến giao dịch thông qua mã công khai.

          Công nghệ blockchain cho phép truyền tải dữliệu an toàn dựa trên hệ thống mã hóa tương tự như cuốn sổ cái kế toán của mộtcông ty, nơi ghi nhận mọi giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhậnthì không có cách nào để thay đổi, chỉnh sửa được. Đây chính là một trong nhữngưu điểm lớn của công nghệ blockchain.

Công nghệ blockchain được coi là nền tảng tiềm năng để phát triển cácgiá trị mới trong nhiều lĩnh vực bởi hệ thống ghi lại các giao dịch theo thứ tựthời gian và dễ dàng theo dõi. Các giao dịch này có thể bao gồm các khoản thanhtoán cho dịch vụ, sản phẩm như đặt vé máy bay, khách sạn, các dịch vụ vui chơi,giải trí,… Công nghệ này có thể tạo ra vô số cơ hội và tiềm năng cho việc traođổi các nguồn lực và giá trị thông qua kết nối các đối tác kinh doanh.

1.2.Đặc điểm cơ bản của blockchain

·       Cơ sở dữ liệu phân tán: Mỗi chủ thể tham gia blockchain có thể truy cập toàn bộ cơ sở, lịch sử dữliệu và không bên nào có thể kiểm soát toàn bộ dữ liệu hay thông tin.

·       Truyền hàng ngang: Quá trình tương tác/ kết nối diễn ra trực tiếp giữacác bên thay vĩ phải thông qua một đầu mối trung gian.

·       Minh bạch: Mọi giao dịch đều hiển thị đối với người có quyềntruy cập hệ thống. Người sử dụng có thể chọn ẩn danh hoặc công khai danh tính.

·       Tính không thể đảongược của hồ sơ: Một khi giao dịch đãđược hệ thống ghi nhận, nó không thể bị thay thế/ đảo ngược bởi nó được kết nốivới tất cả các giao dịch trước đó.

·       Tính toán logic: Các giao dịch của blockchainđược gắn với tính toán logic và được lập trình.

Sự ra đời của công nghệ blockchain giúp các mô hình kinh doanh phi trung gian mớiphát triển nhanh chóng. Thế hệ blockchain đầu tiên được tạo ra chủyếu dành cho tiền điện tử, sau đó hệ thống này phát triển các chức năng điệntoán phân tán. Nền tảng mới cho phép triển khai các hợp đồng thông minh tự độngthực thi các điều kiện và điều khoản. Hiện nay, thế hệ blockchain thứ ba đã phát triển và vươn ra nhiều lĩnh vựckhác nhau trong đời sống chứ không chỉ bó hẹp trong thị trường tài chính, tiềntệ. Các lĩnh vực quản trị, y tế, khoa học, giáo dục và du lịch đang chứng kiếnsự bùng nổ mạnh mẽ của ứng dụng trên nền tảng blockchain.

1.3.Danh mục blockchain

·       Thế hệ blockchain thứ nhất: Tiền điện tử, chuyển khoản,chuyển tiền và hệ thống thanh toán kỹ thuật số

·       Thế hệ blockchain thứ hai: Hợp đồng thông minh, toànbộ các ứng dụng kinh tế, thị trường và tài chính phức tạp hơn các giao dịch tiềnmặt đơn giản - cổ phiếu, hợp đồng tương lai, thế chấp, hợp đồng thông minh

·       Thế hệ blockchain thứ ba: Phát triển các ứng dụngvượt ra ngoài thị trường tài chính và tiền tệ, đặc biệt là trong lĩnh vực quảntrị, y tế, khoa học, giáo dục và du lịch.

2. Mối liên hệ của blockchain trong lĩnh vực dulịch

Sự xuất hiện của blockchain đã thu hút mối quan tâm lớn của các ngành côngnghiệp, dịch vụ trong đó có du lịch. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trongngành du lịch đã đầu tư vào các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Công nghệblockchain có thể giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp trongcác giao dịch trong ngành du lịch. Đơn cử như việc khách hàng có thể chia sẻ trảinghiệm và sự hài lòng của họ đối với các dịch vụ du lịch thông qua các mạng xãhội (vốn rất phổ biến hiện nay) và điều này có thể bị giả mạo hoặc gian lận.Công nghệ blockchain có thể giải quyết được vấnđề này thông qua các đặc tính của nó (bảo mật, minh bạch, tin cậy và quyềnriêng tư).

2.1. Nhữngđặc điểm chính của blockchain trong mối liên hệ với lĩnh vực du lịch

·       Loại bỏ trung gian (Disintermediation): Bản chất ngang hàng của blockchain có nghĩa là không có cơ quan trung gian. Kháchdu lịch, đơn vị cung cấp dịch vụ, cơ sở lưu trú,…có thể kết nối trực tiếp vớinhau.

·       Niềm tin (Trust): Tất các cả tác nhân tham gia đều có thể tin tưởngvà thỏa thuận trực tiếp với nhau. Du khách có thể bày tỏ ý kiến ​​và đánh giá vềtrải nghiệm của họ với các công ty du lịch khác nhau một cách hoàn toàn minh bạch.

·       Chi phí (Costs): Chi phí có thể được cắt giảm do loại bỏ bên thứba (trung gian). Tiết kiệm chi phí cho cả du khách và nhà cung cấp dịch vụ.

·       Truy xuất nguồn gốc (Traceability): Tất cả các giao dịch cóthể được truy tìm để xác thực nguồn gốc và đường dẫn của chúng. Đảm bảo những sảnphẩm như đồ thủ công, thực phẩm và các sản phẩm khác được khai thác, chế biếntheo quy chuẩn thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

·       Tích hợp tiền điện tử và mã hóa (Integration of coins andtokens): Tiềnđiện tử/mã hóa được sử dụng để trao đổi nhanh và hiệu quả hơn. Cả khách du lịchvà cộng đồng địa phương đều có thể sử dụng tiền điện tử/mã hóa để thực hiện cáchoạt động du lịch.

·       Truy cập dữ liệu chất lượng cao (Access to highqualitydata to everyone): Tất cả các bên tham gia vào một giao dịch sẽ có dữ liệu chính xác, kịp thời,nhất quán và đầy đủ. Sự sẵn có của thông tin về giá cả, dịch vụ hay sản phẩm củacác nhà cung cấp đảm bảo rằng tất cả du khách được đối xử bình đẳng.

          Ngành du lịch đang tích cực đầu tư vào các công ty khởinghiệp dựa trên công nghệ blockchain. Trong số đó có công tyTUI[1] đã áp dụng công nghệ nàytrong hệ thống đặt chỗ và thanh toán; CheapAir, Expedia, One Shot Hotels vàWebjet chấp nhận tiền điện tử làm phương thức thanh toán, các hãng lữ hành nhưWinding Tree, DeskBell Chain, TraveChain thì phát minh ra đồng tiền hoặc mã hóariêng.

2.3.Một số công ty ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động du lịch

·       DeskBellChain:Khách du lịch có thể nhậnđiểm thưởng/phần thưởng vì giúp dọn rác nhựa trên bãi biển để tái chế và thuêxe đạp thay vì thuê ô tô.

·       Provenance: Theo dõi và truy xuất nguồngốc của hải sản (cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn) từ khâu đánh bắt đến tiêu dùngđể đảm bảo theo quy trình khai thác bền vững.

·       IDGO: Khách du lịch có thể đượcgiảm giá khi sử dụng dịch vụ, hàng hóa bản địa. Doanh thu sẽ được trả lại cho cộngđồng để giúp bảo vệ môi trường, giáo dục, bảo tồn văn hóa từ đó tăng cường nănglực của người dân bản địa và bản sắc dân tộc.

·       Tranexus: Cung cấp các hỗ trợ trênnền tảng blockchain dể khuyến khích sử dụngcác dịch vụ có tính chất bảo tồn hệ sinh thái và ít phát thải khí carbon.

·       NatureCoinApp:Người dùng nhận được tiềnđiện tử/mã hóa cho việc tái chế nhựa. Sau đó, họ có thể đổi lấy sản phẩm, đặc sảndu lịch của địa phương.

          Theo báo cáo của PricewaterhouseCoopers (PwC), ngành du lịchlà một trong những ngành đi đầu trong đầu tư vào công nghệ blockchain vào năm 2017, trong đó lĩnh vực giải trí vàkhách sạn dự kiến sẽ đầu tư vào blockchain cao nhất[2].

 



[1] https://www.tui.co.uk/

[2]PricewaterhouseCoopers. Global Digital IQ Survey: Blockchain. Available online:

http://usblogs.pwc.com/emerging‐technology/2017‐digital‐iq‐blockchain/(accessed on September 10 2019).

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK