Quaquá trình lãnh đạo, quản lý, hoạt động chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đã đạt đượcnhững kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình chuyển đổi số của tỉnh Đắk Nông hiệnnay còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế như:
Thứnhất, lãnh đạo các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố chưaquyết liệt trong triển khai công tác chuyển đổi số; CBCCVC của một số đơn vịcòn chưa nắm bắt được các nhiệm vụ chuyển đổi số của đơn vị, ngành.
Thứhai, việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành làđiều kiện cần để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnhthông qua Trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) của tỉnh. Tuy nhiên, hầuhết các ngành chưa xây dựng CSDL chuyên ngành phục vụ cho công tác quản lý nhànước của ngành, lĩnh vực, chỉ một số ít cơ quan đã hoặc đang triển khai. Phầnlớn các hệ thống thông tin, CSDL được xây dựng phục vụ theo mục đích của cơquan chủ quản, được phát triển từ hệ thống nghiệp vụ đã có, sử dụng nhiều côngnghệ, tiêu chuẩn khác nhau, chưa được đánh giá, thiết kế, xây dựng để dùngchung, chia sẻ ra bên ngoài ngay từ ban đầu, gây khó khăn cho vấn đề kết nối,chia sẻ dữ liệu.
Thứba, về hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơnvị, địa phương nhất là bộ phận một cửa còn hạn chế, chưa bảo đảm tốt nhất chotriển khai Đề án 06 và Dịch vụ công trực tuyến.
Thứtư, bộ máy nhân lực để chuyển đổi số tại các sở, ngành,địa phương đều rất mỏng, nhất là nhân lực phát triển kinh tế số hầu như chưacó. Trong khi đó, kỹ năng số của người dân còn chưa cao và tập trung chủ yếu ởgiới trẻ, số lượng người dùng các nền tảng số phục vụ đào tạo, học tập trựctuyến, đọc sách trực tuyến còn thấp; người dân chưa thực sự quan tâm đến việctự bảo quản an toàn thông tin trên môi trường mạng.
Thứnăm, các hạ tầng thông tin thuộc phạm vi quản lý của tỉnhhiện tại chưa thực hiện đánh giá an toàn thông tin mạng, các sở, ngành, địaphương chưa được cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ đánh giá an toàn thông tincho các hạ tầng thông tin; mặt khác, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị, người đứngđầu chưa quan tâm đúng mức đến việc triển khai các giải pháp an toàn thông tin,an toàn dữ liệu.
Thứsáu, một số địa phương chưa chủ động cân đối nguồn kinhphí để đầu tư mua sắm bổ sung thiết bị, triển khai phương án kết nối với thiếtbị tập trung của tỉnh để bảo đảm chất lượng tín hiệu các cuộc họp trực tuyến từtỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Tính đến cuối tháng 10/2023, tỷ lệ hồ sơ trực tuyếncủa tỉnh mới đạt 47% trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC), thấp hơn mứcchỉ tiêu tối thiểu do Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số giao...
Từnhững tồn tại, hạn chế nêu trên đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng Giátrị DTI hàng năm của tỉnh. Theo đó, giá trị DTI năm 2022 của tỉnh là 0,5266(tăng 0,1757 điểm so với năm 2021), xếp hạng thứ 49/63 tỉnh/thành, giảm 8 bậcso với năm 2021. Phân tích theo từng nhóm chỉ số có điểm cụ thể là: nhóm1: về Nhận thức số93,33/100 điểm, đạt giá trị 0,9333; nhóm 2: về Thể chế số 70/100 điểm, đạt giá trị 0,7; nhóm3: về Hạ tầng số 63,98/100điểm, đạt giá trị 0,6398; nhóm 4: về Nhân lực số 53,92/100 điểm, đạt giá trị 0,5392; nhóm5: về an toàn thông tin 39,54/100 điểm, đạt giá trị 0,3954; nhóm6: về Hoạt động Chính quyềnsố 89,69/200 điểm, đạt giá trị 0,4485; nhóm 7: về Hoạt động Kinh tế số 81,04/150 điểm, đạt giátrị 0,5403; nhóm 8: về Hoạt động Xã hội số 35,11/150 điểm, đạt giá trị 0,2341.
Vì vậy, để quá trình chuyển đổi số diễn ra hiệu quả, bền vững,thực chất, đồng bộ, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, cá nhân,nhất là nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 09-NQ/TU, tỉnh Đắk Nôngcần thực hiện tốt mộtsố giải phápcơ bản sau đây:
Mộtlà, nâng caovai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huyvai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong chuyển đổi số. Trước hết là nângcao về mặt nhận thức cho các cấp lãnh đạo và quản lý, đẩymạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền về chuyển đổi số cho người dân và doanhnghiệp. Nêu cao trách nhiệm của “người đứngđầu” trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động chuyển đổi số. Xác định chuyển đổi số lànhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và xuyên suốt của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tíchcực, chủ động tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Chương trình chuyểnđổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triểnchính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đếnnăm 2030...
Tăng cường chỉ đạo, triển khai kịp thời và hiệu quả đốivới các cấp chính quyền về việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chương trìnhtrong việc ứng dụng CNTT trong giải quyết các thủ tục hành chính cả về ngắn hạnvà dài hạn của địa phương, đơn vị mình theo phân cấp quản lý; đồngthời, cần phảităng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với hoạtđộng chuyển đổi số bằng việc thể hiện và tỏ rõ vai trò giám sát, phối hợp giámsát, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, khen thưởng biểu dương những cá nhânvà tổ chức thực hiện tốt; phê bình, kỉ luật những tổ chức và cá nhân làm chưatốt, chưa hết tinh thần trách nhiệm.
Hai là, tiếptục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phùhợp để thúc đẩy chuyển đổi số. Thựcthi có hiệu quả các chính sách chuyển đổi số, thuhút nguồn nhân lực CNTT chất lượng, sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổisố tại địa phương; ưu tiên triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số đồngbộ trên phạm vi toàn ngành, toàn tỉnh, liên thông với nền tảng tích hợp và chiasẻ dữ liệu của tỉnh. Bố trí nguồn lực tương xứng, bảo đảm thực hiện tốt cácnhiệm vụ chuyển đổi số.
Balà, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyểnđổi số. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ nănglãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cơquan, đơn vị, địa phương. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiếnthức, kỹ năng sử dụng công nghệ số cho CBCCVC, người lao động các cơ quan, đơnvị phù hợp với vị trí việc làm, nhằm tăng cường lực lượng nòng cốt, lan tỏakiến thức, kỹ năng phục vụ chuyển đổi số.
Bốn là, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâmđiều hành thông minh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thườngxuyên; hỗ trợ công tác giám sát hiện trường, chỉ đạo điều hành và tác nghiệptrong các trường hợp khẩn cấp về thiên tai, sự cố, dịch bệnh, an ninh trật tự.
Năm là, phát triển hạ tầng số. Trên cơ sở kết hợp mạng truyền số liệu chuyên dùng,mạng internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan Nhà nước để kết nối liên thông,xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các ban, sở,ngành, địa phương; chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số ứng dụng công nghệđiện toán đám mây, quản lý tập trung các hệ thống CSDL dùng chung của tỉnh. Phát triển nền tảng số, dữ liệu số, thúc đẩychuyển đổi số, bảo đảm an toàn thông tin. Hoàn thiệnhệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với hệ thống thông tin báo cáoChính phủ để thu thập, tích hợp, chia sẻ, tổng hợp, phân tích dữ liệu báo cáocủa các cơ quan hành chính nhà nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành củatỉnh.
Sáu là, tiếp tục đồnghành và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông, công nghệthông tin phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, nâng cao chất lượng dịch vụđáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Sẵn sàng triển khai thí điểm những ứng dụng dịchvụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới, tiên phong thử nghiệm các công nghệ vàmô hình mới phục vụ chuyển đổi số.
Nhưvậy, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, dân số trẻ, năng động và cókhả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, Đắk Nông có tiềm năng rất lớntrong việc chuyển đổi số; góp phầnnâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, giúp thúc đẩy phát triển kinhtế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tại địa phương,tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.