HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 9 – SỐ 2
Cập nhật : 16:25 - 06/09/2024


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Huy động,điều động người tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy rathiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp?

Trả lời:

Căn cứ Điều115 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, huy động,điều động người tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy rathiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp được quy định như sau:

1. Cơquan, người có thẩm quyền được huy động, điều động những người sau đây tham giakhám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnhtruyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp mà không phải điều chỉnh hoặccấp mới giấy phép hành nghề:

- Ngườihành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả người nước ngoài đang hành nghề tạiViệt Nam;

- Ngườinước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan, tổ chức có thẩmquyền của nước ngoài cấp giấy phép hành nghề;

- Họcviên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe;người thuộc đối tượng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưngchưa được cấp giấy phép hành nghề.

2. Việcphân công nhiệm vụ cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật Khám bệnh,chữa bệnh 2023 phải bảo đảm phù hợp đến mức tối đa với trình độ chuyên môn củangười được huy động, điều động và an toàn cho người bệnh.

3. Trongquá trình thực hiện nhiệm vụ, người được huy động, điều động quy định tại khoản1 Điều 115 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 không phải chịu trách nhiệm đối vớitai biến y khoa khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều100 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

4. Bộ trưởngBộ Y tế quy định việc huy động, điều động, phân công nhiệm vụ đối với các đốitượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 115 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Huy động,điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnhtrong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhómA hoặc tình trạng khẩn cấp?

Trả lời:

Căn cứ Điều 116 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, huy động,điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnhtrong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhómA hoặc tình trạng khẩn cấp được quy định như sau:

- Thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nướctheo một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Khám bệnh,chữa bệnh 2023 để thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảyra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩncấp mà không cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Khám bệnh,chữa bệnh 2023 và không phải cấp mới giấy phép hoạt động.

- Khi được huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh,chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễmthuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải điềuchỉnh giấy phép hoạt động, kể cả trường hợp việc khám bệnh, chữa bệnh khác vớiphạm vi hoạt động chuyên môn.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Cơ chế tài chính đối với hoạt động khám bệnh,chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễmthuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp?

Trả lời:

Căn cứ Điều 117 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, cơ chếtài chính đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiêntai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp được quy định như sau:

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp đối với:

 

- Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp theoquy định của pháp luật và các chế độ khác (nếu có) đối với người làm việc tạicác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 116 của Luật Khám bệnh,chữa bệnh 2023 đang hưởng tiền lương và tiền công theo quy định của pháp luậtvà được huy động, điều động hỗ trợ thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnhtrong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhómA hoặc tình trạng khẩn cấp;

- Phụ cấp, các chế độ khác (nếu có) đối với người đượchuy động, điều động hỗ trợ thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trườnghợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tìnhtrạng khẩn cấp không hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật.

2. Nguồn kinh phí bảo đảm chi thường xuyên của cơ sở khámbệnh, chữa bệnh được huy động, điều động quy định tại khoản 1 Điều 116 của LuậtKhám bệnh, chữa bệnh 2023, bao gồm ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế,nguồn chi trả của người sử dụng dịch vụ và các nguồn thu hợp pháp khác theo quyđịnh của pháp luật, trong đó:

- Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho cơ sở khám bệnh,chữa bệnh do trung ương thành lập. Trường hợp ngân sách địa phương đã bảo đảm mộtphần kinh phí hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do trung ương thành lậpđóng trên địa bàn địa phương, ngân sách trung ương không phải chi trả các khoảnchi đó;

- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho các cơ sở khámbệnh, chữa bệnh do địa phương thành lập. Trường hợp địa phương đã sử dụng hếtcác nguồn lực theo quy định nhưng không bảo đảm được thì ngân sách trung ươngxem xét hỗ trợ.

3. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho các hoạt độngphục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảmhọa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp đối với cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh được huy động, điều động.

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK