HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 8 – SỐ 2
Cập nhật : 14:09 - 23/08/2024


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Nguồn tàichính cho khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều106 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, nguồn tàichính cho khám bệnh, chữa bệnh đượcquy định như sau:

1. Cácnguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Ngânsách nhà nước;

b) Quỹ bảohiểm y tế;

c) Kinhphí chi trả của người bệnh;

d) Việntrợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy địnhcủa pháp luật;

đ) Nguồntài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, địnhgiá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

 

Câu hỏi:Pháp luật quy định nhưthế nào về ngân sách nhà nước chi cho khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều107 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, ngân sách nhà nước chi cho khám bệnh, chữa bệnh được quyđịnh như sau:

1. Chi cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiệnviệc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục dịch vụ khám bệnh, chữabệnh sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệmvụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao nhiệm vụ.

2. Chi hỗ trợ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh củaNhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về cơ chếtự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm bảo đảm chi thườngxuyên cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trong trường hợp không cân đốiđược chi thường xuyên.

3. Chi đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữabệnh theo quy định của pháp luật.

4. Chi đóng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tếcho đối tượng được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bảohiểm y tế.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về quy địnhvề tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước?

Trả lời:

Căn cứ Điều 108 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, quy địnhvề tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được quy định như sau:

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước đượcNhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nướccó thẩm quyền giao; có trách nhiệm sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính theoquy định của pháp luật, phát huy tiềm năng, thế mạnh, nâng cao chất lượng khámbệnh, chữa bệnh.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tự chủđược tự chủ trong quyết định về tổ chức và nhân sự, thực hiện nhiệm vụ, pháttriển các hoạt động chuyên môn, các hoạt động khác phục vụ khám bệnh, chữa bệnhtheo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tự chủvề tài chính theo quy định của pháp luật và các nội dung sau:

a) Quyết định nội dung thu, mức thu của các dịchvụ, hàng hóa liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phục vụ người bệnh,thân nhân của người bệnh theo quy định của pháp luật, trừ dịch vụ, hàng hóa doNhà nước định giá;

b) Quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp để đầutư các dự án thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định nội dung chi và mức chi từ nguồnthu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng theoquy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với quy định củapháp luật và khả năng tài chính của cơ sở;

d) Quyết định sử dụng tài sản công theo quy địnhcủa pháp luật nhằm mục đích phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theonguyên tắc bảo toàn, phát triển; tiếp nhận, quản lý, khai thác, sử dụng các tàisản do tổ chức, cá nhân cho, tặng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và khôngràng buộc lợi ích giữa các bên để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bảo đảm chiđầu tư và chi thường xuyên được quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnhnhưng không vượt quá giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương ứng do Bộ trưởng BộY tế quy định, trừ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và giá dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh hình thành từ hoạt động hợp tác theo hình thức đối táccông tư thực hiện theo quy định tại khoản 7 và khoản 9 Điều 110 của Luật này.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữabệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 109 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữabệnh được quy định như sau:

1.Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe, phát hiện bệnhsớm cho thành viên trong tổ chức, gia đình và bản thân; tham gia cấp cứu, hỗtrợ giải quyết các trường hợp xảy ra tai nạn, thương tích tại cộng đồng và thamgia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có sự huy động của cơ quan, người cóthẩm quyền.

2.Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tổchức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hưởng chínhsách ưu đãi theo quy định của pháp luật về xã hội hóa, bảo đảm nguyên tắc côngkhai, minh bạch, bình đẳng, bền vững, hiệu quả, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước,nhà đầu tư, người bệnh và cộng đồng; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tưnhân hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận;khuyến khích thành lập quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh.

3.Hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh baogồm:

a)Đầu tư thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;

b)Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập cơ sở khám bệnh, chữabệnh;

c)Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế;

d)Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi ytế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

đ)Mua trả chậm, trả dần; thuê, mượn thiết bị y tế;

e) Tàitrợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

g)Hình thức khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công vàquy định khác của pháp luật có liên quan.

4.Việc thực hiện thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnhđối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK