Một số giải pháp tăng cường mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ
Cập nhật : 15:10 - 02/08/2024


Mối quan hệ giữa Đảnglãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ làm mối quan hệ biện chứng, thốngnhất với nhau. Cần làm rõ, để hiểu hơn về mối quan hệ đó trong quá trình xây dựngphát triển đất nước trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Đồngthời phải đưa ra những giải pháp để phát huy và tăng cường hơn nữa mối giữa Đảnglãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ ở Việt Nam trong thời gian tới làrất cần thiết.

 

Trong tiến trình tiếnhành đổi mới hiện nay, việc nhận thức rõ hơn, toàn diện hơn về mối quan hệ giữaĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ là rất cần thiết. Thời gianqua, với những kết quả đạt được, thành tựu quan trọng đã chứng minh việc thựchiện tốt mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ ởnước ta. Tuy nhiên, sự vận hành đó vấn còn một số hạn chế và vấn đề đặt ra cầntiếp tục phải nghiên cứu làm rõ, đồng thời phải tổng kết thực tiễn để đưa ra giảipháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và nguyện vọng của Nhân dân.Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết Đại hội lần thức XIII, Nghị quyết Hội nghịlần thứ Sáu khóa XIII và sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì trongthời gian tới để tăng cường hơn nữa, hiệu quả thực chất hơn nữa mối quan hệ giữaĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, thiết nghĩ cần tiếp tục thựchiện đồng bộ, hiệu quả một số nội dung sau:

Một là, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội về vai trò,tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dânlàm chủ trong bối cảnh tình hình mới hiện nay và trong thời gian tới. Trongthực tế, sứ mệnh lịch sử của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước và vaitrò làm chủ của Nhân dân được xác lập từ khi chính quyền nước Việt Nam Dân chủCộng hòa ra đời và ngày càng được củng cố, khẳng định đến nay. Mối quan hệ đóđược thể hiện nhất quán trong Cương lĩnh, Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, đượchiến định trong Hiến pháp và được cụ thể trong các văn bản pháp luật, trởthành những nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ, xâydựng và phát triển đất nước trong các thời kỳ, nhất là từ khi tiến hành đổi mớiđến nay. Qua đó để giúp nâng cao nhận thức và khẳng định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ không phải bây giờ mớicó, mà hiện nay được quan tâm, làm rõ hơn để phù hợp với thực tế. Phải làm saocả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu rõ từng vai trò của các chủ thể Đảng- Nhà nước - Nhân dân, đây là ba chủ thể có mối quan hệ biện chứng, không phảimang tính độc lập tuyệt đối. Giải thích làm rõ được Đảng lãnh đạo như thế nào,Nhà nước quản lý ra sao và Nhân dân làm chủ ở đây là gì? Ở các địa phương thìphải làm rõ được vai trò Cấp ủy Đảng lãnh đạo, Chính quyền quản lý và Nhân dânlàm chủ gắn với từng địa phương, gắn với thực hiện nhiệm vụ đề sát với thực tế.Tức là vận dụng, sáng tạo phù hợp với yêu cầu, thực tế đặt ra và xác định mụctiêu hướng đến cao nhất cũng tất cả vì Nhân dân. Để cả hệ thống chính trị vàtoàn xã hội hiểu rõ được mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dânlàm chủ không phải nói là hiểu liền được, mà phải thực hiện bằng nhiều hình thứckhác nhau phù hợp, không chỉ là tuyên truyền, mà bên cạnh đó phải chứng minh đượcbằng thực tiễn, hiệu quả của mối quan hệ đó, làm cho thắng lợi, thành công mụctiêu để xây dựng thêm niềm tin của Nhân dân và toàn xã hội. Dẫu biết rằng tác độnglàm thay đổi nhận thức là việc rất khó, nhưng phải quyết tâm làm để toàn hệ thốngchính trị, trước hết là cán bộ đảng viên hiểu đúng và làm đúng về mối quan hệgiữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, để rồi phải phục vụ vìlợi ích cho Nhân dân là trên hết.

Hai là, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.Trong tình hình mới hiện nay không chỉ Đảng lãnh đạo mà còn là Đảng cầm quyềnđó là sự bổ sung làm rõ hơn về vai trò của Đảng hiện nay. Trước hết, phải thườngxuyên tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện vớitư cách vấn đề hàng đầu, có ý nghĩa quyết định trong xây dựng hệ thống chính trịtrong sạch, vững mạnh. Bởi lẽ, Đảng là một thành tố của hệ thống chính trị,nhưng là thành tố trung tâm giữ vai trò lãnh đạo toàn hệ thống chính trị, muốnlãnh đạo đúng đắn thì trước hết chính bản thân Đảng phải uy tín, trong sạch, làgương sáng để các thành tố khác noi theo. Vấn đề xây dựng các mặt công tác củaĐảng đã được đề cập trong các Nghị quyết, vấn đề là sự vận hành trong thực tếlàm sao cho hiệu quả, làm sao sự lãnh đạo, cầm quyền đó đạt được mục đích là phụcvụ lợi ích chính đáng cho Nhân dân. Muốn xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay thìĐảng phải thường xuyên tự soi, tự sửa, tự đổi mới như rửa mặt hằng ngày, để Đảngngày càng trong sạch hơn. Biết rằng đây là việc khó, nhưng phải làm, làm bằngđược để chống những nguy cơ không mong muốn xảy ra trong Đảng. Bởi với vai tròlãnh đạo, cầm quyền của Đảng muốn được thực hiện thì chính bản thân Đảng phảinghiêm minh, ánh sáng của toàn xã hội. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của Nhândân tham gia xây dựng Đảng, bởi mọi quyết sách cuối cùng cũng phục vụ Nhân dân,chính vì vậy Nhân dân tham gia vào quyết sách của mình là cần thiết. Đảng cũngtừ Nhân dân mà ra, rồi sự tồn tại phát triển của Đảng cũng là Nhân dân bảo vệ, ủnghộ. Vì vậy, Nhân dân tham gia xây dựng Đảng là việc rất cần thiết, để Đảng cócách nhìn nhận đánh giá khách quan trên tổng thể trước khi đưa ra đường lối, chủtrương lãnh đạo đúng đắn. Việc Nhân dân tham gia xây dựng Đảng hiện nay được thựchiện bằng nhiều hình thức phù hợp luôn mang lại hiệu quả cao. Từ góc nhìn thựctế chúng ta thấy, có những vấn đề trong xã hội Nhân dân là người phát hiện rasai phạm để Đảng có cách nhìn nhận rõ hơn về vấn đề, để xử lý nghiêm sai phạmđó. Phát huy được sức mạnh tổng hợp, trí tuệ của Nhân dân tham gia xây dựng Đảngđó là kết tinh của vô vàn tri thức, không thể nào đo, đếm nổi, nó là tài sản vôgiá mà Nhân dân ban tặng.

Ba là, hoàn thiện thể chế, cơ chế đểtập trung xây dựng hiệu quả Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,vì Nhân dân, do Nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cảlập pháp, hành pháp, tư pháp và được thực hiện đồng thời gắn với với đổi mớicác lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ,phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luậttheo các nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm pháp luật vừalà công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để Nhân dân kiểm tra,giám sát quyền lực Nhà nước. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Hội đồngNhân dân các cấp, đây phải thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân,cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Hoàn thiện cơ chế để nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động, nhất là hoạt động lập pháp của Quốc hội, tránh để lợi íchnhóm ẩn trong các quyết sách luật. Tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa giám sátcủa Quốc hội với kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội và giám sát của Nhân dân. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chốngtham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong độingũ cán bộ, công chức. Nhà nước phải lấy sự hài lòng, niềm tin của Nhân dân vàdoanh nghiệp làm thước đó trong quản lý vận hành của mình. Tiếp tục thực hiệnhiệu quả, đồng bộ quan điểm, giải pháp Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 củaHội nghị lần thứ Sáu về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó cần phải kiểm soát quyềnlực Nhà nước chặt chẽ, không để lạm dụng quyền lực, lợi dụng quyền lực vì lợiích nhóm, lợi ích cá nhân. Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước làm sao hướng tới giảmcác thủ tục hành chính, vận hành theo hướng hiện đại, thông minh để phục vụNhân dân ngày càng tốt hơn.

Bốn là, phát huy vai trò làm dân chủ củaNhân dân. Để đạt được mục tiêu cao nhất là Nhân dân làm chủ thì phải nâng cao ýthức, năng lực làm chủ của Nhân dân, cần phải tạo ra điều kiện, môi trường kíchthích người dân đòi hỏi dân chủ, để họ thấy được lợi ích dân chủ, lợi ích củaviệc thực hiện quyền dân chủ của mình. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật Nhà nước liên quan đến cuộc sống Nhân dân, vận mệnh đấtnước, dân tộc đều được phổ biến đến quần chúng Nhân dân thông qua nhiều hình thứckhác nhau, nhất là tuyên truyền để dân hiểu, nắm rõ, tạo sự đồng thuận trongNhân dân. Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật,các cơ quan Nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân. Ngườidân trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản dự thảo chủ trương,chính sách, pháp luật thông qua việc lấy ý kiến trực tiếp, các hội nghị, hội thảo,các trang web của các bộ, ban, ngành chủ trì soạn thảo hoặc thông qua các cơquan dân cử...; được Nhân dân bàn bạc tập thể, thống nhất cách thức, biện pháptổ chức, triển khai thực hiện. Các ý kiến đóng góp của Nhân dân đều được lắngnghe, tiếp thu. Đối với những ý kiến chưa xác đáng, chưa phù hợp thì các cơquan, đơn vị có liên quan tiến hành giải thích, tuyên truyền, thuyết phục đểNhân dân hiểu, nắm rõ. Nhân dân trực tiếp thực hiện, hành động, làm việc, đưachủ trương, nghị định, chính sách, pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, bảo đảmhiệu quả. Để lãnh đạo, quản lý đúng thì mọi quyết sách phải xuất phát từ Nhândân, để rồi quay trở lại phục vụ lợi ích cho Nhân dân. Chính vì vậy, phát huy sứcmạnh, trí tuệ, sáng tạo của Nhân dân là cần thiết, Nhân dân là kho tàng tri thứccủa nhân loại, cần phải phát huy hơn nữa trong mọi hoàn cảnh.

Năm là, tập trung xây dựng “Con người”Xã hội Chủ nghĩa mang đặc sắc của Việt Nam. “Con người” trước hết là đội ngũcán bộ, đảng viên làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước để phục vụ cho Nhândân. Mọi quyết sách có đi vào cuộc sống Nhân dân hay không là vai trò của độingũ cán bộ, đảng viên, những người đưa đường lối, chủ trương hiện thực hóa choNhân dân thực hiện. Đội ngũ cán bộ cũng là người xây dựng chính sách, nên muốncó chính sách đúng thì đội ngũ cán bộ phải hiểu được Nhân dân, để rồi cuối cùngchính sách đó phục vụ cuộc sống của Nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ “Dámnghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu vớikhó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”, bên cạnhđó phải đi đôi với việc sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với nhữngngười không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, vi phạm làm thiệt hại tài sản củaNhân dân, nhất làm tham nhũng, lãng phí và tiêu cực. Xây dựng “Con người” ở đâynữa là Nhân dân, muốn Việt Nam xây dựng thành công xã hội mới tốt đẹp thì phảicó con người mới hội tụ những tư tưởng tiến bộ, hướng tới những giá trị tốt đẹpnhất “Chân - Thiện - Mỹ”. Thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt cho Nhân dân,để Nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng vinhquang, phát triển. Phát huy tinh thần sáng tạo của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng,Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Sáu là, thường xuyên đánh giá sơ, tổngkết quá trình thực hiện mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dânlàm chủ. Trên thực tế vận hành mối quan hệ này ở một số địa phương chưa chặt chẽ,có nhiều cách hiểu chưa thống nhất, đồng bộ. Việc đánh giá sơ, tổng kết là rấtcần thiết, qua đó chúng ta nhìn nhận đúng vấn đề sự vận hành đó có những ưu điểm,hạn chế gì từ đó có giải pháp kịp thời khắc phục. Việc sơ, tổng kết cần phải đượcthực hiện nghiêm túc, không chỉ bản về những vấn đề lý luận suông mà cần nữa làđánh giá thực tiễn, đề xuất giải pháp phải đúng, trúng và phù hợp với từng địaphương. Bên cạnh đó kịp thời khắc phục hạn chế, không để hạn chế kéo dài, gây hậuquả nghiêm trọng ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân.

Tăng cường thực hiện hiệu quả mối quan hệ giữaĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ cần được nhận thức đúng, đầyđủ vai trò của các chủ thể, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên và vận dụngphù hợp với từng địa phương. Đây là mối quan hệ đặc biệt mang tính vận dụng, sángtạo phù hợp với cơ chế ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, các địa phương vậndụng phù hợp để hướng tới mục tiêu cao nhất vì lợi ích cho Nhân dân./.

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK