Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2012
Cập nhật : 15:06 - 02/08/2024


Hơn10 năm qua, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biếnphức tạp, nhanh chóng của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và ảnh hưởngtiêu cực của đại dịch Covid-19, song, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nỗ lực củacả hệ thống chính trị, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng,khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơnnhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Kinh tếvĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên.Cơ cấu kinh tế bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tốđầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế và thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Khu vực tư nhân đóng góp ngày càng lớn vàtrở thành một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Lựclượng lao động và trình độ kỹ năng nghề nghiệp của người lao động ngày càngđược nâng lên. Tổ chức công đoàn được củng cố, phát triển, số lượng đoàn viên vàcông đoàn cơ sở tăng nhanh, đội ngũ cán bộ phát triển cả về số lượng và chấtlượng. Công đoàn mở rộng hoạt động sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, cả nước có124.325 công đoàn cơ sở, với 11.224.831 đoàn viên công đoàn, tăng 7.650 côngđoàn cơ sở và trên 2.900.000 đoàn viên công đoàn so với năm 2013. Tổ chức Côngđoàn Việt Nam ngày càng thể hiện và khẳng định rõ vai trò, vị trí là tổ chứcchính trị - xã hội, đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp, chính đáng của người lao động, kịp thời giải quyết những vấn đề bứcxúc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanhnghiệp. Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tiếp tục đượcđổi mới, đa dạng hoá, hướng về cơ sở. Các cuộc vận động, các phong trào thi đuayêu nước được phát động rộng rãi, thu hút, khơi dậy động lực của đoàn viên,người lao động, góp phần tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế - xã hội.Công tác tài chính, tài sản công đoàn từng bước được hoàn thiện; hoạt động đốingoại đạt nhiều kết quả. Công đoàn đã làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhànước với công nhân, người lao động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thốngchính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

1. Kết quả đạt được

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác triển khai thihành Luật Công đoàn nên ngay sau khi Quốc hội ban hành LuậtCông đoàn 2012, Tổng Liên đoàn đã ban hành Kế hoạch số22/KH-TLĐ ngày 17 tháng 8 năm 2012 về việc triển khai thực hiện Luật Công đoàntrong các cấp Công đoàn Việt Nam.

Thực hiện Kế hoạch số 22/KH-TLĐ ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Tổng Liên đoàn, 100%Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổngcông ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đã xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể đểtriển khai, thực hiện tại cấp mình.

Việc triển khaiLuật Công đoàn 2012 cơ bản được nhiềucấp ủy có văn bản chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức, đơnvị, doanhnghiệp chủ động thực hiện, từ đó tạo sự thuận lợi trongmốiquan hệ công tác giữa công đoàn với chínhquyền, chuyên môn đồng cấp để phối hợp thực hiệntốtchức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định.

Các cấp Công đoàn đã phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp tuyêntruyền, phổ biến, quán triệt Luật Công đoàn 2012 thông qua tài liệu phát tay vàcác ấn phẩm là một trong các hoạt động truyền thông truyền thống mang lại hiệuquả tích cực trong lĩnh vực công đoàn. Đồng thời, tổ chức lồng ghép trong cáccuộc họp giao ban, sinh hoạt công đoàn, các buổi tọa đàm, tổ chức hội thi tìmhiểu kiến thức pháp luật trong đoàn viên, người lao động… Theo thống kê từ cáccấp công đoàn, sau hơn 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012, các Liên đoàn Laođộng tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trựcthuộc Tổng Liên đoàn đã tổ chức trên 250.000 cuộc tuyên truyền, phổ biến, giớithiệu những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Công đoàn 2012 và các vănbản hướng dẫn thi hành[1]cho đội ngũ báo cáo viên của các cấp công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên vàngười lao động.

Các cơ quan, đơn vị có chức năng tuyên truyền, phổ biến chính sách, phápluật của công đoàn đã chủ động thực hiện các hoạt động tuyên truyền trên cácphương tiện truyền thông đại chúng với các hình thức như mở chuyên đề, chuyêntrang, chuyên mục. Hệ thống truyền thông, báo chí thuộc tổ chức Công đoàn đãtích cực có các tin, bài, phóng sự nhằm tuyên truyền sâu rộng các nội dung liênquan của Luật Công đoàn 2012.

Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố,Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đãquán triệt, phổ biến các nội dung, quy định của Luật Công đoàn 2012 nhằm trangbị, bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ công đoàn thuộc cấp mình; đồng thờichỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cấp dưới tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cánbộ, công chức, viên chức, người lao động và đoàn viên công đoàn.

Các hoạt động trên đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thứccũng như trong hành động của cán bộ công đoàn, đoàn viên và người lao động; xácđịnh rõ trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2012 ở mỗi cấpcông đoàn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanhnghiệp.

Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2012 đã xác định rõ yêucầu, trách nhiệm của các cấp công đoàn, cụ thể: (1) Tổ chức triển khai thựchiện Luật Công đoàn một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả; (2) Nâng cao nhậnthức của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, tổchức đại diện người sử dụng lao động, người lao động và công đoàn về vị trí,vai trò và nội dung của Luật Công đoàn, qua đó góp phần nâng cao ý thức chấphành pháp luật; (3) Nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật vềcông đoàn.

Qua việc triển khai thi hành Luật Công đoàn 2012 của các cấp công đoànđã góp phần làm cho vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn ngày càng được nângcao, chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoànviên công đoàn, người lao động ngày càng có hiệu quả thiết thực.

2. Những hạn chế, vướngmắc

Mặcdù đã đạt được những kết quả nhất định, song công tác lãnhđạo, chỉ đạo triển khai thi hành Luật Công đoàn 2012 trongthực tiễn vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là:

-Một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đếncông tác chỉ đạo triển khai thi hành Luật Công đoàn2012, còn nhận thức phiến diện khi cho rằng Luật Công đoàn là luật của tổ chứcCông đoàn nên chưa thực sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác triển khaithực hiện theo yêu cầu.

-Chưa xác định đúng tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến và giáodục pháp luật về công đoàn nên việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ,  chưa được tiến hành thường xuyên, liên tụcvà chủ yếu mới tập trung nhiều đối với cán bộ công đoànchưa chú trọng tuyên truyền sâu rộng trong công nhân lao động.

-Việc đầu tư nguồn nhân lực con người và tài chính cho công tác tuyên truyền,phổ biến pháp luật về công đoàn chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Một bộ phậncán bộ, đoàn viên, cán bộ quản lý nhà nước hiểu và nhận thức về Luật Công đoàncòn ít, chưa nắm rõ nội dung của LuậtCông đoàn, thậm chí cho rằng việc thực hiện Luật Công đoàn và các văn bảnhướng dẫn thi hành là trách nhiệm, là việc của riêng tổ chức Công đoànViệt Nam.

-Đối tượng được tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về công đoàn cònhạn hẹp, mới chỉ tập trung ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khuchế xuất, các doanh nghiệp lớn và khu vực việc làm chính thức; còn hạn chế ởkhu vực nông thôn, các địa bàn vùng sâu, vùng xa, trong các doanh nghiệp nhỏ vàsiêu nhỏ, đặc biệt là ở các làng nghề và khu vực việc làm phi chính thức.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 34/BC-TLĐ ngày 22/3/2024 của Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam về tổng kết thi hành luật công đoàn 2012 (giai đoạn 2013– 2024)

 



[1] - Nghị định số43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thhànhĐiều 10 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm củacông đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

- Nghịđịnh số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tàichính công đoàn;

- Nghịđịnh số 200/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 quy định chi tiết Điều 11 Luật Công đoànvề quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quảnlý kinh tế - xã hội;

- Nghịđịnh số 98/2014/NĐ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ quy định việc thành lập tổchức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế;

-Thông tư số 14/2014/TT-BQP ngày 15/04/2014 của Bộ Quốc phòng quy định thực hiệnquyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng vàtham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Quân đội;

-Thông tư số 24/2015/TT-BCA ngày 22/05/2015 của Bộ Công an quy định về quyền,trách nhiệm của công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chínhđáng của đoàn viên, công nhân, lao động hợp đồng và tham gia quản lý cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp trong Công an nhân dân;

-Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/03/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy địnhchế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoànkhông chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK