Đảm bảo tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên trong từng đơn vị bầu cử
Cập nhật : 15:03 - 02/08/2024


Bài viết trình bày một số đề xuất nhằm đảm bảo tínhcạnh tranh giữa các ứng cử viên trong từng đơn vị bầu cử trên một số khía cạnh:hình thức tổ chức đơn vị bầu cử, tỷ lệ chênh lệch trong tiêu chí ấn định số đạibiểu được bầu ở các địa phương, quy định về người tham gia ứng cử, bảo tính đạidiện của ứng cử viên.

1. Nghiên cứu bổ sungthêm hình thức tổ chức đơn vị bầu cử

Mục đích của việc tổ chức ra đơn vị bầu cử là để cử tri bầu racác đại biểu vào cơ quan quyền lực Nhà nước. Cơ cấu thành phần đại biểu thườngrất đa dạng: có đại diện của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương và cóđại diện của dân cư địa phương. Cách tổ chức đơn vị bầu cử chỉ theo địa dư nhưhiện nay chỉ thực sự có ý nghĩa ở khía cạch để cử tri nơi đó bầu người đại diệncủa mình, tức người cư trú và làm việc ở địa phương đó. Việc bầu những ứng cửviên do trung ương giới thiệu về bản chất là không đúng với tinh thần bầu cử.Vì rằng, tại sao ứng cử viên của một cơ quan trung ương lại do nơi này mà khôngdo nơi khác bầu? Khi trúng cử, liệu họ có thực sự đại diện cho địa phương đãbầu ra để nói lên tiếng nói của cử tri ở đó? Đành rằng, đại biểu Quốc hội ởnước ta được quy định không chỉ đại diện cho địa phương mà còn đại diện cho cảnước, nhưng tính chất đại diện quyền lực Nhà nước trước hết phải gắn với mộtnhóm xã hội, một lãnh thổ nào đó. Để khắc phục tình trạng này, nên chăng, bên cạnhhình thức đơn vị bầu cử cơ bản là theo địa dư như hiện nay, cần nghiên cứu tổchức thêm các hình thức khác như theo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội hoặc theo toàn quốc sao cho người được bầu phải gắn bó thực sự với nơi bầura mình, xoá bỏ sự chênh lệch quá mức về khả năng và trình độ giữa các ứng cửviên và cũng chính là để cử tri  có điềukiện chọn lựa một cách đích thực.

2. Quy định tỷ lệ chênhlệch trong tiêu chí ấn định số đại biểu được bầu ở các địa phương

Tiêu chí cơ bản để ấn định số đại biểu được bầu của mỗitỉnh/thành phố và của mỗi đơn vị bầu cử là số dân, trên nguyên tắc bảo đảmngang bằng và tính đại diện. Song do có sự chênh lệch số dư, do pháp luật bầucử quy định dành số đại biểu thích đáng cho Thủ đô Hà Nội, cho các thành phầndân tộc thiểu số và nhiều trường hợp ngoại lệ khác, nên không phải mọi đơn vịbầu cử đều đảm bảo nguyên tắc về số dân ứng với mỗi đại biểu. Điều này là khótránh khỏi, tuy nhiên, trên phương diện pháp luật, vẫn cần quy định tỷ lệ chênhlệch cho phép.

Cũng phải nói thêm rằng, việc bảo đảm (hay áp dụng) nguyêntắc bình đẳng trong đơn vị bầu cử đôi khi lại mâu thuẫn với đòi hỏi của mộtQuốc hội chuyên trách, chuyên nghiệp. Vì rằng, muốn Quốc hội hoạt động thực sựhiệu năng, ban hành các đạo luật có chất lượng, giám sát có hiệu quả..., cầnphải có một tỷ lệ cao các đại biểu Quốc hội có trình độ. Vì lẽ đó, mà ở rấtnhiều nước (ngay cả Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa) cũng không áp dụngnguyên tắc bình đẳng. Ở nước ta, có giai đoạn quy định các thành phố trực thuộcTrung ương, khu công nghiệp tập trung có tỷ lệ đại diện cao hơn (một đến ba vạndân/ một đại biểu so với năm vạn dân/một đại biểu ở các tỉnh). Việc nghiên cứuđể cho phép một số địa phương hay một nhóm xã hội đặc thù có tỷ lệ đại biểu caohơn có lẽ cũng dễ chấp nhận trong điều kiện hiện nay.

3. Mở rộng các quy địnhvề người tham gia ứng cử

Hiện nay, các ứng cử viên được ra ứng cử ở đơn vị bầu cử nàolà do sự phân bổ của Uỷ ban Bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Hộiđồng Bầu cử quốc gia. Quy định của pháp luật bầu cử hiện hành không bắt buộcngười ứng cử phải công tác hoặc cư trú tại địa phương đó. Tuy nhiên, không phảitất cả ứng cử viên đều được đưa vào danh sách ứng cử, mà phải trải qua các kỳhội nghị hiệp thương nên số còn lại rất khiêm tốn… Trong điều kiện đổi mới, xâydựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, nên chăng cần xem xét, sửa đổi các quy địnhtrên: khôi phục lại quyền chọn nơi ứng cử; bỏ những quy định "quátrói" trong quá trình hiệp thương… Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu làmthế nào để cho phép nhiều người tham gia ứng cử theo đúng tư tưởng của Bác Hồkêu gọi người tài giỏi ra gánh vác việcnước.

4. Đảm bảo tính đạidiện của ứng cử viên

Tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, việc đơn vị bầu cử bầuít hay nhiều đại biểu sẽ ảnh hưởng đến việc dễ hay khó lựa chọn của cử tri. Cóthể có đơn vị bầu cử bầu toàn thể (ví dụ như ở thành phố, xã thời kỳ 1945 -1946), song không thể nói là cử tri gặp khó khăn trong lựa chọn, vì ở các cấpchính quyền này người dân đã biết rất rõ các ứng cử viên. Còn với việc 01 đơnvị bầu cử bầu 2 - 3 đại biểu như hiện nay, mặc dù đã ít hơn nhiều so với trướcđây, cũng chưa hẳn là tối ưu, vì trên thực tế, cử tri vẫn gặp lúng túng khi lựachọn bầu ai, nhất là đối với các ứng cử viên từ nơi khác giới thiệu về.

Chúng tôi cho rằng, để bảo đảm bầu đúng người đại diện, thìcác đơn vị bầu cử theo địa dư sẽ chỉ bầu người cư trú và công tác tại địaphương và danh sách ứng cử viên có số dư lớn để cử tri có nhiều khả năng lựachọn. Còn các ứng cử viên đại diện cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội và các tổ chức khác thì bầu theo danh sách chung toàn quốc hoặc để chocác tổ chức đó tự lựa chọn.

5. Đảm bảo tính cạnhtranh tại mỗi đơn vị bầu cử

Thực tế hiện nay, với mỗi cơ cấu được phân bổ, địa phương sẽ tiếnhành các quy trình hiệp thương, giới thiệu; nhưng phần lớn là có sự chênh lệchthấy rõ về trình độ, kinh nghiệm và vị thế của người ứng cử. Sự vắng bóng củanhững người tự ứng cử có chất lượng làm cho quá trình vận động bầu cử chưa thựcsự tạo sức cạnh tranhđúng đắn. Ở nhiều kỳ bầu cử, số lượng tự ứng cử ban đầu khá nhiều, song trảiqua các vòng hội nghị hiệp thương, khi Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố danhsách chính thức người ứng cử, thì số lượng người tự ứng cử còn lại rất ít[1].  Tính cạnh tranh thấp còn thể hiện ở việc sốdư người ứng cử tại mỗi đơn vị bầu cử thấp[2].Nên chăng, Đảng cần lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình tổ chức bầu cử theohướng: chỉ phân bổ số người được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử tối đa là 02 đại biểu,thí điểm ở một số đơn vị bầu cử chỉ bầu 01 đại biểu. Khi đó, số lượng đơn vịbầu cử có thể tăng lên nhiều hơn con số 184 đơn vị bầu cử như kỳ bầu cử vừaqua, nhưng trách nhiệm của đại biểu Quốc hội được bầu đối với cử tri ở đơn vịbầu cử mà mình là đại diện sẽ tăng lên.

Việcmở rộng phạm vi lựa chọn cho cử tri, bằng cách tăng số người ứng cử cho một đơnvị bầu cử, cũng như quy định cụ thể trình tự thủ tục tự ứng cử để tạo điều kiệncho công dân thực hiện quyền tự ra ứng cử, tranh cử là bước làm cần thực hiệnđầu tiên, đổi mới mạnh mẽ nhưng không thể vội vã. Tuy sẽ còn những bất cậptrong quy trình triển khai thực hiện, nhưng đây lại là vấn đề hết sức quantrọng, liên quan đến việc đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền chính trị cơ bản củacông dân; cũng là yếu tố bảo đảm lựa chọn được người có đủ năng lực, phẩm chấttham gia vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất – Quốc hội.

Bên cạnh đó, cần xác định, phân loại những cơ quan, tổ chức,đơn vị được phân bổ người ứng cử và số lượng được phân bổ cho mỗi đơn vị. Đâylà một việc rất khó và cũng là một tồn tại qua nhiều lần bầu cử. Nên chăng, Hộiđồng bầu cử quốc gia và Uỷ ban thường vụ Quốc hội cần chỉ đạo các cơ quanchuyên môn nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ cho việc phânbổ, nhất là đối với cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc hệ thống chính trị (Đảng, Nhànước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên). Để từ đó, lãnh đạoviệc dự kiến, phân bổ cơ cấu, thành phần hợp lý nhất, tránh tình trạng thừa cơcấu, thiếu thành phần hoặc thành phần không hợp lý, dẫn đến sai lệch cơ cấu.

Đảmbảo tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên trong từng đơn vị bầu cử là một yêucầu quan trọng nhằm có được cuộc bầu cử chất lượng, hình thành nên cơ quan đạidiện có thể phản ánh sâu sắc ý kiến, nguyện vọng của cử tri. Một trong nhữngcách thức để đạt được yêu cầu đó chính là hoàn thiện hơn nữa chế định đơn vịbầu cử, đảm bảo cơ cấu, thành phần vừa hợp lý lại vừa có tính cạnh tranh nhấtđịnh.

 



[1]Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII có 283 người tự ứng cử, nhưng qua cácvòng hiệp thương còn lại 30 người, và chỉ có một người trúng cử đại biểu Quốchội. Cuộc bầu cử đại biểu Quốchội khóa XIII có 4 người tự ứng cử trúng cử đại biểu Quốc hội. Cuộc bầu cử đạibiểu Quốc hội khóa XIV, sau hiệp thương lần thứ 3 còn 13 người tự ứng cử và chỉcó 2 người tự ứng cử trúng cử (đó là ôngNguyễn Anh Trí ứng cử ở Hà Nội và ông Phạm Quang Dũng ứng cử ở Nam Định).Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, có 4/9 người tự ứng cử trúng cử.

Đối vớingười tự ứng cử trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021cả nước ở cấp tỉnh chỉ có 6 người, cấp huyện có 30 người, cấp xã có 290 người.

[2]Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, cả nước có 184 đơn vị bầu cử thì có 53đơn vị bầu cử được bầu 2 đại biểu và 131 đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu. Cóthể thấy, với các đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu mà có 5 người ứng cử thìxác xuất trúng cử sẽ cao hơn 10% so với đơn vị bầu cử được bầu 2 đại biểu mà có4 người ứng cử.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK