Thực trạng và sự phát triển của chế định đơn vị bầu cử ở Việt Nam
Cập nhật : 15:17 - 08/06/2024


Ở nướcta, đại biểu dân cử trước hết đại diện cho nhân dân nơi bầu ra mình, có nghĩavụ thể hiện nguyện vọng và ý chí của nhân dân ở nơi đó, giữ mối liên hệ giữa cơquan đại diện với nhân dân, chịu trách nhiệm báo cáo công tác của cơ quan đạidiện trước nhân dân (bị cử tri bãi miễn) nếu không đáp ứng được sự tín nhiệmcủa nhân dân. Việc tổ chức đơn vị bầu cử có ý nghĩa chính trị quan trọng. Đó lànơi: (1) Bầu ra những người đại diện của nhân dân vào các cơ quan quyền lực Nhànước; (2) Công dân thực hiện các quyền bầu cử và ứng cử của mình; (3) Thể hiệntính đại diện (được uỷ quyền) và tính chịu trách nhiệm trước cử tri của đạibiểu.

Đơn vịbầu cử ở nước ta theo truyền thống là tổ chức theo địa dư lãnh thổ. Địa dư nàyvề cơ bản bám theo các đơn vị hành chính. Một thời gian dài cho đến trước LuậtBầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992, thì đơn vị bầu cử đối với Quốc hội là tỉnh,thành phố lớn; đối với Hội đồng nhân dân các cấp là huyện, thị xã, xã, liên xóm(thôn cũ). Luật có quy định khả năng chia nhỏ đơn vị bầu cử ở các tỉnh, thànhphố đông dân cư và số đại biểu được bầu lớn, song trên thực tế vẫn ít được vậndụng. Trước tình hình số đại biểu được bầu ở các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương quá lớn, cử tri khó khăn trong việc lựa chọn, nên tại cuộc bầu cử đạibiểu Quốc hội khoá VIII (năm 1987), Hội đồng Nhà nước đã ấn định số đơn vị bầucử đại biểu Quốc hội khoá VII (4-1981) lên 167, mỗi đơn vị chỉ bầu từ 2 đến 4đại biểu. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992, kế thừa tinh thần này, quyđịnh số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử không quá 03 đại biểu, từ đó đơnvị bầu cử không còn là tỉnh, thành phố lớn nữa mà thường là một địa dư của mộthuyện, quận hoặc một số huyện, quận.

Ngay từSắc lệnh số 51/SL ngày 17/10/1945 ấn định thể lệ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đãquy định: "Đơn vị tuyển cử là tỉnh, nghĩa là dân trong mỗi tỉnh bầu thẳngđại biểu tỉnh mình vào Quốc dân Đại hội", "Sáu thành phố: Hà Nội, HảiPhòng, Nam Định, Vinh, Huế, Sài Gòn - Chợ Lớn cũng được đứng riêng làm nhữngđơn vị tuyển cử như các tỉnh" (Điều 7 - 8). Tất cả có 71 đơn vị. Số đạibiểu của một tỉnh (hay thành phố), tức của mỗi đơn vị bầu cử, được tính căn cứtheo số dân. Theo bảng ấn định số đại biểu từng tỉnh và thành phố đính kèm theoSắc lệnh trên, thì những tỉnh có số đại biểu đông là Nam Định (không kể thànhphố Nam Định), Thanh Hoá, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định... là từ 12 đến 15người. Nhưng có tỉnh nhỏ, ít dân như Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tiên, Bình Thuận...chỉ có một đến hai đại biểu. Người ứng cử được tự do chọn lấy cho mình một nơi ứng cử (Điều 12). Số lượng ứngcử viên cho mỗi đơn vị bầu cử không bị hạn chế. Người ứng cử chỉ nộp đơn lên Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố nơi mình chọn ra ứng cử kèm theo một tờ giấy củaUỷ ban nhân dân địa phương.

Luật Bầucử đại biểu Quốc hội năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầucử đại biểu Quốc hội năm 2001 quy định tương tự, có cụ thể thêm cách tính đạibiểu của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là mỗi cấp đó có ít nhất bađại biểu; số đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địaphương. Do có sự quy định lại tổng số đại biểu Quốc hội được bầu và điều chỉnhlại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên thông thường đa số đại biểuđược bầu ở mỗi tỉnh đều vượt quá 03 đại biểu. Vì vậy, không còn quy định tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương là một đơn vị bầu cử. Tuy nhiên vẫn giữ quyđịnh: "Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vịbầu cử" với các đơn vị bầu cử được thành lập ra để bầu đại biểu Quốc hộicủa một tỉnh, thành phố nằm gọn trong địa phương đó. Cuộc bầu cử đại biểu Quốchội khoá X năm 1997 với 75 triệu dân bầu 450 đại biểu thì (75 triệu chia 450)tương ứng với dân số của mỗi tỉnh, thành phố là có thể tính ra số đại biểu đượcbầu ở tỉnh, thành phố đó. Sau đó phân chia các đơn vị bầu cử trong từng tỉnh,thành phố sao cho bảo đảm mỗi đơn vị bầu cử không quá 3 đại biểu. Theo số liệunhững cuộc bầu cử gần đây, số đại biểu được bầu ở các tỉnh, thành phố là từ 05đến 25 người. Như vậy, mỗi tỉnh, thành phố sẽ lập ra từ 2 - 3 (với tỉnh ítnhất) cho đến 7 - 8 (với tỉnh nhiều nhất) đơn vị bầu cử.

Luật Bầu cử đại biểu Quốchội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 năm 2015 quy định rõ về việcấn định số lượng và quy trình thành lập đơn vị bầu cử. Theo đó, sốđơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội đượcbầu ở mỗi đơn vị bầu cử được tính căn cứ theo số dân, do Hội đồng bầu cử quốcgia ấn định theo đề nghị của Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trungương và được công bố chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử” (khoản 2, Điều 10).

Cácquy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 lần đầutiên được áp dụng vào việc lập danh sách số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vịbầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử nhiệm kỳ Quốchội khóa XIV. Nghị quyết số 1135/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dựkiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XIV có 198 người ứngcử đại biểu Quốc hội khóa XIV do trung ương giới thiệu. Tuy nhiên, theo đề nghịcủa Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng bầu cửquốc gia đã ban hành Nghị quyết số 53/NQ-HĐBCQG ngày 03/3/2016 về số đơn vị bầucử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗiđơn vị bầu cử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 184 đơn vị bầu cử.Riêng tỉnh Tuyên Quang được bầu 06 đại biểu Quốc hội, trong đó có 02 đại biểudo trung ương giới thiệu nhưng lại thành lập 03 đơn vị bầu cử nên có 01 đơn vịkhông có đại biểu trung ương. Như vậy, trong tổng số 184 đơn vị bầu cửtrong cả nước có 15 đơn vị bầu cử có 02 người ứng cử do trung ương giới thiệu;168 đơn vị bầu cử có 01 người ứng cử do trung ương giới thiệu; 01 đơn vị bầu cửkhông có người ứng cử do trung ương giới thiệu.

Tại cuộc bầu cử đại biểuQuốc hội khóa XV, Nghị quyết số 1185/NQ – UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy banThường vụ Quốc hội hướng dẫn việc xác định dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phầnvà phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XVnhiệm kỳ 2021-2026 có 207 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV do trung ươnggiới thiệu. Tuy nhiên, theo đề nghị của Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có 184 đơn vị bầu cử. Trong đó, có 14 tỉnh, thành phố đề nghịsố đơn vị bầu cử ít hơn số người ứng cử do trung ương giới thiệu. Cụ thể:

Thành phố Hồ Chí Minh có 15người ứng cử do trung ương giới thiệu nhưng đề nghị thành lập 10 đơn vị bầu cử;thành phố Hà Nội có 14 người ứng cử do trung ương giới thiệu nhưng đề nghịthành lập 10 đơn vị bầu cử; tỉnh Thanh Hóa có 07 người ứng cử do trung ươnggiới thiệu nhưng đề nghị thành lập 05 đơn vị bầu cử; tỉnh Đồng Nai, Bình Dươngmỗi địa phương có 06 người ứng cử do trung ương giới thiệu nhưng đề nghị thànhlập 04 đơn vị bầu cử; tỉnh Nghệ An có 06 người ứng cử do trung ương giới thiệunhưng đề nghị thành lập 05 đơn vị bầu cử; thành phố Hải Phòng và tỉnh ĐồngTháp, Bắc Giang, An Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Thái Bình, Quảng Ninh mỗi địaphương có 04 người ứng cử do trung ương giới thiệu nhưng đều đề nghị thành lập03 đơn vị bầu cử. Ủy ban bầu cử tỉnh Tuyên Quang vẫn đề nghị giữ nguyên số đơnvị bầu cử như các nhiệm kỳ Quốc hội khóa trước, cụ thể có 02 người do trungương giới thiệu ứng cử nhưng đề nghị 03 đơn vị bầu cử.

So sánh với nhiệm kỳ Quốc hộikhóa XIV, trong 14 địa phương trên, có tỉnh An Giang đề nghị ít hơn 01 đơn vịbầu cử [1],Bình Dương đề nghị nhiều hơn 01 đơn vị bầu cử[2].Các địa phương còn lại đề nghị số đơn vị bầu cử giữ nguyên như nhiệm kỳ Quốchội khóa XIV. Như vậy, tổng số đơn vị bầu cử Quốc hội khóa XV bằng nhiệm kỳQuốc hội khóa XIV. Trong đó có 24 đơn vị bầu cử tại 14 địa phương trên có 02người ứng cử do trung ương giới thiệu (tăng 09 đơn vị bầu cử so với nhiệm kỳQuốc hội khóa XIV), 01 đơn vị bầu cử không có đại biểu trung ương ứng cử[3].

 



[1] Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, An Giangđược bầu 10 đại biểu Quốc hội, trong đó có 04 người do trung ương giới thiệu vàđề nghị 04 đơn vị bầu cử; nhiệm kỳ kỳ Quốc hội khóa XV, An Giang được bầu 09đại biểu Quốc hội, trong đó có 04 người do trung ương giới thiệu và đề nghị 03đơn vị bầu cử.

[2] Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, BìnhDương được bầu 09 đại biểu Quốc hội, trong đó có 03 người do trung ương giớithiệu và đề nghị 03 đơn vị bầu cử; nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bình Dương đượcbầu 11 đại biểu Quốc hội, trong đó có 06 người do trung ương giới thiệu và đềnghị 04 đơn vị bầu cử.

[3] Tỉnh Tuyên Quang.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK