Đánh giá việc thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020) trong công tác ban hành văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Cập nhật : 15:16 - 08/06/2024


Luậtnăm 2015 bổ sung quy trình lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với nhiệm vụ trọngtâm là xây dựng nội dung, đánh giá tác động của chính sách trước khi soạn thảovăn bản. Việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được thực hiện trong quátrình lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm của Quốc hội. Trên cơsở số liệu thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy, từ khi Luật năm 2015 có hiệu lực đếnnay, Chính phủ đã trình Quốc hội, UBTVQH xem xét, thông qua 07 nghị quyết vềChương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm và 21 nghị quyết của UBTVQH điềuchỉnh Chương trình. Việc tạo sự linh hoạt trong điều chỉnh Chương trình củaUBTVQH nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảngvề phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch Covid 19.

Từkhi Luật năm 2015 có hiệu lực đến nay, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế ngàycàng được quan tâm. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo các bộ,cơ quan ngang bộ rà soát, nghiên cứu để đề xuất xây dựng và hoàn thiện thể chế,nhất là các dự án luật, pháp lệnh nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và các dựán phục vụ mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Cơ quan chủ trì soạnthảo, cơ quan chủ trì thẩm định thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, hồ sơ thẩmđịnh đề nghị xây dựng VBQPPL, từng bước hạn chế được việc ban hành VBQPPL trànlan, thiếu định hướng chính sách. Nhiều bộ đã chủ động, tích cực trong việc lấyý kiến về đề nghị xây dựng các luật có tác động lớn đến xã hội, được người dân,doanh nghiệp đặc biệt quan tâm như Bộ luật Lao động, Luật An ninh mạng, LuậtPhòng, chống tác hại rượu, bia... Vai trò của Bộ Tư pháp trong hoạt động thẩm địnhngày càng được nâng cao, Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp thể hiện rõ quan điểmvề điều kiện trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đề nghị xây dựngluật, pháp lệnh được chuẩn bị kỹ hơn; thứ tự ưu tiên đưa các dự án luật, pháp lệnhvào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được xác định hợp lý, khoa họchơn.

Côngtác soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết cũng có nhiều chuyển biến tích cực.Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ động hơn trong việc quy phạm hóa chính sách. Việcsoạn thảo, lấy ý kiến, trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết hiệu quảhơn, giảm áp lực về thời gian và chi phí. Việc đăng tải dự thảo luật, pháp lệnh,nghị quyết để lấy ý kiến đã được thực hiện khá tốt, cơ bản tuân thủ quy định củaLuật năm 2015 về thời hạn lấy ý kiến, hồ sơ đăng tải, kể cả đăng tải lại dự thảoluật, pháp lệnh, nghị quyết sau khi chỉnh lý theo ý kiến góp ý. Hoạt động thẩmđịnh dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của Luật năm 2015đã đi vào nền nếp và ngày càng được thực hiện một cách bài bản, khoa học, có sựtham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học; chất lượng ý kiếnthẩm định ngày càng được nâng cao; thời hạn thẩm định cơ bản bảo đảm theo yêu cầucủa Luật năm 2015. Chính phủ đã dành nhiều thời gian hơn cho việc xem xét,thông qua các dự án luật, pháp lệnh trong các phiên họp thường kỳ và phiên họpchuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Sau các phiên họp, Chính phủ đều banhành nghị quyết(1) để thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng VBQPPL, cho ýkiến về những vấn đề lớn, những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự án, dự thảoVBQPPL.

Saukhi Luật năm 2015 có hiệu lực, Quốc hội xem xét, thông qua được một số lượngkhá lớn luật, nghị quyết trong đó nhiều luật có chất lượng, có tính khả thi. Việcxem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định củaLuật năm 2015 ngày càng bài bản, chất lượng các văn bản ngày càng được nângcao. Thực tiễn cho thấy, quy trình 2 bước như hiện nay là phù hợp, nhất là cácđạo luật có phạm vi, nội dung phức tạp, các VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao nhưluật, pháp lệnh, nghị quyết, được xem xét kỹ lưỡng từ khâu xây dựng nội dung,đánh giá tác động của chính sách, xem xét, thông qua chính sách trước khi soạnthảo VBQPPL góp phần nâng cao chất lượng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghịquyết.

Bêncạnh kết quả nêu trên, thực tiễn thi hành Luật năm 2015 cho thấy, việc xây dựng,ban hành VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH còn một số hạn chế, bất cập sau:

-Luật năm 2015 không quy định trình tự, thủ tục rút gọn trong khâu lập đề nghịxây dựng luật, pháp lệnh nên chưa đáp ứng với yêu cầu ban hành văn bản nhanhtrong một số trường hợp cấp bách, đột xuất quy định tại Điều 146 của Luật năm2015(2); hồ sơ, trình tự, thủ tục lập đề nghị phức tạp nhưng giai đoạn soạn thảoluật, pháp lệnh, nghị quyết cũng yêu cầu về trình tự, thủ tục, hồ sơ tương tựnhư giai đoạn lập đề nghị; trong 8 năm thi hành Luật năm 2015, theo số liệu thốngkê chưa đầy đủ có tới 54 nghị quyết của Quốc hội, 32 nghị quyết của UBTVQH so với115 luật, pháp lệnh do Chính phủ trình được ban hành. Tuy nhiên, Luật chưa quyđịnh cụ thể về thời gian trình, thành phần hồ sơ xây dựng và ban hành nghị quyếtcủa Quốc hội, nghị quyết của UBTVQH gây ra khó khăn trong quá trình lập đề nghịvà soạn thảo các văn bản nêu trên.

-Chưa có quy định để bảo đảm tính thực chất và hiệu quả trong việc thực hiện quyềnsáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bằng các cơ chế cụ thể, đặc biệtlà các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền này của ĐBQH. Luật 2015 mới chỉ quy địnhquyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, chưa quy định quyềnnày cho nhóm đại biểu Quốc hội. Trên thực tế, một đại biểu Quốc hội rất khó đểthực hiện quyền sáng kiến pháp luật của mình do thiếu nguồn lực và điều kiện bảođảm để thực hiện. Nhiều quốc gia đã công nhận quyền sáng kiến pháp luật củanhóm đại biểu Quốc hội và có cơ chế rõ ràng để hỗ trợ đại biểu Quốc hội, nhóm đạibiểu Quốc hội thực hiện quyền sáng kiến pháp luật như có bộ phận chuyên tráchchuyên soạn thảo dự án luật do đại biểu Quốc hội, nhóm đại biểu Quốc hội đề xuấtnhư kinh nghiệm của Canada, Nhật Bản.

-Thời gian lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh quá dài, nên thời gian dànhcho các bước khác của quy trình xây dựng luật như soạn thảo, thẩm tra, thảo luậntại Quốc hội bị rút ngắn lại sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của Chương trình (thờigian từ khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnhđến lúc trình dự án luật rất ngắn); Chủ thể trình bị động khi phải tuân thủ thờihạn trình đã được ấn định trước trong Chương trình, nhất là khi cần ban hànhnhanh hoặc phải lùi thời hạn trình chờ tổng kết, đánh giá của một luật khác đểgiải quyết các vấn đề mới phát sinh mà chưa dự liệu được khi lập Chương trình.

 

Chú thích:

(1) Từ tháng 7/2015 đếnnay, Chính phủ đã ban hành 104 nghị quyết phiên họp thường kỳ. Nếu chỉ tínhtrong từ đầu nhiệm kỳ (tháng 6/2021) đến nay, Chính phủ đã ban hành 24 nghị quyếtphiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật.

(2) Một số dự án luật,pháp lệnh, nghị quyết mà thực tiễn yêu cầu phải xây dựng ngay để đáp ứng yêu cầukịp thời để xử lý tình huống khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưchính sách giảm thuế, hỗ trợ lực lượng y tế tuyến đầu, đấu thầu thuốc nhưng lạiphải làm quy trình vừa lập đề nghị, vừa soạn thảo là chưa phù hợp thực tiễn.

 

Thamkhảo:

Tàiliệu báo cáo tại Hội nghị tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) do Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội ngày26/4/2024.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK