HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 5 – SỐ 2
Cập nhật : 15:14 - 08/06/2024


Câuhỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về Khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh vàkê đơn thuốc?

Trả lời:

Căn cứ Điều 62 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, Khám bệnh,chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc được quy định như sau:

1.Việc khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc phải tuân thủquy định về chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

2.Người hành nghề được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

-Khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc kịp thời, chính xácvà chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

-Căn cứ vào tình trạng bệnh của người bệnh, áp dụng điều trị ngoại trú, điều trịban ngày hoặc điều trị nội trú. Trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú màcơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường điều trị nội trú thì phải giới thiệungười bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Sử dụng thuốc trong điều trị?

Trả lời:

Căn cứ Điều 63 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, Sử dụng thuốc trong điều trị được quy định như sau:

1.Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sauđây:

- Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cầnthiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;

- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩnđoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;

- Bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúngquy định.

2. Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghiđầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án thông tin về tên thuốc, hàmlượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc; không kê đơn thực phẩmchức năng trong đơn thuốc.

3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, ngườihành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:

- Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tênthuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;

- Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thôngtin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;

- Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tênthuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùngtrước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;

- Đối với người bệnh điều trị nội trú, phảighi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiệnkịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.

4. Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theođúng hướng dẫn của người hành nghề. Người bệnh hoặc người đại diện của ngườibệnh kịp thời thông báo cho người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vềcác dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh dùng thuốc.

 

Câu hỏi:Pháp luật quy định nhưthế nào về hộichẩn?

Trả lời:

Căn cứ Điều64 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, hộichẩn được quy định như sau:

1.Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trịcủa người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnhkhông có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải đượcthể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.

2.Các hình thức hội chẩn bao gồm:

-Hội chẩn khoa, liên khoa và toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

-Hội chẩn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước; giữa các cơ sở khámbệnh, chữa bệnh trong nước và nước ngoài;

-Hội chẩn khác.

3.Các phương thức hội chẩn bao gồm:

-Hội chẩn trực tiếp;

-Hội chẩn từ xa.

4.Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưara quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về Thực hiệnphẫu thuật, can thiệp có xâm nhập cơ thể?

Trả lời:

Căn cứ Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, Thực hiệnphẫu thuật, can thiệp có xâm nhập cơ thể được quy định như sau:

1.Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh chỉ đượcthực hiện sau khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của ngườibệnh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 của Luật Khám bệnh, chữabệnh 2023.

2.Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh là ngườibị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên hoặc người bệnhkhông có thân nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật Khám bệnh,chữa bệnh 2023.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về Chăm sóc người bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 66 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, Chăm sóc người bệnh được quy định như sau:

1.Chăm sóc người bệnh là việc thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợđể chăm sóc người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định củangười hành nghề.

2.Nội dung chăm sóc người bệnh bao gồm:

-Xác định nhu cầu chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng, chỉ định can thiệp chăm sócngười bệnh;

-Phân cấp cấp độ chăm sóc người bệnh;

-Thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh,hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh thực hiện một số hoạt độngchăm sóc;

-Theo dõi tình trạng của người bệnh, đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chămsóc.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 67 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

1.Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động dinh dưỡng lâm sàng và việctư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh.

2.Nội dung hoạt động dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

-Khám, đánh giá, phân loại mức độ suy dinh dưỡng, tư vấn, hướng dẫn chuyên mônvề dinh dưỡng bệnh lý và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;

-Giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK