VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Cập nhật : 17:48 - 20/04/2024


  Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từđầu Công nguyên và trở thành một tôn giáo của dân tộc. Trải qua suốt chiều dàicủa lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thốngnhất đất nước, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã quan hệ mậtthiết với tư tưởng, tinh thần dân tộc và đã có sự biến đổi cho phù hợp với đặcđiểm đời sống tinh thần của người Việt. Theo đó, Phật giáo luôn đóng góp trongkhối đoàn kết toàn dân tộc, trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, chung sức, đồngtâm xây dựng, phát triển đất nước. Đồng thời, Phật giáo không chỉ khuyên conngười dứt bỏ tham, sân, si, phát triển bốn đức tính vô lượng từ, bi, hỷ, xả màcòn khuyên nhủ con người tránh những sai lầm có tính giáo điều như quá nệ vàothần khải, quá nệ vào truyền thống, lập luận đơn thuận, xem xét sự vật một cáchhời hợt, chỉ chấp nhận một quan điểm, lý thuyết... Đặc biệt, Phật giáo hôm nayđã có những biến đổi cầu của nhân sinh, của xã hội hiện đại.

  1. Nêu cao giá trịlàm người

  Vớihệ thống giáo lý, triết học, văn hóa, Phật giáo đã cống hiến cho xã hội nhữnggiá trị không thể phủ nhận; và trong xã hội đó, đức Phật nêu cao giá trị làmngười và xây dựng hạnh phúc nhân gian, xã hội thịnh vượng. Những vấn đề củathời đại, nếp sống hưởng thụ chạy theo vật chất, suy thoái đạo đức cá nhân vàxã hội, sự cạn kiệt môi trường và thiên tai lũ lụt, dịch bệnh, với chức năng vàtrách nhiệm của mình, bằng tinh thần nhập thế, Phật giáo luôn có những hoạtđộng tích cực để góp phần giảm bớt những mặt trái đã và đang phát sinh trong xãhội, đồng thời xây dựng nếp sống hài hòa, quân bình về mặt tinh thần và vậtchất. Đó cũng là tư tưởng giáo lý tích cực của Đạo Phật làm tốt Đạo đẹp Đời, vàđiều này hoàn toàn phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nước về việc nhìn nhậntôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân; nét văn hóa, đạo đức tôn giáo cónhiều điểm phù hợp công cuộc xây dựng xã hội mới; đảm bảo phát huy được các yếutố tiến bộ, tích cực của các tôn giáo trong đời sống chính trị - xã hội, trongviệc tham gia giải quyết các vấn đề chung của dân tộc và toàn cầu.

  2. Phát huy truyền thống hộ quốc an dân

  Pháthuy truyền thống yêu nước, yêu dân tộc của Phật giáo Việt Nam, luôn đồng hànhcùng dân tộc, thể hiện rõ vai trò, vị trí của Phật giáo và dân tộc, thực hiệnnhững việc làm thiết thực ích đạo, lợi đời, khẳng định mối quan hệ gắn bó khôngthể tách rời giữa dân tộc và đạo pháp.

  Trongxu thế hội nhập sâu rộng, công nghệ số phát triển đang từng bước xóa nhòa ranhgiới văn hóa giữa các cộng đồng, quốc gia và vùng lãnh thổ. Nối tiếp truyềnthống hộ quốc an dân, Phật giáo góp phần giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hộiViệt Nam đang phải đối mặt như sự xuống cấp về đạo đức và lối sống tha hóa củamột bộ phận không nhỏ các thành phần xã hội, sự lạm dụng thái quá vật chất đểthỏa mãn nhu cầu cá nhân, sự lãng phí, vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Bằngtriết lý nhập thế tích cực, Phật giáo chú trọng xây dựng con người thông quanhững nguyên tắc đạo đức căn bản như từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, không sátsinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, v.v. góp phần vào công cuộcphát triển đất nước bền vững.

  3.Xây dựng đạo đức, định hướng tư duy

  Vớinhững nguyên tắc đạo đức và vị trí văn hóa của mình, Phật giáo Việt Nam đã vàđang bền bỉ với nhiệm vụ xây dựng các giá trị đạo đức con người, góp phần địnhhướng tư duy và điều chỉnh hành vi của cộng đồng, xã hội. Từ Trung ương Giáohội đến các địa phương, các chùa, tự viện, thiền viện… đã tổ chức nhiều khóatu, trại hè, các hoạt động Phật pháp... dành cho thanh thiếu niên. Thông qua đógiáo dục thế hệ trẻ hiểu được lễ nghi, phải trái, hiếu thuận, nhân quả, tộiphúc, sự biết ơn, đền ơn, báo ân, báo hiếu cha mẹ, thầy cô, có nếp sống lànhmạnh, văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Tuyên truyền và giảnggiải ý nghĩa của việc hạn chế sát sinh, không săn bắt các loài thú hoang dã,không phá rừng mà tăng cường trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ không dùng đồ nhựa một lần để bảovệ môi trường, các cấp Giáo hội động viên Phật tử thực hiện tốt đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, thựchiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tuyên truyền, vận động người dân thựchiện tốt văn hóa giao thông mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bộ Giao thông Vậntải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ký kết.

  Hoạtđộng nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội của Giáo hội tiếp tục được phát triển vàmở rộng, góp phần cùng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chăm lo chongười nghèo, người có công với nước, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình thương,nhà Đại đoàn kết; mở các phòng khám từ thiện miễn phí; cứu trợ và giúp đỡ đồngbào vùng bị thiên tai, bão lũ. Đặc biệt, năm 2020, trong cuộc chiến phòng,chống dịch COVID-19, Giáo hội và đông đảo Tăng - Ni, Phật tử đã có nhiều hoạtđộng trợ giúp kịp thời tới cộng đồng thiết thực, hiệu quả, chung tay cùng cáccấp chính quyền và nhân dân chăm lo, chia sẻ, giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn,người khuyết tật, neo đơn, người nghèo, lao động bị ảnh hưởng của đại dịch vàthiên tai bão lũ tại miền Trung.

  4.Gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân

  Vớitư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, chư Tăng - Ni, Phật tửluôn luôn gắn bó với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, thực hiện tốt phươngchâm Dân tộc - Đạo pháp - Chủ nghĩa xã hội. Các Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh,thành trong toàn quốc thường xuyên động viên tăng, ni, phật tử tại địa phươnghoàn thành tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môitrường, xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn, tham gia các tổ chức chính trị- xã hội, các hoạt động xã hội, vì lợi ích của đất nước và dân tộc như tham giaứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc các cấp từ Trung ương đến địaphương. Nhiều vị chức sắc tu hành được người dân tin tưởng bầu làm đại biểuQuốc hội, HĐND; thể hiện được vai trò đặc biệt trong việc vận động quần chúngxây dựng đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội ở các địa bàn dân cư; đẩy mạnh việctruyền bá đạo pháp tại vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo để tinh thần Phậtgiáo tiếp tục được lan tỏa nơi phên giậu của Tổ quốc.

 

Là tôn giáo của từ bi, của lòngnhân ái và tính hướng thiện, Phật giáo ra đời vì cuộc sống của con người và chochính hạnh phúc, an lạc của nhân loại. Trong thực hành giáo lý và cuộc sống, đạoPhật luôn đề cao tinh thần "Phật pháp bất ly thế gian pháp" - đạo Phậtvà đời luôn gắn liền nhau. Triết lý này của Phật giáo có ngay từ khi mới du nhậpvào Việt Nam, là tư tưởng nhập thế của vua Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông, cácvị thiền sư thời Lý - Trần và tiếp nối đến ngày nay. Với gần 2000 năm gắn bó vàđồng hành với dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã trải qua những thăng trầm cùng lịchsử đất nước. Phật giáo đã thấm sâu, lan tỏa, hòa quyện vào xã hội Việt Nam, làmột phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam.

  Trong bất cứ thời kỳ nào của lịch sử, Phậtgiáo cũng có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcvới tinh thần "Hộ quốc, an dân" và phương châm "Đạo pháp - Dântộc và Chủ nghĩa xã hội". Trong những năm gần đây, các hoạt động Phật sựvà hoạt động xã hội của Phật giáo luôn có sự đổi mới, bám sát thực tiễn sinhđộng, luôn hướng đến con người, vì con người; các hoạt động từ thiện, nhân đạo,an sinh xã hội được đông đảo tín đồ, Phật tử và người dân đồng lòng ủng hộ.

  Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao sự thamgia, đóng góp tích cực về vật chất và tinh thần của Phật giáo trong phòng,chống đại dịch COVID-19, cùng cả nước củng cố, phát huy tinh thần, sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc, vượt qua khó khăn, chiến thắng đại dịch, góp phần phụchồi và phát triển kinh tế-xã hội.

  Đảng, Nhà nước ta luônkhẳng định và thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo của nhân dân; bảo đảm các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật,đúng hiến chương và điều lệ của tôn giáo được Nhà nước công nhận; thực hiện tốtmục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy giá trị vănhóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự pháttriển đất nước (theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng).

  Hệ tư tưởng Phật giáo có giá trịvượt không gian và thời gian. Bất cứ ở đâu và bất cứ thời đại nào, tư tưởng đạođức của Phật giáo vẫn giữ giá trị cốt lõi trong nền tảng đạo đức nhân loại. ĐạoPhật lấy chúng sinh làm đối tượng để phụng sự, đặt sự tồn tại của mình trongmối tương quan mật thiết với sự tồn tại và tiến hóa của xã hội loài người. Phậtgiáo vượt lên trên các hệ thuyết của các tôn giáo khác, mỗi khi Phật giáo cómặt đều để lại dấu ấn sâu rộng, bền chắc trong lòng mỗi người dân, mỗi dân tộc.Phật giáo hòa nhập và làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc ở nơi Phậtgiáo đặt chân đến. Bởi đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, đi đến đâu thì nơiấy trở nên tươi mát, hạnh phúc và an lạc.

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK