Một số kiến nghị hoàn thiện các chế định liên quan đến gián sát, kiểm soát rủi ro trong quá trình đầu tư quỹ BHXH
Cập nhật : 17:47 - 20/04/2024


Là một hình thức bảo hiểm thuộc hệ thống hưu trí, chế độ bảo hiểm hưu trídù ở bất kỳ hệ thống an sinh xã hội nào cũng đều thu hút sự quan tâm rất lớn củangười lao động ở tất cả các nước trên thế giới. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, mộttrong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành công của bất kỳ chươngtrình bảo hiểm hưu trí nào là đầu tư quỹ bảo hiểm hưu trí (hay gọi tắt là quỹhưu trí). Quỹhưu trí được hình thành từ những khoản đóng góp của người tham gia bảo hiểm hưutrí (gồm cả người lao động, người sử dụng lao động và hỗ trợ của nhà nước)và thực hiện các hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ, bảo đảm chitrả quyền lợi hưu trí cho người lao động khi đến tuổi về hưu. Bài viết này đềxuất một số kiến nghị hoàn thiện cácchế định liên quan đến gián sát, kiểm soát rủi ro trong quá trình đầu tư quỹBHXH.

 

Trướchết, hiện nay, giữa mứcđóng BHXH và mức hưởng là không tương đồng, tức là mức hưởng cao còn mức đóngquá thấp. Vì vậy, Luật BHXH (sửa đổi) là để kiềm chế sự đổ vỡ của quỹ trongtương lai. Dù khó khăn như thế nào, Nhà nước cũng là nhà bảo trợ, bảo lãnh choQuỹ BHXH tồn tại, phát triển. Việc sửa đổi Luật BHXH cũng để mở rộng đối tượng,hạn chế người hưởng lương hưu một lần, tăng thêm khả năng đảm bảo an sinh xã hội.Đồng thời, trong bối cảnh tuổi thọ ngày càng tăng cao, việc mở rộng diện bao phủBHXH còn là giải pháp tích cực để hạn chế những người đến 80 tuổi thuộc diệnNhà nước phải bảo trợ xã hội bằng chế độ trợ cấp xã hội 360 nghìn đồng/thángtheo quy định của Luật người cao tuổi. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thựchiện nguyên tắc đóng - hưởng, để ai tham gia cũng được hưởng như mức đóng củamình, đó là biện pháp cân bằng quỹ bền vững nhất.

Thứhai, phải sửa đổi, bổsung các chế định nhằm quản lý quỹ hưu trí một cách tốt nhất, hiệu quả nhất vàlàm sao cho quỹ này được bảo tồn và tăng trưởng để khắc phục được tác động củatrượt giá, mất giá trị đồng tiền. Muốn vậy, nguồn quỹ phải được đầu tư vào côngtrình trọng điểm, tạo ra lợi nhuận cao hơn, lợi nhuận thu về phải cao hơn chỉ sốtrượt giá. Ngoài ra, để tránh tăng phụ phí lương quá nhiều do các khoản đóng bảohiểm xã hội và để có thể trang trải chi phí cho các khoản chi trả bổ sung nếucó, Luật đã quy định nhà nước bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội. Đặc biệt là áp dụng đốivới việc ưu tiên những nhóm nghề nghiệp đặc biệt như lực lượng vũ trang và côngchức nhà nước. Những khoản này cần được trang trải từ tiền thu thuế, chứ khôngđể những đối tượng đóng bảo hiểm xã hội khác gánh chịu.

Thứba, có các quy định cụthể để bảo đảm tính chủ động phát huy và tăng cường trách nhiệm của cơ quan bảohiểm xã hội, được giao thêm một số chức năng quản lý nhà nước như thanh tra việcđóng BHXH. Về dài hạn, cần cũng cố tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ với chi phíquản lý thấp, để có thể dành phần tối đa có thể từ các khoản đóng phí phục vụhoàn toàn của những người có quyền hưởng chế độ bảo hiểm. Tuy nhiên, trong nhữngnăm tới cần chuyển sang quản lý bằng công cụ điện tử bảo hiểm xã hội số (bao gồmcả việc đưa vào áp dụng thẻ với mã số bảo hiểm xã hội cũng như một tài khoản bảohiểm cho mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội, một mã số doanh nghiệp đối với từngngười sử dụng lao động) và thứ hai là xây dựng một đội ngũ thanh tra chuyênngành về đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014,nhằm hạn chế việc nợ đọng, chậm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, để khắcphục tình trạng trốn đóng quỹ, chiếm dụng quỹ BHXH, Quốc hội đã đề nghị bổ sungvào Bộ luật Hình sự hai tội danh là trốn đóng BHXH và  chiếm dụng quỹ BHXH cần phải được thực thitrong thực tiễn.

Thứ tư, BHXH là cơ quan chịu trách nhiệmquản lý quỹ tài chính rất lớn liên quan đến an sinh xã hội, không xem BHXH ViệtNam là đơn vị sự nghiệp đơn thuần như y tế, giáo dục... mà là một tổ chức tàichính, có chức năng quản lý quỹ, thực hiện cung cấp dịch vụ công và các nhiệm vụkhác nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay đối với việc tuân thủ pháp luậtBHXH. Do đó cần hoàn thiện các chế định cụ thể có hiệu quả.

Thứ năm, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy địnhcụ thể về Hội đồng quản lý BHXH chịu trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý, sử dụngQuỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT và tư vấn về các chính sách này. Tuynhiên, thành phần Hội đồng cần đảm bảo cơ cấu đại diện 3 bên trong quan hệ laođộng (đại diện người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước) và một số đạidiện của các tầng lớp, thành phần xã hội khác tham gia quan hệ BHXH, BHYT, làmviệc theo chế độ kiêm nhiệm và luân phiên, nếu Chủ tịch Hội đồng là một Phó Thủtướng thì hiệu lực sẽ cao hơn.

Thứ sáu, những đềxuất về trách nhiệm cụ thể của các cơ quan có liên quan:

Đối với Quốc hộivà các Đoàn đại biểu Quốc hội: Tiếp tục duy trì hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó, chú trọng giám sát việc quản lý sử dụngquỹ BHXH.

Đối với Chính phủ: Chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, có biện pháp, giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh các vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, đặcbiệt là quản lý, sử dụng quỹ BHXH.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội,nhất là việc phối hợp với các ngành, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiệnchính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; đẩy mạnh công tác thanh tra về bảo hiểmxã hội, nhất là đối với việc thực thi của cơ quan bảo hiểm xã hội.

 Bộ Tài chính: Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng thanh tra chuyên ngành tài chính về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Tập trung nghiên cứu, đề xuấtcác phương thức đầu tư kết dư Quỹ bảo hiểm xã hội an toàn, hiệu quả; phương thức,thứ tự ưu tiên hạch toán thu tiền đóng vào các quỹ thành phần của Quỹ Bảo hiểmxã hội.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam:Tiếptục nâng cao hơn nữa trách nhiệm của ngành trong vai trò là cơ quan tổ chức thựchiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội,quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội; áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến; nghiên cứu, đềxuất, thực hiện các giải pháp nhằm quản lý và đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội antoàn, hiệu quả./.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK