SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Cập nhật : 17:45 - 20/04/2024


1.Cơ sở chính trị,pháp lý

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cảicách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xửlý tài sản công, trong thời gian qua, nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước đã xácđịnh chủ trương, định hướng về hoàn thiện thể chế, đổi mới, nâng cao hiệu quả,chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung trong đó có hoạt động đấu giá tàisản như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng[1];Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới[2];các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chốngtham nhũng, tiêu cực và kết luận của đồng chí Tổng Bí thư liên quan đến côngtác phòng, chống tham nhũng, đẩy mạnh xử lý hiệu quả tài sản trong các vụ ánkinh tế, tham nhũng[3]; Nghịquyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chínhsách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư[4]; Nghịquyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt độngchất vấn tại phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV[5];Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hànhđộng của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nềnkinh tế giai đoạn 2021-2025[6].

Bên cạnh đó, nhiều quy định pháp luậtliên quan trực tiếp đến các loạitài sản phải bán thông qua đấu giá và các quy trình trước khi đấu giá (thẩm quyền,thủ tục đưa tài sản ra đấu giá, việc định giá, xác định giá khởi điểm) và sau đấu giá tài sản (việc ký hợp đồng mua bán, phê duyệtkết quả, cấp phép cho người trúng đấu giá, việc nộp tiền trúng đấu giá) đã hoặc đang được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới sau thời điểm Luật Đấugiá tài sản được ban hành như Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Thi hànhán dân sự, Luật Đất đai (sửa đổi), LuậtKhoáng sản (sửa đổi), Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi)[7]... Để thể chế hoá chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần bảođảm tính thống nhất, tính đồng bộ, khả thi, hiệu quả của hệ thốngpháp luật và đấutranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấugiá tài sản là rất cần thiết.

2. Cơ sở thực tiễn

Sau hơn 05 năm triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản đã đạt nhiều kếtquả cụ thể, đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lývề trình tự, thủ tục đấu giá chung,chặt chẽ; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật;phân định rõ trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong các giai đoạn đấugiá; nâng cao tínhcông khai, minh bạch, hiệu quả trong việc xử lý tài sản, đặc biệt là tài sảncông; hoạt động đấu giá tài sản từng bướcđược chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa một cách mạnh mẽ; hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lýnhà nước về hoạt động đấu giá tài sản ngàycàng được tăng cường cả ởTrung ương và địa phương, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi viphạm. Hiện nay, số lượng đấu giá viên củacả nước đã phát triển lên đến hơn 1.200 người, gần 600 tổ chức đấu giá tài sản,trong đó có 58 Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương. Số lượng các cuộcđấu giá tài sản ngày càng tăng, nhiều cuộc đấu giá được tổ chức thành công với giá trị tài sản bán được cao hơn nhiềulần so với giá khởi điểm, nộp ngân sách nhà nước đạt giá trị lớn, qua đó, đónggóp tích cực cho việc quản lý, sử dụng tài sản công, góp phần tạo nguồn lực chohoạt động đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội tại địaphương.[8] Các hình thức đấu giá được áp dụng phong phú, đa dạng; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá được quan tâm và đã thu được những kết quả ban đầu. Nhận thứcvề vai trò, vị trí của nghề đấu giá và đội ngũ đấu giá viên ngày càng được nângcao, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước tiếp tục đẩy mạnhphát triển kinh tế - xã hội và các ngành dịch vụ theo cơ chế thị trường, địnhhướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Luật Đấu giá tài sản đã phátsinh một số vấn đề hạn chế, bất cập, cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu củathực tiễn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật về đấu giá tài sản còn một sốquy định về trình tự, thủ tục chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn phátsinh, gây khó khăn, vướng mắc cho tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấugiá và các cá nhân, tổ chức có liên quan (thời hạn bán, tiếp nhận hồ sơ thamgia đấu giá, tiền đặt trước còn chưa hợp lý; chưa có quy định về thời gian,thẩm quyền xét duyệt yêu cầu, điều kiện tham gia đấu giá đối với một số tài sảnnhư quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, quyền sửdụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư;cơ chế hủy kết quả đấu giá trong một số trường hợp còn vướng mắc); việc áp dụngtrình tự, thủ tục đấu giá chung của Luật Đấu giá tài sản đối với một số loạitài sản đặc thù còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, chất lượng của đội ngũ đấu giá viên tuy đã được cảithiện nhưng vẫn còn hạn chế, bất cập. Một bộ phận đấu giá viên còn hạn chế vềtrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề; việc cập nhật kiến thức phápluật, kỹ năng của đội ngũ đấu giá viên còn chưa được thực hiện thường xuyên.Còn tình trạng đấu giá viên vi phạm pháp luật, vi phạm Quy tắc đạo đức nghềnghiệp, dẫn đến các vụ việc bị hủy kết quả đấu giá do vi phạm về trình tự, thủtục, thậm chí bị điều tra, truy tố, xét xử gây ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệpvà niềm tin của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động đấu giá tàisản.

Thứ ba, chất lượng dịch vụ đấugiá nhìn chung còn bất cập, tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìmgiá trong các phiên đấu giá ngày càng có xu hướng tinh vi, phức tạp; cơ chếkiểm soát việc đấu giá còn bộc lộ một số vướng mắc. Việc ứng dụng công nghệthông tin, nhất là việc áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến còn một số hạnchế, khó khăn. Một số tổ chức đấu giá chưa tuân thủ nghiêm túc trình tự, thủtục đấu giá, còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Điều này gây ảnh hưởngđến uy tín và sự phát triển lành mạnh của hoạt động đấu giá.

Thứ tư, còn tình trạng người có tài sản đấu giá chưa thực hiện đầy đủ vaitrò, trách nhiệm của mình trong quá trình tổ chức đấu giá tài sản, thậm chí mộtsố trường hợp còn có biểu hiện thông đồng, móc nối với tổ chức đấu giá tài sản,người tham gia đấu giá để trục lợi; lợi dụng các tổ chức “sân sau’ để đấu giá;việc giám sát quá trình tổ chức đấu giá không thường xuyên, chưa được quan tâm,chú trọng, do đó, không kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Thứ năm, nhận thức của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị còn chưa đúng, chưa đầy đủvề vai trò, trách nhiệm và phạm vi quản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tàisản; công tác kiểm tra, thanh tra về tình hình tổ chức, hoạt động đấu giá củacơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương còn hạn chế nên việc pháthiện, chấn chỉnh những sai phạm có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, hiệu quả.

Trướcyêu cầu thực tiễn đối với hoạtđộng đấu giá tài sản,bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin, chuyểnđổi số mạnh mẽ hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung cácquy định của Luật Đấu giá tài sản nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nêutrên, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thúc đẩy hoạt động đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệphóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản là rất cầnthiết và cấp bách.

 

Thamkhảo:

Tờ trình số 370/TTr-CP của Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản



[1] Văn kiện Đại hội nhấn mạnh “hoàn thiện thể chế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Đẩynhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật đối với xây dựng Chính phủ điện tửhướng tới Chính phủ số. Xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chocác mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ cao”.

[2]Nghị quyết xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “hoàn thiện cơ chế kiểm soátquyền lực Nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.

[3]Văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thamnhũng, tiêu cực và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư đề nghị các Bộ theo chứcnăng, nhiệm vụ khẩn trương nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơchế, chính sách, pháp luật, không để sơ hở, bất cập để tham nhũng, tiêu cực,trong đó có pháp luật liên quan đến đấu giá tài sản. Hoàn thành sửa đổi Luật Đấugiá tài sản.

[4] Nghị quyết đưa ra chủtrương, định hướng “hoàn thiện pháp luật, trước hết là pháp luật về doanh nghiệp,khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm,dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và khônggian mạng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế vàxã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trênkhông gian mạng”…

[5] Nghị quyết giao Chính phủ, các Bộ,ngành khẩn trương rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổsung Luật Đu giá tài sản và các văn bản pháp luật có liên quan; nhất là các quy định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện tham gia đấugiá, việc xác định giá khởi điểm, tỷ lệ tiền đặt trước, tiền đặt cọc khi tham gia đu giá, thời hạn nộp tiền trúng đấu giá, việc xử lý khi cuộc đấu giá có dấuhiệu bất thường; có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lýcác trường hợp trúng thầu, trúng đấu giánhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết. 

[6] Nghị quyết giao BộTư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, hoànthiện các văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản đảm bảotính công khai, khách quan và minh bạch.

[7]Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 mở rộng phạm vi điều chỉnh so vớiLuật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008; Luật Thi hành án dân sự quy địnhviệc bán đấu giá tài sản mang tính cưỡng chế nên cần có một số quy định đặcthù; Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất,điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất; Luật Khoáng sản (sửa đổi), Luật Tầnsố vô tuyến điện (sửa đổi) quy định về yêu cầu, điều kiện đối với người thamgia đấu giá cũng như việc xét duyệt hồ sơ tham gia đấu giá mà hiện nay với quyđịnh về trình tự, thủ tục đấu giá của Luật Đấu giá tài sản là chưa đáp ứng được.

[8]Theo số liệu thống kê, từ tháng 07/2017 đến 31/12/2022,các tổ chức đấu giá tài sản đã tổ chức hơn 200.000 cuộc đấu giá, chênh lệch giữagiá trúng đấu giá và giá khởi điểm là gần 110.000 tỷ đồng.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK