Một số định hướng hoàn thiện quản lý đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội
Cập nhật : 17:44 - 20/04/2024


Trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (dự thảongày 09/10/2023) được dự kiến trong Mục 2 Chương VII, bao gồm 3 Điều: (1)Nguyên tắc đầu tư (Điều 119); (2) Danh mục đầu tư và phương thức đầu tư (Điều120); và (3) Quản lý hoạt động đầu tư (Điều 121). Theođó, Dự thảo LuậtBảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến ban hành mới quy định về quản lý hoạt độngđầu tưĐiều 121 với 4 nội dung cụ thể:

a)    Quỹ Bảohiểm xã hội được đầu tư và hạch toán độc lập theo từng thành phần

b)    Hoạt động đầu tư quỹ phải được kiểm soát, quản lý rủi ro và trích lập dựphòng rủi ro theo quy định

c)     Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán hàng năm đối với hoạt động đầu tưquỹ

d)    Chính phủ quy định cụ thể quy trình kiểm soát, quản lý rủi ro đầu tư vàtrích lập dự phòng rủi ro.

 

Bài viết đề xuất một số định hướng hoàn thiện quản lýđầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội như sau:

Bổ sung quy định về chính sách,phương thức đầu tư quỹ để nâng cao hiệu quả đầu tư theo hướng quy định tỷ lệ tốiđa vào đầu tư công, mở rộng danh mục đầu tư. Mở rộng đầu tư sang các lĩnh vựccó khả năng sinh lời cao. Phân tích về tác hại của việc chậm “khơi thông” đầutư quỹ hưu trí ở Việt Nam, chuyên gia Ngân hàng Thế giới chỉ rõ, bảo hiểm xã hộiViệt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề dài hạn là lợi suất trái phiếu Chínhphủ giảm, chỉ cao hơn lạm phát một chút trong 10 năm qua và thấp hơn lạm pháttrong một số năm gần đây. Vì vậy, nếu việc thay đổi các nội dung quan trọngtrong Luật Bảo hiểm xã hội không được thực hiện đúng với kỳ vọng, thì cuối cùngsẽ dẫn đến những vấn đề lớn hơn và thách thức hơn về mặt chính trị.

Theo một số chuyên gia, cần tăng cườngcông tác đánh giá, dự báo tài chính, hiệu quả đầu tư các quỹ bảo hiểm xã hội;đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệuquả; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nhất là trái phiếu chính phủ dàihạn. Đồng thời nghiên cứu từng bước mở rộng sang các lĩnh vực có khả năng sinhlời cao, từng bước và có lộ trình đầu tư một phần tiền nhàn rỗi của quỹ thông quaủy thác đầu tư tại thị trường trong nước và quốc tế bảo đảm an toàn, bền vững.

Đến thời điểm nguồn vốn của quỹ đủ lớnvà kinh tế vĩ mô ổn định, xem xét trích một phần kết dư quỹ đầu tư ủy thác quốctế để đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm rủi ro và tăng hiệu quả và lợi suất đầutư cho quỹ.

Đối với lĩnh vực đầu tư có khả năngsinh lời cao nhưng rủi ro nhiều hơn như: Bất động sản, trực tiếp đầu tư vào cácdự án, mua cổ phần doanh nghiệp, cho vay, đầu tư ra nước ngoài, một số chuyêngia khuyến nghị chỉ nên sử dụng khoảng 20 % nguồn vốn đầu tư từ quỹ.

Cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam đượcchủ động hơn trong việc lựa chọn đối tượng và hình thức đầu tư. Bổ sung quy địnhvề tính lãi suất đối với trường hợp trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội theo hướngphải cao hơn lãi suất vay quá hạn mà các ngân hàng áp dụng.

Hiệp hội an sinh xã hội quốc tế(ISSA) đã đưa ra một số nguyên tắc và thực tiễn tốt về đầu tư quỹ bảo hiểm xã hộinhư sau:

- Quỹ dự trữ bảo hiểm xã hội được đầutư theo truyền thống trong thị trường tài chính và các công cụ thị trường tàichính với những hạn chế và giới hạn đối với đầu tư xuyên biên giới.

- Các khoản đầu tư như vậy phải dựatrên các nguyên tắc nền tảng về an toàn, thanh khoản và lợi nhuận.

- Đa dạng hóa giữa các loại tài sản,ngành, và khu vực địa lý để giảm thiểu rủi ro tổng thể của danh mục đầu tư

- Tuy nhiên, các tổ chức bảo hiểm xãhội phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt và hạn chế đầu tư –loại tài sản vàđích đến

 

 
- Niềm tin đầu tư là thị trường tài chínhtrong nước sẽ hấp thụ dòng quỹ dự trữ tích lũy từ thặng dư do các tổ chức bảohiểm xã hội tạo ra

ISSA cũng đưa ra cách tiếp cận chuyểntừ quản lý rủi ro sang tạo ra giá trị như sau:

- Xu hướng đầu tư phát triển đangnghiêng về hướng dẫn nguyên tắc an toàn, thanh khoản và lợi nhuận để tạo ra giátrị.

- Nói một cách đơn giản, việc tạo ragiá trị có thể được định nghĩa là khả năng của một chương trình an sinh xã hộitrong việc đầu tư quỹ dự trữ để thúc đẩy nhiệm vụ an sinh xã hội.

- Đầu tư để tạo ra giá trị bao gồmcác khoản đầu tư hướng tới:

Mở rộng phạm vi BH – đóng góp cao hơn so với thu nhập đầu tư.

Cắt giảm chi phí và tiết kiệm chi phí, giảm chi tiêu/chi phí hành chính

Mở rộng cơ sở tài chính – các nguồn tài chính thay thế.

 

ISSA cho rằng đa dạng hóa là chìakhóa trong việc giảm thiểu rủi ro đầu tư, nhưng quy định và quản trị hợp lýcũng quan trọng không kém để phát huy hết tiềm năng của quỹ an sinh xã hội. Hướngdẫn của ISSA về đầu tư vào quỹ an sinh xã hội khuyến nghị rằng danh mục đầu tưphải được đa dạng hóa đầy đủ bằng cách sử dụng các khuôn khổ khác nhau như loạitài sản, khu vực địa lý, rủi ro ban đầu và đầu tư theo chủ đề. Trước nhữngthách thức mới nổi, các chương trình an sinh xã hội cần nắm bắt cơ hội của mộtthế giới đang chuyển đổi và đầu tư vào các loại tài sản mới để giảm thiểu nhữngrủi ro liên quan./.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK