Nâng cao công tác xây dựng thể chế và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Cập nhật : 17:38 - 20/04/2024


Thời gianqua, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 14 Luật và nhiều nghị quyết nhằm tiếptục hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, quảnlý kinh tế - xã hội, trong đó có nhiều Luật, Nghị quyết tác động trực tiếp đếncông tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí như Luật Thanhtra, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Giao dịch điện tử,Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiệnchính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chính phủ đã ban hành 109 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 274 Quyết định về quản lý, điều hành, góp phần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng,tiêu cực, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Đặc biệt là các Nghị định quy định chi tiết các Luật mớiđược Quốc hội thông qua đã được Chính phủ khẩn trương xây dựng, ban hành như Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra; Nghị địnhsố 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng,chống rửa tiền; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 quy định chi tiết mộtsố điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở... 

Để nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệthống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng thamnhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số126/NQ-CP ngày 14/8/2023 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xâydựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngănngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Trong đó, yêu cầu Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của bộ,ngành, địa phương. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng và tổ chức thihành pháp luật, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựngpháp luật. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn vàkiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm” trongxây dựng và thi hành pháp luật…

Thực hiện Nghị quyếtcủa Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo việc xây dựng Nghị quyết củaChính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030,trong đó bao gồm các nhiệm vụ kế hoạch để thực hiện Công ước liên hợp quốc vềchống tham nhũng và Thông báo Kết luận số 12-TB/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chínhtrị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chốngtham nhũng, tiêu cực; Ban cán sự đảngChính phủ xâydựng Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng,tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công...

Thực hiện Văn bản số 1663-CV/ĐĐQH15 ngày19/6/2023 của Đảng đoàn Quốc hội về triển khai thực hiện Thông báo kết luận số33-TB/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, Thủ tướng Chính phủđã chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ (tại Văn bản số 2297/VPCP-PL ngày 06/7/2023 của Vănphòng Chính phủ) theochức năng, nhiệm vụ khẩn trương thực hiện đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Đảng đoànQuốc hội; giao Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý các quy định có sơ hở, bất cập đã đượcchỉ ra. Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ đã tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh rà soát các văn bản quy phạm pháp luật nhằmphát hiện, xử lý những sơ hở, bất cập, dễ bị lợi dụng để tham nhũng; tăng cườngkiểm tra việc ban hành các văn bản dưới luật; qua kiểm tra đối với 5.487 văn bản[1] (gồm 586văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và 4.901 văn bản của địa phương, đã pháthiện, kết luận, kiến nghị xử lý 134 văn bản (gồm20 văn bản của cấp bộ và 114 văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấptỉnh).

Cácbộ, ngành, địa phương đã ban hành 13.853 văn bản; sửa đổi, bổsung 326; bãi bỏ 158 văn bản nhằm cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện chính sách, phápluật về PCTN, tiêu cực.Nhiều văn bản pháp luật quan trọng về PCTN, tiêu cực đã được các bộ, ngành xâydựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, tạo cơ sở pháp lý đồngbộ hơn trong công tác PCTN, tiêu cực.

Song song với công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiệnthêt chế, Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ,ngành, địa phương tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật về PCTN, tiêu cực; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi tham nhũng nhằm bảovệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân, góp phần quantrọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã hội, bảo vệ chế độ và bảo đảmcho kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững theo tinh thần Đại hội khóaXIII của Đảng. Trọng tâm là tiếp tục quán triệt, triển khai Luật PCTN, các quy địnhhướng dẫn thi hành Luật PCTN; Luật Thanh tra (có hiệu lực thi hành từ ngày01/7/2023); Thôngbáo Kết luận số 12-TB/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trongcác vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế; Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 củaBộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ ngườiphát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụviệc và Hướng dẫn số 04-HD/TW của Ban Bí thư về thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW…

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủđã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phươngtriển khai Hướng dẫn số 97-HD/BTGTW ngày 8/3/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ươngvề việc triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tácphẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranhphòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càngtrong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Các bộ,ngành, địa phương đã tiếp tục triển khai tổ chức các hội nghị để nghiên cứu,học tập, quán triệt và tuyên truyền những tư tưởng chủ đạo, nội dung cơ bản,cốt lõi của Cuốn sách;chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thịsố 10-CT/TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN vàochương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; trên cơ sở đó đề xuất các nhiệm vụ,giải pháp đẩy mạnh giáo dục PCTN, tiêu cực.

 Trong năm 2023, hơn 4,4 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức, người dân đượcphổ biến, giới thiệu, giáo dục pháp luật về PCTN, tiêu cực (tăng 37,5% so với năm 2022) với hơn 95 nghìn lớp tuyên truyền, quán triệt phápluật về PCTN được tổ chức và trên 724 nghìn cuốn sách, tài liệu về PCTN đượcphát hành. Nhiều hình thức tuyên truyền phong phú được triển khai bám sát Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 421/BC-CP ngày 31/8/2023 của Chính phủ về Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023

 



[1] Theo Văn bản số 3604//BTP-TTrngày 11/8/2023 của Bộ Tư pháp.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK