Tình hình lao động - việc làm và các chính sách liên quan đến lao động, việc làm của Việt Nam hiện nay
Cập nhật : 14:03 - 15/11/2023

1. Tình hình lao động – việc làm hiện nay
- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2023 là 52,2 triệu người, tăng 88,7 nghìn người so với quý trước và tăng hơn một triệu người so với cùng kỳ năm trước.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2022 là 67%, trong đó, có bằng, chứng chỉ là 27%. Chất lượng lao động ngày càng nâng cao, tỷ lệ qua đào tạo có tăng qua từng năm (từ 53% vào năm 2016). 
- Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm quý I năm 2023 là 51,1 triệu người, tăng 113,5 nghìn người so với quý trước và tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 39,0%, tương đương gần 20,0 triệu người; lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,9%, tương đương 17,3 triệu người; lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 27,1%, tương đương 13,8 triệu người. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp (từ 41,9% (năm 2016) xuống còn 27,6% (năm 2022)), tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. 
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2023 là 7,0 triệu đồng, tăng 197 nghìn đồng so với quý trước và tăng 640 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,0 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,41 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng).
- Lao động làm công việc tự sản tự tiêu quý I năm 2023 là 4,0 triệu người, giảm 0,2 triệu người so với quý trước và giảm 0,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gần hai phần ba là nữ giới (chiếm 62,9%), khoảng gần 2,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động (chiếm 54,2%). Số lao động sản xuất tự sản tự tiêu chủ yếu ở khu vực nông thôn và hầu hết đều không có bằng cấp, chứng chỉ.
- Giai đoạn 2016-2020, cả nước đưa được 627 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bình quân 125 nghìn lao động/năm, tập trung chủ yếu tại các thị trường có thu nhập tốt, công việc ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, … Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên số lượng đưa đi giảm sút nhiều (45 nghìn lao động). Tuy nhiên, đến năm 2022, nhiều quốc gia đã mở cửa tạo cơ hội đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (142.779 lao động).
- Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2023 là khoảng 1,05 triệu người, giảm 34,6 nghìn người so với quý trước và giảm 65,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

2. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
- Chính sách BHTN lần đầu tiên được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009. Sau đó, nội dung BHTN đã được chuyển sang Luật Việc làm năm 2013, theo đó: quy định rõ 04 chế độ: (i) hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, (ii) hỗ trợ học nghề, (iii) hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ KNN để duy trì việc làm cho người lao động và (iv) trợ cấp thất nghiệp.
- Tính từ khi Luật Việc làm có hiệu lực (năm 2015) đến nay, số người tham gia BHTN tăng qua các năm, bình quân hằng năm tăng 6,08% và tỷ lệ số người tham gia BHTN so với lực lượng lao động trong độ tuổi tăng theo từng năm, đến năm 2022 tỷ lệ này là 31,18%, vượt so với mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW (đến năm 2021, khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN). 
- Giai đoạn từ 2015 đến nay, số đối tượng được thụ hưởng các chế độ BHTN không ngừng tăng qua các năm. 
+ Năm 2022, 2.225.758 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, tăng gấp 4,6 lần so với năm 2015 (473.791 lượt người). 
+ Tổng số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trên cả nước năm 2022 là 983.810 người, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015 (527.576 người), bình quân tăng 10,8%/năm. 
+ Năm 2022, 975.333 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng gấp 1,85 lần so với năm 2015 (526.279 người), bình quân tăng 10,7%/năm. 
+ Giai đoạn 2015-2022, cả nước có 234.269 người được hỗ trợ học nghề, bình quân 29.284 người/năm. 
- Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch COVID-19 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 và Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ BHTN. 
Theo đó, ngân sách Nhà nước đã sử dụng khoảng 41,04 nghìn tỷ đồng từ Quỹ BHTN để hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trong đó, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho hơn 12 nghìn người lao động với số tiền khoảng 32 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng quy mô hỗ trợ; hỗ trợ cho gần 347 nghìn người sử dụng lao động (đơn vị, doanh nghiệp) thông qua việc giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 12 tháng với số tiền khoảng 9 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng quy mô hỗ trợ. 
Theo đánh giá của người dân, người lao động, thì đây là chính sách được đánh giá hiệu quả, thiết thực nhất và được thực hiện trong thời gian rất ngắn.
- Kể từ khi thực hiện chính sách BHTN từ năm 2009 đến nay, công tác thu, chi Quỹ BHTN được triển khai thực hiện theo đúng quy định, kết dư Quỹ bảo đảm cân đối tài chính, đảm bảo việc chi trả các chế độ BHTN cho người lao động. Đến hết năm 2022, số tiền kết dư Quỹ còn khoảng 55.750 tỷ đồng. Giai đoạn 2015 - 2022, số tiền thu BHTN tăng bình quân 6%/năm. Số người được hưởng các chế độ BHTN tăng dẫn đến tổng tiền chi cho các chế độ BHTN tăng. 

3. Về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)
Hiện nay, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề xuất đưa dự án Luật Việc làm (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024. Theo đó, dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Việc làm hiện hành, phù hợp hơn với thực trạng hiện nay và phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ và cam kết quốc tế.
Dự án Luật Việc làm dự kiến được sửa đổi theo 4 nhóm chính sách với các mục tiêu cụ thể, rõ ràng.
+ Nhóm chính sách 1: Quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập. 
Mục tiêu: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. 
+ Nhóm chính sách 2: Hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động 
Mục tiêu: Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm việc làm cho người lao động, phát huy đầy đủ các chức năng của BHTN, bảo đảm BHTN là công cụ quản trị thị trường lao động. 
+ Nhóm chính sách 3: Phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
Mục tiêu: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo thuận lợi cho người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. 
+ Nhóm chính sách 4: Thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững 
Mục tiêu: Thúc đẩy tạo việc làm theo hướng chủ động, bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, nhất là cho các nhóm lao động phi chính thức, lao động yếu thế. 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK