Những bất cập của Mô hình tăng trưởng cũ với phát triển nông nghiệp, nông thôn
Cập nhật : 10:08 - 10/07/2023
Những bất cập của Mô hình tăng trưởng cũ với phát triển nông nghiệp, nông thôn

1. Phát triển đô thị và công nghiệp thiếu gắn kết nông thôn và nông nghiệp

Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới, thành công to lớn trong nông nghiệp và phát triển kinh tế cũng thúc đẩy quá trình này diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, Việt Nam và các “nước đang phát triển” bước vào quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa trong bối cảnh khác hẳn với các quốc gia công nghiệp đi trước. Trong công cuộc công nghiệp hóa Âu Mỹ trước đây, công nhân làm việc hơn 14 giờ/ngày, trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm,… với mức lương rẻ mạt, đãi ngộ và điều kiện sống tệ hại. Các thành phố khi đó mở rộng cửa cho dân di cư, công việc ở đô thị và công nghiệp thu hút lao động chính thức. Còn tại Việt Nam hôm nay, người lao động thuộc mọi tầng lớp có thu nhập tương đối, cư dân thành thị và nông thôn đều có điều kiện sống tốt hơn hẳn xưa kia. Nhu cầu việc làm của người lao động và yêu cầu đô thị hóa đang trở thành tất yếu. Tuy nhiên, nhu cầu thu hút việc làm của các ngành công nghiệp lại hạn chế, các đô thị lớn không có khả năng đón nhận một lượng lớn dân cư nông thôn đổ về. 

Theo qui luật kinh tế truyền thống, lao động thừa từ nông thôn nếu được tiếp thu chính thức vào các ngành phi nông nghiệp và gia đình họ di cư theo được hội nhập một cách hài hòa vào cuộc sống đô thị thì sẽ giúp phát triển cả kinh tế và xã hội của hai phía. Nhưng trong thực tế hiện nay, do tốc độ phát triển doanh nghiệp chậm hơn so với nhu cầu mở mới sinh kế và việc làm nên lao động đổ ra từ nông nghiệp chỉ được đưa vào “thị trường phi chính thức”; đồng thời, do phát triển đô thị tập trung vào Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nên gia đình họ khó được tiếp nhập vào cuộc sống đô thị hoặc bị đẩy vào tình trạng “ngụ cư loại hai” yếu thế. Đây là kiểu mô hình “kinh tế kép” đã được Lewis khái quát từ năm 1954: bị chia cắt thành một bên là vài đô thị hiện đại, giàu có được quốc tế hóa, còn lại phần lớn lãnh thổ là nông thôn và dân cư là nông dân lạc hậu, nghèo nàn. 

Rõ ràng mô hình phát triển chia tách giữa nông thôn làm nông nghiệp và cả các địa phương phát triển công nghiệp với hai đô thị chính đang tạo ra sự mất cân bằng giữa phát triển kinh tế phi nông nghiệp với xã hội và môi trường đô thị. Lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 90% tổng lao động đang làm việc trong tỉnh Đồng Nai nhưng vẫn còn tới 56% dân số sống ở nông thôn. Thành phố Hồ Chí Minh có bốn huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ) đạt chuẩn nông thôn mới, 56 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, 50 xã đạt chuẩn “nâng cao”. Nhưng dù đã đạt chuẩn “mới mở rộng” hay “mới nâng cao” thì vẫn là “nông thôn”. Tình trạng này rõ rệt nhất ở các tỉnh “thuần nông”. Năm 2019, Nam Định có 100% xã và 100% huyện về đích nông thôn mới, 80% hộ có thu nhập phi nông nghiệp, khoảng cách thu nhập đô thị - nông thôn chỉ chênh nhau 1,35 lần nhưng tỷ lệ đô thị hóa vẫn rất thấp (18,2% ở mức thứ 44/63 cả nước).

So với đô thị, người dân nông thôn thua thiệt về thu nhập, mức sống và nguy cơ chính là thiếu cơ hội phát triển tương lai. Về học vấn, học sinh nông thôn đi học bình quân 8,1 năm so với 10,9 năm ở thành thị, tỷ lệ đi học nông thôn càng lên cấp cao càng thấp. Đến cấp 3, trẻ em nông thôn còn 68,1% đi học, so với 81,1% ở đô thị. Về cơ hội việc làm, năm 2019, 43,6% lao động nông thôn làm việc thủ công, tiếp đó 39% là các nghề đơn giản, chưa đến 7% làm kỹ thuật bậc trung và quản lý trong khi tỷ lệ ở lao động đô thị là 26,7% làm dịch vụ, 25% làm việc cao cấp, 16,4% có kỹ thuật cao. Năm 2019, tỷ lệ lao động đang làm việc chưa đào tạo ở nông thôn 85,2% so với đô thị 60,9%. Thu nhập trung bình hộ nông thôn năm 2018 chỉ tương đương 53% đô thị còn chi tiêu chỉ bằng 59,2%. Dân nông thôn chiếm hơn 60% dân số cả nước đã kéo thấp mức tiêu dùng chung, thu hẹp quy mô thị trường.

Trong thế kỷ XX, làn sóng công nghiệp hóa đầu tiên ở Âu Mỹ hay làn sóng thứ hai ở Đông Bắc Á, người di cư lao động và trí thức, doanh nhân là đối tượng chính lập nghiệp làm chủ các thành phố tương lai. Tại Việt Nam, lao động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm 82,4% cả nước và hơn gấp đôi đô thị, phải di cư đến các vùng công nghiệp như đồng bằng sông Hồng 41,8%, trung du miền núi phía Bắc 40,5% và Đông Nam Bộ 37,6%. Nhưng tại đây, không đầu tư đủ hạ tầng xã hội (ký túc xá, nhà trẻ, văn hóa, đào tạo, bảo hiểm xã hội, v.v.). Phần lớn lao động đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, nên gặp nhiều khó khăn về nhà ở, chữa bệnh hay cho con cái đi học. Lao động di cư Việt Nam dù có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn và trẻ hơn gấp đôi người không di cư vẫn phải chịu tỷ lệ thất nghiệp cao gấp 5 lần so với mức trung bình cả nước (9,49%) . Họ đóng góp cho phồn vinh, hoa lệ đô thành nhưng tỷ lệ hộ nghèo là 35% so với mức của đô thị là gần 20% .

2. Thành phố lớn quá tải, nông thôn tụt hậu, công nghiệp hóa không cân đối với đô thị hóa.

Ngay tại thủ đô Hà Nội, tỉnh Hà Tây nhập về từ năm 2008, tăng thêm cho thành phố 2.193,41 km² đất đai nhưng không được hưởng thêm cơ sở hạ tầng và dịch vụ mở rộng. Sau 12 năm, có 2 huyện được chuyển thành quận là Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Huyện Hoài Đức đã không đạt kế hoạch thành quận năm 2020 chủ yếu do chưa đạt các chỉ tiêu về hệ thống giao thông, cung cấp nước sạch, trường học, trạm y tế, bãi trung chuyển rác thải. Phần lớn địa bàn nông thôn từ khi sát nhập đến nay vẫn là nông thôn . Trong giai đoạn 2008 - 2018, Hà Nội đầu tư tới 18.000 tỷ đồng và gần 3/4 trong số đó được giành cho 14 xã và thị trấn của Hà Tây cũ và Mê Linh nhưng thu nhập bình quân đầu người nông thôn năm 2017 vẫn chỉ có 38 triệu đồng/năm so với mức trung bình thành phố là 86 triệu. Tình trạng các huyện ngoại ô vẫn ở trong tình trạng nông thôn chậm phát triển hơn cũng diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh.

Vì các thành phố lớn chậm phát triển ra không gian xung quanh nên các “siêu đô thị” trên thế giới trở thành “hố đen” hút tài nguyên và di cư gây quá tải toàn diện. Tại Hà Nội, phương tiện giao thông tăng 18 - 20%/năm khi diện tích đất giao thông còn dưới 9%  so yêu cầu tiêu chuẩn 20 - 25%. Mật độ phương tiện vượt thiết kế đường 3 - 4 lần, giờ cao điểm có nơi vượt 22 lần . Công suất giường bệnh viện gấp 2 quy định. Diện tích đào tạo và nghiên cứu/sinh viên theo quy định là 2,8m2 nhưng đại học ở Hà Nội có chưa đầy 1m2 đất , lớp học tiểu học ở nhiều quận trung tâm có sĩ số lên tới 55 - 60 học sinh/lớp so với tiêu chuẩn 35 học sinh/lớp. Hà Nội năm 2010 có 73.000 căn hộ, năm 2019 tăng lên 300.000 mà vẫn thiếu hơn 2,1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh có gần 500.000 hộ chưa có nhà, chiếm 1/4 tổng số hộ của thành phố. Mức ô nhiễm hai đô thị cao nhất cả nước với vấn nạn úng ngập đã diễn ra nhiều năm. 

Với các tỉnh xung quanh, 2 thành phố nhờ lợi thế có sẵn về đầu mối logistics, trung tâm khoa học công nghệ, chuyên gia và có thị trường lớn tạo ra ảnh hưởng ràng buộc tự nhiên, phát triển lan ra các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị v.v. bằng đầu tư trong và ngoài nước, hình thành 2 trục kinh tế năng động và mạnh mẽ nhất. Hà Nội tiếp nhận 12,8% đầu tư toàn xã hội và đóng góp 9,9% GDP quốc gia và dẫn dắt kinh tế cho 11 tỉnh thành đồng bằng sông Hồng. Tính riêng trong đồng bằng sông Hồng, Hà Nội chiếm 35% tổng dân số, 33,7% tổng lao động, 60,4% vốn nhà nước, thu hút 38,3% vốn tư nhân và đóng góp 37,6% tổng GDP của đồng bằng. Thành phố Hồ Chí Minh thu hút 17% đầu tư xã hội để sản xuất 19,18% tổng GDP quốc gia. Thành phố này chiếm hơn 50% dân số, 50% lao động, 53% vốn nhà nước, 77,7% vốn tư nhân và đóng góp tới 55% GDP của vùng Đông Nam Bộ.

Phụ thuộc vào 2 thành phố, các tỉnh xung quanh tuy công nghiệp phát triển nhưng đô thị vẫn thui chột. Tỉnh Đồng Nai năm 2019, công nghiệp và dịch vụ đóng góp tới 92% GRDP. Năm 2015, thị xã Long Khánh được công nhận là đô thị loại III, năm 2019 trở thành thành phố trực thuộc tỉnh nhưng vẫn thiếu bệnh viện, trường học, cơ sở văn hóa, cơ sở nghiên cứu khoa học. Đô thị loại II Nhơn Trạch được phê duyệt năm 1996 với diện tích trên 8.000 ha, bỏ hoang hơn 20 năm nay vì chưa có cầu, không kết nối đường cao tốc hay cảng. Trong khi đó, hàng vạn chuyên gia cao cấp của nhiều doanh nghiệp FDI - với mức thu nhập cao nhất nước, là cư dân lý tưởng cho các thành phố công nghiệp - đều sống ở thành phố Hồ Chí Minh và chỉ đến làm việc trong ngày ở tỉnh. Hàng vạn công nhân và gia đình di cư đến Đồng Nai làm việc sống chen chúc trong các khu trọ thiếu thốn tiện nghi và dịch vụ. Bản thân họ không có cơ hội tương lai, gia đình họ không định cư ổn định. 

3. Cư dân nông thôn thiếu cơ hội phát triển, lao động khó chuyển sang phi nông nghiệp

Có tới 60% lao động phi chính thức ở nông thôn , sinh kế bấp bênh khiến họ vẫn giữ lại đất nông nghiệp, kìm giữ tích tụ, mở rộng quy mô ruộng đất. Lao động phi chính thức chiếm tới 57,2% tổng lao động hộ phi nông nghiệp, cộng cả hộ nông nghiệp thì chiếm đến 78,6%. Trong nhóm “lao động có việc làm dễ bị tổn thương” họ chiếm 43,9% so với 14,0% lao động chính thức, nữ giới làm những việc dễ tổn thương cao hơn nam giới gần 20%. Thời gian làm việc của lao động phi chính thức làm công ăn lương là 49,2 giờ/tuần, hơn 2 giờ so với lao động chính thức và hơn quy định (48 giờ/tuần). Lương bình quân thấp hơn, chỉ khoảng 4,4 triệu đồng/tháng so với nhóm chính thức (6,7 triệu đồng/tháng). Hầu hết không có bảo hiểm xã hội. Đối với họ, tai nạn, thai sản, già yếu, bệnh tật là rủi ro tự chịu, chỉ có 0,2% được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, 1,9% đóng bảo hiểm tự nguyện64. Lao động phi chính thức chiếm đến 71,9% tổng số lao động có việc làm phi nông nghiệp mà chỉ 14,8% qua đào tạo, đang kéo thấp năng suất lao động chung của Việt Nam xuống bằng 7,3% Singapore, 18,9% Malaysia, 37% Thái Lan, 45% Indonesia và 62% các nước thu nhập trung bình thấp năm 2018. Đóng góp của nông nghiệp trong GDP giảm còn 13% nhưng còn tới vẫn thu hút tới 37,6% lao động. Chậm rút lao động là chậm tích tụ đất. 

Hiện nay, phong trào phát triển nông thôn mới đang lan rộng theo quy mô từ xã lên cả huyện rồi cả tỉnh được công nhận là đơn vị “nông thôn mới”. Các tỉnh thuần nông như Nam Định phát triển nông thôn khá tốt. Năm 2019, Nam Định có 100% xã và 100% huyện về đích nông thôn mới, 80% hộ có thu nhập phi nông nghiệp, khoảng cách thu nhập đô thị - nông thôn chỉ chênh nhau 1,35 lần nhưng tỷ lệ đô thị hóa vẫn rất thấp (18.2% ở mức thứ 44/63 cả nước). Ngay các tỉnh công nghiệp cũng có chung tình trạng. Tỉnh Đồng Nai năm 2019, công nghiệp và dịch vụ đóng góp tới 92% GRDP và lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 90% tổng lao động đang làm việc trong tỉnh, nhưng lại vẫn còn tới 56% dân số sống ở nông thôn. Thành phố Hồ Chí Minh có bốn huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ) đạt chuẩn nông thôn mới, 56 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, 50 xã đạt chuẩn “nâng cao”. Nhưng dù đã đạt chuẩn “mới mở rộng” hay “mới nâng cao” thì vẫn là “nông thôn”. 

4. Cả nước chạy đua phát triển công nghiệp, không phát huy lợi thế đa dạng từng vùng miền

Để có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam và nhiều nước đang phát triển phấn đấu giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế mà ít quan tâm đến đặc điểm và lợi thế đa dạng. Đầu tư công nghiệp chế biến chế tạo tăng từ 19,25% năm 2005 lên 27,35% năm 2019. Đầu tư dịch vụ cũng tăng, tập trung vào vận tải, kho bãi 9,70%. Vốn vào kinh doanh bất động sản và xây dựng tăng nhanh rất từ 2016 lại đây. Đầu tư dịch vụ phục vụ (bán buôn bán lẻ, lưu trú, ăn uống) tăng trong khi cho dịch vụ thương mại (giáo dục, đào tạo, thông tin, truyền thông, khoa học công nghệ) giữ nguyên và giảm. Tuy sản xuất nông nghiệp vẫn đóng góp 30,1% tổng GDP đồng bằng sông Cửu Long, 39,8% GDP Tây Nguyên, 17,7% Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung, 19,9% GDP miền núi phía bắc góp, tạo ra việc làm và thu nhập cho phần lớn dân cư nông thôn, nhưng đầu tư cho nông nghiệp chỉ tổng chiếm 5 - 6% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Ưu tiên phát triển công nghiệp trở thành mục tiêu chung cho các địa phương, cơ cấu kinh tế các vùng khá giống nhau ở các nhóm ngành. Phần lớn các vùng (trừ Tây Nguyên) đều ưu tiên công nghiệp chế biến chế tạo, ngành này góp tới 32% GDP đồng bằng sông Hồng, 30,4% Đông Nam Bộ, 22,5% Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung, 22,3% miền núi phía Bắc và 19% đồng bằng sông Cửu Long. Tại những nơi thiếu điều kiện phát triển công nghiệp như ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải vận chuyển vật liệu đổ nền, đắp đê ngăn lũ, dẫn điện từ xa, đưa cán bộ kỹ thuật về v.v. ở các tỉnh miền núi phải mở đường giao thông, đưa lao động đến v.v. làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành. Giai đoạn 2005 - 2018, đất phi nông nghiệp tăng từ 9,76% lên 11,40% chủ yếu làm công nghiệp và đô thị. Đa số diện tích tăng ở các vùng có lợi thế nông nghiệp nhất như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên ở đồng bằng sông Hồng và Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ ở đồng bằng sông Cửu Long vốn là các địa phương “bờ xôi, ruộng mật” đã xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi hoàn chỉnh. 

Các địa phương thuần nông phải đối đầu với 2 vấn đề. Một là, tăng trưởng kinh tế chậm. Ví dụ Nam Định tăng trưởng GRDP hơn 7% (2015 - 2018), đứng thứ 11/11 ở đồng bằng sông Hồng, đóng góp khoảng 1% thu ngân sách vùng. An Giang, Đồng Tháp, Thái Bình… phải duy trì diện tích lúa tối thiểu để đảm bảo an ninh lương thực trong khi giá lúa tăng chậm hơn giá vật tư và tăng chậm hơn nông sản khác làm giảm thu nhập nông dân và địa phương. Hai là, người dân thiếu việc làm, thu nhập thấp. Đồng Tháp năm 2020 có 2.476 doanh nghiệp thu hút 65.500 lao động, chiếm 7,29% tổng số, hơn 2.000 lao động đi xuất khẩu, chiếm 0,22% lao động. Nam Định xuất khẩu 10.000 lao động, chiếm 0,87% tổng số. Để cải thiện đời sống, lao động các tỉnh thuần nông di cư mạnh sang các vùng công nghiệp phát triển, đô thị lớn, ra nước ngoài. Kết cấu xã hội về tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, tay nghề ngày càng mất cân đối, khó phát triển nông thôn, đô thị.

Các tỉnh công nghiệp cũng phải đương đầu với hai vấn đề khó xử lý. Thứ nhất là bẫy “sản xuất gia công” - làm ra nhiều mà thu chẳng bao nhiêu. Ví dụ tỉnh Thái Nguyên có 101 doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì 44 doanh nghiệp báo lợi nhuận trước thuế âm . Samsung có 4 nhà máy tại Việt Nam, doanh thu năm 2018 khoảng 67,15 tỷ USD (bằng 30% doanh thu toàn cầu của hãng) nhưng lợi nhuận của sản xuất tại Việt Nam chỉ có 4,7 tỷ USD (11,6% lợi nhuận toàn cầu của hãng) . Thứ hai là công nghiệp hóa kinh tế không kéo theo đô thị hóa. Đông Nam Bộ công nghiệp mạnh nhất nước (không kể thành phố Hồ Chí Minh) tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ tới hơn 90% GRDP nhưng đô thị hóa chỉ 46% năm 2019 và chịu sức hút, cạnh tranh mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

TTBD.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK