Một số gợi ý chính sách tài khóa hỗ trợ ổn định và phục hồi kinh tế cho năm 2022 và trung hạn 2023-2025
Cập nhật : 9:44 - 09/06/2023

Thực hiện tốt chính sách tài khóa năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường và nền kinh tế chưa thực sự có những đột phá về mô hình tăng trưởng sẽ là nhiệm vụ rất khó khăn. Bài viết dưới đây đề xuất một số gợi ý về chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ ổn định và phục hồi kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ nhất, mặc dù dự toán thu và chi NSNN cần tiếp tục duy trì nguyên tắc lường thu mà chi, cần có giải pháp chính sách để theo dõi và đánh giá về công tác lập dự toán và chấp hành ngân sách nhà nước ở tất cả các cấp. 

Có thể xem xét việc dự toán tăng thu NSNN giai đoạn 2023-2025 khi kinh tế phục hồi và các biện pháp hỗ trợ về thuế hết hiệu lực. Theo ước tính của tác giả, số thu NSNN hàng năm giai đoạn 2023-2024 có thể cao hơn 2-4 % so với số dự toán thu NSNN trong kế hoạch tài chính - NSNN 2022-2024. 

Dù Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ thì việc thực hiện dự toán chi tiêu từ ngân sách nhà nước vẫn luôn có nhiều thách thức nhất là với chi đầu tư. 

Số liệu cho thấy việc lập dự toán và chấp hành dự toán đúng luôn là vấn đề chưa được giải quyết khi mà số ngân sách chuyển nguồn hàng năm luôn rất cao (tỷ lệ này giảm đi đôi chút vào giai đoạn 2012-2014 và lại tăng cao trở lại vài năm gần đây). Khi mà ngân sách chuyển nguồn quá lớn lên tới gần 40 % tổng chi cân đối NSNN (2019-2020) thì hiệu quả của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế trong năm sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp chủ động, quyết liệt và tích cực trong việc tiết kiệm chi tiêu từ NSNN, phối hợp các bộ ngành và địa phương trong lập và chấp hành dự toán chi đầu tư. Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý và phân bổ chi đầu tư công cần tiếp tục được thực hiện để phù hợp hơn với điều kiện thực thi chính sách ở Việt nam. Việc quy định rõ ràng về trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và phân cấp quản lý chi đầu tư chính luôn là hết sức cần thiết. Đây cũng là những bài học từ việc giải ngân vốn đầu tư 2020.

Thứ hai, bối cảnh kinh tế xã hội giai đoạn 2022-2025 có những thay đổi rất lớn do tác động của Covid-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới, vì vậy Kế hoạch tài chính 5 năm và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm cần có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới. 

Việc tiếp tục lập ngân sách theo mô hình đầu vào đã bộc lộ những hạn chế rất lớn khi đối phó với dịch bệnh vì vậy cần nhanh chóng triển khai áp dụng việc lập kế hoạch ngân sách theo đầu ra, đặc biệt với ngành y tế.

Dịch bệnh Covid -19 cũng đã có những tác động rất lớn đến cơ cấu kinh tế và lao động không chỉ năm 2021-2022 mà cho cả giai đoạn 2021-2025. Hàng loạt vấn đề về đào tạo lại lao động, đảm bảo môi trường an toàn cho lao động di cư (nhà ở, trường học, bệnh viện) đặt ra những yêu cầu mới trong lập kế hoạch tài chính, đầu tư trung hạn. 
Ngoài ra, cần xem xét lại khả năng lập dự toán NSNN cho trung hạn, đặc biệt là vấn đề lập dự toán cho chi đầu tư để tránh trường hợp chi chuyển nguồn quá nhiều. 

Thứ ba, điều chỉnh quy mô và cơ cấu chi trong ngân sách nhà nước

Chi đầu tư cho xây mới là quan trọng nhưng chi đầu tư cho cải tạo, nâng cấp và đặc biệt là chi thường xuyên cho duy tu bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng cũng rất cần thiết. Dù điều này không mới nhưng việc cắt giảm chi thường xuyên một cách máy móc sẽ có rủi ro làm giảm hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, giảm chi thường xuyên một cách máy móc nhất là ở các địa phương dễ có nguy cơ làm trầm trọng hơn các vấn đề về thiếu biên chế cho ngành y tế và giáo dục hiện nay. 

Trong gói hỗ trợ hiện nay, do yêu cầu về giải ngân đầu tư công sẽ đòi hỏi thời gian nên cũng không thể kỳ vọng tỷ lệ giải ngân cao cho năm 2022. Điều này sẽ gây áp lực lớn cho việc lập kế hoạch và giải ngân cho năm 2023. Vì vậy, vai trò theo dõi và giám sát của cơ quan dân cử các cấp với việc giải ngân gói hỗ trợ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết.

Có thể xem xét điều chỉnh các khoản đầu tư cho nhà ở xã hội sang hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xây nhà ở xã hội bằng nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp và hỗ trợ xây nhà cho thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất…

Xem xét điều chỉnh các gói hỗ trợ không còn phù hợp với bối cảnh mới. Nguyên tắc chung của việc thực hiện chính sách tài khóa nên là đơn giản về quy trình, dễ xác định đối tượng hưởng lợi và không tạo ra cơ hội cho tham nhũng chính sách. 

Thứ tư, vấn đề huy động nguồn ngân sách và vay nợ

Để huy động nguồn có thể xem xét đẩy nhanh việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ quyền chi phối.  

Trong giai đoạn hiện nay có thể chấp nhận bội chi cao và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn là để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế, xã hội. Trong trung hạn từ 2022-2025 khi kinh tế trong nước và quốc tế hồi phục, lãi suất huy động có thể tăng trở lại khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh phục hồi sau dịch bệnh. Việc Moody nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt nam cũng là cơ hội tốt để huy động các nguồn vốn với lãi suất thấp hơn. 

Trong trường hợp cần thiết, Việt nam cũng có thể sử dụng quyền rút vốn đặc biệt để huy động nguồn ngoại tệ từ IMF. Hiện nay, theo tính toán của IMF thì hạn ngạch của Việt Nam là 0,24% - thấp nhất trong khu vực ASEAN; trong khi đó hạn ngạch của các thành viên khác cao hơn rất nhiều, cụ thể: cao nhất là Indonesia 0,98%; Singapore là 0,82%; Thái Lan là 0,67%; Philippines là 0,43%… Theo tỷ lệ hạn ngạch quy định từ IMF, Việt Nam nhận được khoảng 1,09 tỷ SDRs, tương đương 1,56 tỷ USD. Đây sẽ là khoản dự trữ ngoại hối khá lớn mà Việt Nam có thể huy động trong điều kiện khẩn cấp. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý khi sử dụng các khoản vay về ngoại tệ vì nếu không có sự phối hợp tốt với chính sách tiền tệ thì sẽ có rủi ro cao làm tăng cung tiền và tiềm ẩn lạm phát. 

Tính toán của chúng tôi cho thấy, Việt nam được đánh giá có năng lực quản trị nợ ở mức trung bình khá và các chỉ tiêu về an toàn nợ công của Việt nam được đánh giá khá tốt nên Việt nam còn dư địa tài khóa cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn 2022-2025. 

Thứ năm, cần chú ý phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ trong việc hỗ trợ và vay nợ

Như đã phân tích ở trên, rủi ro lạm phát vẫn đang hiện hữu với việc giá mọi yếu tố đầu vào đều tăng cao nên việc sử dụng đồng thời cả chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tạo ra sức ép lớn với tăng giá. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả và tổng cầu để kịp thời điều chỉnh chính sách khi cần thiết.

Kết luận 

Năm 2023-2025 cần tiếp tục thực hiện nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa là chủ động, linh hoạt trong ứng biến về ngắn hạn nhưng tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách và kỷ luật tài chính về dài hạn. Thế giới đang đối mặt với nhiều thay đổi bất thường nên cũng cần có những giải pháp đặc thù mới có thể đối phó được. Chính sách tài khóa cũng cần có sự điều chỉnh theo quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Ninh từng viết: ”dĩ bất biến, ứng vạn biến”. 

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK