Tại sao giải ngân Đầu tư công vẫn chậm?
Cập nhật : 14:39 - 24/03/2023
Tại sao giải ngân Đầu tư công vẫn chậm?
(Từgóc độ của Nhà thầu – Hiệp hội Các Nhà thầu VACC)

Từ đầu năm 2022 và tiếp đến cả năm 2023, chủ trương của Chính phủ Việt Nam là tập trung đẩy mạnh đầu tư công để phục hồi và phát triển kinh tế. Quyết tâm rất cao của Chính phủ thể hiện rất rõ là nguồn vốn luôn sẵn sàng, đồng thời luôn đôn đốc quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Mặc dù vậy, kế hoạch giải ngân đầu tư công vẫn không đáp ứng được yêu cầu. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, tính đến 30/11/2022, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước là 338 nghìn tỷ, chỉ đạt 58,33% kế hoạch năm, mặc dù kế hoạch được chuẩn bị là 550 nghìn tỷ. Đây thật sự là một vấn đề đáng ngạc nhiên - Có tiền mà không tiêu được? Tại sao lại như vậy? 
Nguồn vốn đầu tư công trong giai đoạn này đều đang tập trung cho các công trình hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy thủ tục và các bước triển khai các công trình hạ tầng này sẽ quyết định tốc độ giải ngân của chúng ta.
Theo quan điểm của Hiệp hội các nhà thầu - VACC, nguyên nhân có từ 2 góc độ:

1. Thủ tục đầu tư và thanh quyết toán của các dự án còn một số vấn đề cần khắc phục, tháo gỡ. 
Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn 2 của các gói thầu hạ tầng kỹ thuật. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các cơ chế thủ tục đầu tư đã được cải thiện khá nhiều, mặc dù đây đó vẫn còn những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu, thủ tục đầu tư… Cụ thể, để rút ngắn thời gian và các thủ tục đấu thầu, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông – Vận tải chủ trì cơ chế chỉ định thầu cho các gói thầu hạ tầng kỹ thuật với quy mô gói thầu khoảng 3.000 - 4.000 tỷ theo đề xuất của Hiệp hội nhà thầu; Về công tác giải phóng mặt bằng và cơ chế thanh toán cũng đã có tiến bộ hơn trong thời gian gần đây, nên cũng tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho các nhà thầu. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ dự án: khảo sát, thiết kế dự toán … còn sơ sài chưa đảm bảo tiến độ và chất lượng đang là một khó khăn cho việc triển khai. Hồ sơ khảo sát thiết kế, chuẩn bị dự án còn sai lệch, nên trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có thay đổi, phát sinh. Lúc có phát sinh thì thủ tục thanh toán lại trở lên phức tạp, mất thời gian, nên các Ban Quản lý Dự án, Chủ đầu tư đều ngần ngại xử lý. Do đó, cần nâng cao chất lượng, đẩy nhanh hơn nữa khâu chuẩn bị dự án và có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của các Ban Quản lý Dự án, Chủ đầu tư trong việc ký thanh toán và xử lý phát sinh để tạo điều kiện cho các nhà thầu. 

2. Hệ thống đơn giá định mức chưa phù hợp với thực tế
Vấn đề này liên quan trực tiếp đến các nhà thầu xây dựng – là lực lượng cuối cùng sử dụng vốn đầu tư công. Nếu các nhà thầu thực hiện được khối lượng lớn cũng đồng nghĩa với việc giải ngân sẽ nhanh. Tuy nhiên hiện nay, các nhà thầu đang rất khó khăn, vướng mắc về đơn giá, định mức. 
Hệ thống đơn giá định mức của chúng ta đang áp dụng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, không phù hợp thực tế khiến các nhà thầu quá thua thiệt. Khi áp dụng theo định mức của Bộ Xây Dựng quy định để lập dự toán công trình, đơn giá đầu vào, nhân công, máy của địa phương thì quá thấp so với thực tế doanh nghiệp phải chi trả. Ví dụ: Công tác đắp nền đường đơn giá là 16.000đ/m3 thực tế phải thuê khoán là 30.000đ/m3; công tác đắp cấp phối đá dăm theo định mức dự toán là 35.000đ/m3 giá thực tế thi công là 120.000đ/m3; công tác đóng cọc bê công cốt thép theo định mức là 55.000đ/m3 giá thi công thực tế tế là 150.000đ/m3. 
Đặc biệt, đơn giá nhân công cũng hết sức bất hợp lý do các thông số thanh toán dựa trên hệ thống tiền lương cơ bản năm 2019. Cho đến nay, đơn giá nhân công sai lệch rất lớn so với thực tế. Ví dụ: đơn giá nhân công 3.5/7 nhóm 2 là 235.000đ/công trong khi đơn giá thuê khoán hiện nay khoảng 450.000- 600.000đ/ngày; hoặc đơn giá lương kỹ sư bậc 2 là 6 triệu đồng/tháng trong khi thực tế khoảng 20 triệu/tháng. Sắp tới, nếu hệ thống tiền lương được cải tiến thì việc thay đổi đơn giá tiền lương cho công trường càng biến động hơn.
Bên cạnh đó, còn một số công tác chưa có trong định mức. Ví dụ: công tác lắp đặt cáp treo cầu dây văng, cầu dây võng; công tác gia công lắp đặt vòm cầu thép, khoan cọc qua hang động casteur, rút cừ ngầm trong nước… Nguyên nhân là do trước đây chúng ta còn lạc hậu trong công nghệ xây dựng, nên chưa có các định mức này. Trước tình hình đó, Hiệp hội Các nhà thầu đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về việc cần khẩn trương xây dựng, bổ sung và điều chỉnh lại hệ thống đơn giá, định mức xây dựng hiện nay. Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có công văn giao Viện Thiết kế Xây dựng phối hợp với Hiệp hội các nhà thầu tổ chức triển khai việc này. 
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị đinh số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, các định mức này cần được lập mới trình cơ quan chuyên môn thẩm định, phê duyệt làm cơ sở xác định giá xây dựng công trình và khi triển khai áp dụng cần kiểm chứng trong thực tế để điều chỉnh bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống định mức theo quy định. Có thể thấy, việc lập mới và điều chỉnh được hệ thống định mức hiện nay sẽ mất rất nhiều thời gian (có thể hàng năm). Như vậy, trong giai đoạn lập hồ sơ thiết kế, dự toán và thi công hiện nay sẽ rất khó ban hành kịp để có thể điều chỉnh được (cần nói rõ thêm là các định mức xây dựng hiện nay được ban hành theo hình thức Thông tư, không phải là các Quyết định như trước đây vì vậy trình tự ban hành một Thông tư sẽ càng lâu hơn).
Từ việc thiếu hụt, bất cập so với thực tế của một số định mức, đơn giá, việc thi công trên thực tế của các nhà thầu càng khó khăn. Đơn cử như nhà thầu Vinaconex vừa bắt đầu triển khai gói thầu cao tốc Mai Sơn – Quế Lộ khi so sánh đơn giá gói thầu được duyệt và chi phí thực tế phải triển khai đã thấy chắc sẽ phải lỗ khoảng 40%, nhưng không làm thì không có việc cho cán bộ nhân viên. 
bên cạnh đó, hiện nay, theo quy định chỉ định thầu – các gói thấu được chỉ định ở giai đoạn 2 đều phải tiết kiệm cắt giảm 5% so với dự toán gói thầu! Đây cũng sẽ là một khó khăn nữa cho các nhà thầu trong việc tính toán chi phí, vì bản thân các đơn giá định mức đã thấp và thiếu hụt như vậy nay lại tiết kiệm thêm 5% sẽ là khó chồng thêm khó. Chính vì những lý do trên nên một số công ty xây dựng xác định là không tham gia nhận thầu các công trình vốn đầu tư công mặc dù vẫn thiếu công trình. 
Từ những tình hình đó, chúng tôi cho rằng, để đẩy mạnh việc giải ngân đầu tư công, bên cạnh các chỉ đạo của Chính phủ về chuẩn bị ngân sách, giải phóng mặt bằng, cần có biện pháp giải quyết rốt ráo để đầu ra của vốn ngân sách ở các dự án đầu tư công được lưu thông nhanh chóng, cụ thể:
a) Cần nhanh chóng điều chỉnh và bổ sung hệ thống đơn giá định mức hiện nay. Cần rà soát, phân loại các đơn giá, định mức để có kế hoạch bổ sung ngay trong quý I/2023, kịp triển khai các dự án hiện nay. Cần bổ sung ngay các định mức chuyên ngành giao thông vào hệ thống định mức xây dựng làm cơ sở áp dụng cho các gói hạ tầng. 
b) Có quy trình phân cấp, phân quyền cụ thể và quy định rõ ràng cho các Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư để xử lý việc điều chỉnh, giải quyết các việc phát sinh; điều chỉnh các gói thầu song song với việc tập trung cải thiện chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán của các gói thầu.
c) Cần nghiên cứu, ban hành cơ chế tổng thầu, cơ chế liên danh, cơ chế xét thầu phù hợp cho các gói thầu xây dựng hạ tầng lớn sắp đến (Sân bay Long Thành) để tập hợp được sức mạnh của các nhà thầu Việt Nam.


TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK