Thực trạng một số phân khúc thị trường bất động sản đầu năm 2023
Cập nhật : 14:22 - 24/03/2023

Năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, 9 tháng đầu năm tăng trưởng GDP đạt 8,83%; dự kiến cả năm đạt từ 7,5% đến 8,0%, vượt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới khi đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 đặt ra, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, một trong những nhiệm vụ đặt ra là cần phát triển đồng bộ, an toàn, lành mạnh, bền vững các loại thị trường trong đó có thị trường bất động sản.
Tuy vậy, thị trường BĐS trong 9 tháng đầu năm 2022 vẫn tiếp tục gặp khó khăn khi lượng giao dịch không có khả năng cải thiện, nguồn cung khan hiếm, giá cả chững ở mức cao, việc huy động các nguồn vốn gặp nhiều trở ngại cả lý do chủ quan và khách quan và đặc biệt là sự lệch pha về “cung cầu” giữa các phân khúc, nguy cơ gây ra nhiều rủi ro và thách thức với nền kinh tế nếu không có các biện pháp và chính sách điều chỉnh kịp thời.
1. Thị trường nhà ở (bao gồm cả nhà ở thương mại và xã hội)
Về lượng giao dịch:
Năm 2022, tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền tăng so với cùng kỳ năm 2021, lượng giao dịch tập trung nhiều vào phân khúc đất nền. Lực cầu mạnh nhưng hấp thụ không cao bởi sản phẩm phù hợp ít và giá quá cao. Tỷ lệ hấp thụ trung bình chỉ đạt 43%. Riêng Quý III, giảm mạnh so với Quý I + II, chỉ đạt 33,5%. Lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ các dự án tổng hợp sơ bộ khoảng 50.000 giao dịch, tương đương cùng kỳ năm 2021.
+ Lượng giao dịch đất nền tổng hợp sơ bộ khoảng 200.000 giao dịch. Mặc dù nguồn cung các dự án nhà ở suy giảm, kinh tế có nhiều khó khăn nhưng tổng lượng giao dịch bất động sản 3 tháng đầu năm 2022 vẫn tăng tập trung vào phân khúc đất nền, nhà ở, đất ở của hộ gia đình, cá nhân cho thấy nhu cầu về nhà ở và đầu tư bất động sản của người dân vẫn rất lớn.
Về nguồn cung:
- Nguồn cung thiếu và yếu về chất, chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn. Thiếu hụt nguồn cung nhà ở xã hội.Tổng cung 9 tháng đầu năm đạt 41.886 sản phẩm tương đương 77,9% tổng lượng cung bất động sản nhà ở năm 2021 và 24% so với năm 2018. Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho thấy 9 tháng đầu năm 2022, số lượng dự án nhà ở thương mại được chấp thuận mới và hoàn thành vẫn hạn chế, cho thấy chưa có sự cải thiện về nguồn cung nhà ở thương mại. Tổng lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành trong 9 tháng đầu năm tổng hợp sơ bộ khoảng 12.000 căn, tương đương cùng kỳ năm 2021, chủ yếu là các dự án tồn đọng từ trước. Gần như không có dự án cấp mới. Các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn hạn chế so với nhu cầu về nhà ở của đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình, công nhân các khu công nghiệp. Tính tổng số dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai từ trước đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 279 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng 148.000 căn, với tổng diện tích hơn 7.400.000 m2; đang tiếp tục triển khai (bao gồm các dự án đã được chấp thuận đầu tư và đang triển khai đầu tư xây dựng): 355 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 377.000 căn, với tổng diện tích khoảng 18.840.000 m2 , trong đó: Năm 2022, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 13 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 6.000 căn, với tổng diện tích khoảng 300.000 m2 sàn xây dựng.
Về giá cả
Năm 2022, giá căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn tăng so với thời điểm cuối năm 2021 mức độ tăng giá các phân khúc bất động sản tập trung trong cuối Quý I, chậm dần và có dấu hiệu chững lại trong các tháng Quý II (khi các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác được phục hồi, bình thường trở lại), qua tổng hợp cho thấy:
- Giá căn hộ chung cư tại các địa phương đều có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 3% so với thời điểm cuối năm 2021; tại Hà Nội giá nhà chung cư tăng khoảng 4-5%, cao hơn so với tại Thành phố Hồ Chí Minh - tăng khoảng 1-2% so với cuối năm 2021
- Giá nhà ở riêng lẻ, đất nền có biên độ tăng cao hơn so với căn hộ chung cư (bình quân tăng khoảng 5-7% so với quý trước); sang cuối tháng 3/2022 tại một số địa phương, các vùng ven Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tại các tỉnh Thái Bình, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đồng Nai… lại có hiện tượng giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh.

2. Thị trường Bất động sản Du lịch, Nghỉ dưỡng
Trong quý III năm 2022, có hơn 4.600 sản phẩm bất động sản Du lịch - Nghỉ dưỡng mới được chào bán, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2021 và 21.4% so với quý II/2022. Tỷ lệ hấp thụ 48%. Số lượng dự án du lịch, nghỉ dưỡng được triển khai, hoàn thành trên cả nước rất ít. Nguồn cung mới tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung. Hàng tồn kho khá nhiều. Một số dự án được quan tâm như:
+ Merry Land Quy Nhơn
+ Hon Thom Paradise Island tại Phú Quốc
+ Sun Riverside Village Sầm Sơn
+ Nova Phan Thiết tại Bình Thuận
+ Novaworld Hồ Tràm tại Bà Rịa - Vũng Tàu
+ Vũng Tàu Pearl ở Bà Rịa - Vũng Tàu
+ Thanh Long Bay tại Bình Thuận
+ Five Seasons Homes Vũng Tàu
+ Grand Mercure Hoi An
+ Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
+ Flamingo Hải Tiến
Biến động giá: Mặt bằng giá ở thị trường sơ cấp tiếp tục tăng, trung bình 5-7% so với quý trước và 12-15% so với cùng kỳ năm 2021.

3. Thị trường Bất động sản Công nghiệp
- Trên cả nước có 292 khu công nghiệp đang hoạt động.
+ Có khoảng 84 dự án có tỷ lệ lấp đầy gần như hoàn toàn
+ Các dự án còn lại có tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 80%
- Giá tăng khoảng 10% so với kỳ trước, trung bình 100 - 120 USD/m2/chu kỳ thuê và sẽ tiếp tục tăng, nhất là tại thị trường phía Nam.
- Nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Hà Nội, TP HCM, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương được lấp đầy gần như hoàn toàn. Hải Phòng vượt Bắc Ninh trở thành địa phương có tổng diện tích khu công nghiệp lớn nhất khu vực phía Bắc.
- Tại miền Nam, nguồn cung khan hiếm đẩy mức giá lên cao. Bình Dương là tỉnh có diện tích đất công nghiệp lớn nhất với hơn 7.000 ha và được lấp đầy gần hết.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK