HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 3 – SỐ 2
Cập nhật : 14:14 - 24/03/2023
HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 3 – SỐ 2

Câu hỏi: Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa?
Trả lời: 
Căn cứ theo quy định của điểm d khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ quy định: "Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;"
Về các trường hợp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực:
Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực được quy định ở điều 95, Luật Sở hữu trí tuệ  bao gồm các trường hợp sau:
Thứ nhất, chủ văn bằng không thực hiện các quy định của pháp luật về nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực. Trong trường hợp này, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì không được nộp.
Thứ hai, chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền được hưởng theo văn bằng tương ứng, trong trường hợp này hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt từ ngày nhận được tuyên bố của chủ sở hữu về việc từ bỏ
Thứ ba, trường hợp chủ sở hữu không sử dụng liên tục trong vòng 5 năm.
Ngoài ra , còn có nhiều trường hợp khác như chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động mà không có người kế thừa hợp pháp; Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát  nhưng không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu  được chứng nhận vi phạm  các quy chế sử dụng nhãn hiệu được chứng nhận hoặc không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó. Trong các trường hợp này  tổ chức , cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ và phải nộp lệ phí và phí.  Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét có  đủ căn cứ để chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hay không và sẽ thông báo cho các bên liên quan.

Câu hỏi: Hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 22 Nghị định 80/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/10/2021) quy định nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, theo đó hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ như sau:
a) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng bản mô tả sáng chế, bản thiết kế kiểu dáng công nghiệp, bản thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
c) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
d) Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

Câu hỏi: Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ gồm những loại nào?
Trả lời:
Tại Điểm g Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định:
“Hàng giả” gồm:
...
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;"
Tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

Câu hỏi: Nhà nước có những chính sách gì về sở hữu trí tuệ?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ được quy định như sau:
1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
5. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu hỏi: Quyền của giám định viên sở hữu trí tuệ
Trả lời:
Quyền của giám định viên sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
a) Có thể hoạt động trong 01 tổ chức giám định sở hữu trí tuệ dưới danh nghĩa của tổ chức đó hoặc hoạt động độc lập;
b) Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định;
c) Sử dụng kết quả thẩm định hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định;
d) Giám định viên sở hữu trí tuệ hoạt động độc lập có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK