HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 2 – SỐ 3
Cập nhật : 13:12 - 24/03/2023

Câu hỏi: Nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được tác giả đồng ý thì có bị tiêu hủy tang vật không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 16 Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm như sau:
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất thì áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy.
Theo đó, nhập khẩu sách bản sao mà không được tác giả đồng ý sẽ bị tiêu hủy khi không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất đối với lô hàng trên.

Câu hỏi: Đăng tải nội dung tác phẩm đến công chúng trên mạng mà không được chủ sở hữu đồng ý bị phạt như thế nào? 
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng như sau:
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, việc đăng tải bản sao sách scan đến công chúng trên mạng mà không được chủ sở hữu đồng ý sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bị buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm.

Câu hỏi: Khi sử dụng tác phẩm đã được công bố để phát sóng không có tài trợ trên truyền hình thì có phải xin phép tác giả không?
Trả lời:
Khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao như sau:
1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
Như vậy theo quy định này, sử dụng tác phẩm đã được công bố để phát sóng không có tài trợ trên truyền hình thì không phải xin phép, tuy nhiên phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.
Lưu ý trường hợp này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

Câu hỏi: Mẫu Giấy chấp thuận sử dụng tác phẩm, tài liệu để xuất bản, tái bản được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Phụ lục kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTTT (có hiệu lực từ ngày 01/4/2020) quy định mẫu Giấy chấp thuận sử dụng tác phẩm, tài liệu để xuất bản, tái bản được thể hiện như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY CHẤP THUẬN([1])
Sử dụng tác phẩm, tài liệu để xuất bản, tái bản

- Họ và tên tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả([2]):…………………………..
- Số định danh cá nhân hoặc Số giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Số quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với cơ quan, tổ chức):…........................... 
cấp ngày…..tháng.......năm......tại....................
- Địa chỉ:..................................................................................................
- Điện thoại:..................... Fax: ……………. Email:……………………..
Với tư cách là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tôi (chúng tôi) đồng ý ([3]):
- Tổ chức/cá nhân: ……..………………………………..………..............
- Số định danh cá nhân hoặc Số giấy chứng minh nhân dân / Hộ chiếu/ Số quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với cơ quan, tổ chức):…..........................
cấp ngày…..tháng.......năm......tại.......................................
- Địa chỉ:..................................................................................................
- Điện thoại:………………...Fax: ……………. Email:…………………..
Được xuất bản tác phẩm, tài liệu (tái bản xuất bản phẩm) sau đây([4]):
- Tên tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm:.................................................
- Số giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (nếu có):……………………cấp ngày…...tháng…...năm……..…
- Số trang bản thảo (bản mẫu):……... Khổ giấy/Định dạng:…………….
- Họ và tên tác giả:.............................. Bút danh (nếu có):.......................
- Ngôn ngữ xuất bản:…………Phương thức xuất bản (in, điện tử):………
- Số lượng bản in:…… - Phương tiện điện tử hoặc website đăng tải:….....
- Thời gian thực hiện xuất bản (tái bản): từ ngày…. tháng….năm……đến ngày…..tháng…….năm……hoặc không hạn chế.
- Số lần xuất bản, tái bản:………………………(hoặc không hạn chế)…
- Số tập:…………..Thông tin khác (nếu có):…………………………….         
Đề nghị ………………tuân thủ đúng quy định pháp luật về xuất bản, sở hữu trí tuệ và nội dung của Giấy chấp thuận này./.
  ……....ngày….tháng….năm…….….
TÁC GIẢ/CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu là tổ chức)
 
[1] Giấy chấp thuận này được sử dụng trong trường hợp không có hợp đồng sử dụng tác phẩm theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
[2] Nếu là tổ chức, ghi rõ họ tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật.
[3] Trường hợp có đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu quyền tác giả phải kèm theo văn bản ủy quyền cho người đại diện ký tên tại Giấy chấp thuận này.
[4] Trường hợp có nhiều tác phẩm, nhiều tác giả thì phải lập danh mục chi tiết kèm theo.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK