Mô hình quản lý lưu vực sông của Pháp
Cập nhật : 16:41 - 23/03/2023

Mô hình quản lý lưu vực sông là mô hình quản lý tài nguyên nước tiêu biểu của Liên minh Châu Âu. Quản lý lưu vực sông cũng được khẳng định và nhấn mạnh trong Chỉ thị Khung chính sách về nước của Liên minh Châu Âu (FWD 2000) trong đó nêu rõ vấn đề quy hoạch lưu vực sông và trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc triển khai quản lý lưu vực sông. Tại Châu Âu, Pháp là quốc gia nổi bật về những thành công khi triển khai mô hình quản lý lưu vực sông.
Về lịch sử chuyển đổi mô hình quản lý sang quản lý lưu vực sông, những năm 1950 và 1960, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước đã trở thành vấn đề nổi cộm ở nhiều vùng tại Pháp, ảnh hưởng đến tính bền vững của việc cấp nước cũng như sự phát triển kinh tế của người dân. Việc đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên các con sông lớn là rất quan trọng nhằm đáp ứng cầu của các nhà máy điện hạt nhân đã được quy hoạch. Trước tình hình đó, Luật Cải cách chính sách nước của Pháp đã được dự thảo và phê duyệt vào năm 1964. Ngoài các biện pháp điều tiết, Luật Tài nguyên nước năm 1964 của Pháp còn đổi mới bằng cách đề xuất mô hình quản lý lưu vực sông với vai trò chính của cơ quan lưu vực sông (Uỷ ban lưu vực sông) và các công cụ kinh tế mới để quản lý tài nguyên nước. 
Các Ủy ban lưu vực sông bao gồm đại diện của những đối tượng sử dụng nước, chính quyền địa phương và Nhà nước với tỷ lệ tương đương nhau. Thẩm quyền của họ đã được định nghĩa một cách khái quát trong Luật Tài nguyên nước 1964:
“Cơ quan này sẽ được tham vấn về tiềm năng của các dự án và công trình mang lại lợi ích chung được lập quy hoạch trong khu vực thẩm quyền của cơ quan đó, về các xung đột có thể nảy sinh giữa chính quyền địa phương hoặc các bên liên quan, và nói chung hơn về tất cả các vấn đề được nhắc đến trong luật này” (Điều 13 của Luật Tài nguyên nước 64- 1245).

Các Ủy ban lưu vực sông được thành lập với mục đích rất tổng quan và hình thức đó là “tạo điều kiện thuận lợi cho các hành động mang lại lợi ích chung cho lưu vực sông” với các nhiệm vụ sau:
Cơ quan đóng góp vào việc thực hiện các nghiên cứu và các công trình mang lại lợi ích chung cho lưu vực sông.
Cơ quan trao các khoản tài trợ và khoản vay cho cộng đồng hoặc cá nhân để hoàn thành các công việc do họ trực tiếp thực hiện mang lại lợi ích chung cho lưu vực sông, góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho Uỷ ban” (Điều 14 của Luật Tài nguyên nước 64-1245).

Ngoài vai trò tư vấn của các Ủy ban lưu vực sông được trích dẫn trong điều 13, Luật tài nguyên nước 1964 của Pháp nhấn mạnh vai trò chủ đạo của họ trong việc phê duyệt các khoản phí:
Cơ sở tính toán và đơn giá của các loại phí được xác định theo nghị quyết của Ủy ban lưu vực sông (Điều 14 của Luật Tài nguyên nước 64-1245).

Triển khai mô hình quản lý tài nguyên nước mới (mô hình quản lý lưu vực sông) theo Luật Tài nguyên nước 1964, Pháp chia lãnh thổ thành 6 Ủy ban lưu vực sông. Việc phân chia thành các Ủy ban lưu vực sông nhằm tập hợp nhiều lưu vực sông được thực hiện nhằm đảm bảo tính bền vững về tài chính và kỹ thuật của các cơ quan hỗ trợ: ngoài tính thống nhất về thủy văn, mỗi Ủy ban lưu vực sông phải có đủ diện tích để thu được số phí nước từ các đối tượng sử dụng nước đủ để đảm bảo khả năng duy trì của cơ quan. Mặt khác, số lượng cơ quan phải được giới hạn để đảm bảo khả năng tuyển dụng các kỹ thuật viên chuyên môn trong lĩnh vực tài nguyên nước. Vai trò cụ thể, cơ cấu chi tiết của Uỷ ban lưu vực sông và các cơ quan hỗ trợ được quy định trong các nghị định dưới Luật.
      Như vậy, hệ thống quản lý tài nguyên nước theo 3 cấp của Pháp như sau:
1) Cấp Trung ương 
- Bộ Sinh thái và Phát triển bền vững: là cơ quan chính phủ quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, giúp việc Bộ là Cục quản lý Tài nguyên nước. 
- Ủy ban quốc gia về tài nguyên nước: được thành lập theo điều 15 của Luật nước 1964, Ủy ban bao gồm các thành phần là đại diện các Bộ ngành liên quan, đại diện các Hội đồng thành phố, các hộ dùng nước khác nhau và 6 chủ tịch của 6 ủy ban lưu vực sông. 
Ủy ban quốc gia về tài nguyên nước có nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ về các nội dung quản lý nhà nước về Tài nguyên nước mà trọng tâm là những vấn đề thể chế, luật pháp - quy hoạch, giải quyết tranh chấp... Hiện nay Hội đồng quốc gia về Tài nguyên nước ở Pháp có tới 79 thành viên là đại diện của các Bộ, Ngành và Trung ương, các địa phương các hộ dùng nước khác nhau và 6 chủ tịch ủy ban lưu vực sông. 
2) Cấp lưu vực sông
Trước vấn đề ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt và cấp nước cho các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, Luật Nước 1964 của Pháp đã đưa mô hình quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông vào các điều 13, 14 như đã đề cập ở phần trên.
Dựa theo 6 sông lớn, Pháp đã ghép một số sông nhỏ gần các sông lớn (đổ ra bè và đại dương) thành 6 lưu vực sông. Mỗi lưu vực có Ủy ban lưu vực sông và Cơ quan quản lý nước lưu vực:
a) Ủy ban lưu vực sông
Chức năng: 
- Phê duyệt các nhiệm vụ quy hoạch, đề án phát triển tài nguyên nước trên lưu vực. 
- Đề xuất xây dựng và phê duyệt các mức phí nước trong lưu vực và đề xuất các chính sách liên quan khác về nước (chính sách thuế...). 
- Chỉ định ra Hội đồng quản trị của cơ quan quản lý nước. 
Cơ cấu, thành phần: 
Theo điều 13 của Luật Nước 1964, điều 5 của Luật Nước 1992 và điều L213-8 của Luật Nước 2006 thì Ủy ban bao gồm đủ 3 thành phần: đại diện của các cơ quan chính quyền địa phương, đại diện của các hộ dùng nước, đại diện của chính phủ (do các Bộ ngành liên quan cử ra) tỷ lệ trong 3 luật trên có khác nhau một chút nhưng luôn giữ ở mức 33-40%. 
b) Cơ quan quản lý nước lưu vực sông
Được lập theo điều 14 của Luật Nước năm 1964 có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý Tài nguyên nước và các chủ trương, quyết định của Ủy ban lưu vực. 
Chức năng, nhiệm vụ
- Xây dựng quy hoạch phát triển và quản lý. 
- Quản lý chung về số lượng, chất lượng, hệ sinh thái thủy sinh. 
- Thanh tra việc thực hiện Luật Tài nguyên nước và các văn bản dưới luật. 
- Xây dựng, trình duyệt các mức phí ô nhiễm, thuế tài nguyên nước. 
- Thu phí, thuế tài nguyên nước thực hiện nhiệm vụ quản lý qũy này để trợ cấp và cho vay đối với các nghiên cứu khoa học về sử dụng nước tiết kiệm, giảm ô nhiễm trong nông nghiệp, công nghiệp, các hoạt động về cấp nước, vệ sinh cộng đồng. 
Cơ cấu, thành phần
Mỗi cơ quan quản lý nước lưu vực có Hội đồng quản trị gồm 3 thành phần được bầu ra theo cơ cấu: 
- Một nửa là những đại diện có năng lực về lĩnh vực nước thuộc các cơ quan nhà nước của chính phủ (chọn lựa trong các Bộ ngành liên quan). 
- Một nửa là những đại diện cho các cơ quan chính quyền địa phương và những hộ dùng nước khác nhau. 
Tỷ lệ các thành phần trên được điều chỉnh trong các Luật Nước 1992 và 2006 để đảm bảo cho 3 thành phần trên cơ sở đại biểu ngang nhau. 
Thường Hội đồng quản trị có trên 20 người. 
Tùy theo quy mô lưu vực số nhân viên của cơ quan quản lý nước lưu vực có từ 130 người - 310 người. 
Nguồn kinh phí hoạt động của Cơ quan quản lý lưu vực sông
Thuế tài nguyên nước và phí ô nhiễm nước là 2 nguồn kinh phí chính để duy trì hoạt động của cơ quan quản lý lưu vực sông và triển khai các hoạt động trên lưu vực sông. Trên cơ sở nguồn tài chính thu được này. Hội đồng quản trị của cơ quan lưu vực sẽ quản lý và sử dụng vào các mục đích sau:

- 10%:
+ Chi cho các hoạt động nghiên cứu
+ Chi cho hoạt động của cơ quan LVS
+ Chi cho công việc giám sát
- 90%
+ Tài trợ cho chương trình 5 năm của LVS
+ Chi cho phát triển; cho cộng đồng địa phương. 
+ Các nhà nông; Các nhà sản xuất CN.
3) Cấp địa phương
Sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền của vùng và tỉnh với các cơ quan lưu vực sông là rất quan trọng: 
- Về mặt quản lý hành chính, Pháp chia thành 22 đơn vị quản lý hành chính gọi là Đơn vị quản lý hành chúng cấp vùng ở Pháp và các tỉnh thành cùng các Sở, Ban ngành của các vùng đảm nhiệm chức năng thanh tra giám sát, xử lý tất cả các vi phạm khai thác sử dụng và xả nước thải. 
- Về đầu tư xây dựng các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải, phục hồi và bảo vệ môi trường nước do ngân sách các địa phương đảm nhiệm nhưng cơ quan quản lý lưu vực sông thường hỗ trợ khoảng 40% và cho vay thêm từ 10-20% tùy theo các dự án. 

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK