QUY HOẠCH ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI
Cập nhật : 16:30 - 23/03/2023

Trong những nhiệm kỳ gần đây, Quốc hội nước ta không ngừng được đổi mới cả về tổ chức và phương thức hoạt động, số lượng đại biểu chuyên trách ngày càng tăng lên (tính đến thời điểm hiện nay có 192 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách gồm 125 đại biểu ở các cơ quan của Quốc hội và 67 đại biểu ở đoàn đại biểu Quốc hội). Khối lượng công việc của Quốc hội nói chung ngày càng nhiều, do đó yêu cầu đại biểu phải nâng cao hơn nữa chất lượng, trình độ và chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết các công việc một cách có hiệu quả. 
Để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ đại biểu Quốc hội chuyên trách một cách chủ động, có tầm nhìn chiến lược, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Quốc hội, nhằm bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững sự đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị. Chuẩn bị từ xa, nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý và đại biểu Quốc hội chuyên trách của Quốc hội vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ đại biểu Quốc hội chuyên trách nói riêng góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu qủa hoạt động của Quốc hội nói chung. Đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội nước ta, năm 2012, Đảng đoàn Quốc hội giao Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu tiên nghiên cứu xây dựng Đề án „Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XIV thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở các cơ quan của Quốc hội”, trong điều kiện chưa có tiền lệ, trong các văn bản Hướng dẫn của Đảng  về công tác quy hoạch đối với đội ngũ đại biểu Quốc hội từ trước tới nay đều chưa được đề cập đến. 
Với quyết tâm chính trị cao, Ban Công tác đại biểu đã bám sát các quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của Đảng về công tác cán bộ để xây dựng Đề án quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và cán bộ lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và các nhiệm kỳ tiếp theo như: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ; quan tâm đến nguồn cán bộ trẻ, được đào tạo và có triển vọng; chuẩn bị nguồn cán bộ dồi dào và bảo đảm chất lượng để đáp ứng nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài; quy hoạch cán bộ phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ như nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dướng, sắp xếp bố trí, luân chuyển cán bộ; quy hoạch cán bộ phải bảo đảm phương châm “động” và “mở”, một chức danh có thể quy hoạch 2 đến 3 người và một người có thể quy hoạch vào 2 đến 3 chức danh, nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch không kép kín trong cơ quan, đơn vị. Hằng năm xem xét, đánh giá điều chỉnh bổ sung kịp thời, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, không có triển vọng phát triển và kịp thời bổ sung những nhân tố mới có triển vọng, người có thể thay thể mình; quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn cán bộ, vừa tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của cán bộ, bảo đảm sự đoàn kết trong sự phát triển của đội ngũ cán bộ; tránh tư tưởng cơ hội, cục bộ, không cứng nhắc, máy móc trong xây dựng và thực hiện quy hoạch; quy hoạch cán bộ phải thực hiện đồng bộ, công khai, cấp trên chỉ đạo cấp dưới làm quy hoạch, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ ở cấp trên. Mỗi cá nhân cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý đương nhiệm phải đề cao trách nhiệm trong việc chuẩn bị, đề xuất giới thiệu người vào quy hoạch các chức danh cán bộ của đơn vị mình và người thay thế mình. Kết quả là vào năm thứ hai của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Ban Công tác đại biểu đã trình Đảng đoàn Quốc hội xem xét, phê duyệt Đề án quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và cán bộ lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và các nhiệm kỳ tiếp theo, đồng thời ngày 4/5/2012, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Hướng dẫn số 258 – HD/ĐĐQH để thực hiện Đề án quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan của Quốc hội. Kết quả triển khai quy hoạch là việc Đảng đoàn Quốc hội phê duyệt kết quả quy hoạch cán bộ thuộc diện Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý; đồng thời lập Danh sách giới thiệu quy hoạch cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư phê duyệt.
Đến năm 2014, Đảng đoàn Quốc hội đã tiến hành rà soát quả rà soát, bổ sung quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cơ quan của Quốc hội theo đúng Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI). Kết quả của công tác quy hoạch đã góp phần trực tiếp vào sự thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Phát huy những kết quả đã đạt được của lần quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách trước đây, Quốc hội khóa XV, Ban Công tác đại biểu đã tham mưu giúp Đảng đoàn Quốc hội triển khai công tác quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Đảng đoàn Quốc hội ngày càng đi vào nề nếp, đồng bộ và hiệu quả. 
Theo đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Hướng dẫn số 599-HD/ĐĐQH14 ngày 24/8/2017 của Đảng đoàn Quốc hội về quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và các chức danh ở các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi nghiên cứu Quy định số 50-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW ngày 15/02/2022 của Ban Tổ chức Trung ương và các văn bản có liên quan, Ban Công tác đại biểu đã nghiên cứu trình Đảng đoàn Quốc hội ban hành Hướng dẫn 726-HD/ĐĐQH15 ngày 13/6/2022 của Đảng đoàn Quốc hội về công tác xây dựng quy hoạch ĐBQH hoạt động chuyên trách và các chức danh ở các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2026-2031 (thực hiện trong năm 2022) và rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ 2021-2026 và nhiệm kỳ 2026-2031 (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo) gồm có 10 nội dung lớn quy định về Mục đích, yêu cầu; Phương châm; Thời điểm rà soát và bổ sung quy hoạch; Xây dựng quy hoạch cho nhiệm kỳ 2026-2031; Quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ 2021-2026 và nhiệm kỳ 2026-2031; Điều kiện tổ chức hội nghị và cách tính phiếu hợp lệ, lựa chọn số lượng đưa vào quy hoạch; Thẩm quyền quy hoạch; Trách nhiệm trong công tác quy hoạch; Công khai, quản lý và thực hiện quy hoạch; Tổ chức thực hiện. 
Để thực hiện Hướng dẫn 726-HD/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội, Ban Công tác đại biểu đã tham mưu Đảng đoàn Quốc hội ban hành Kế hoạch số 907-KH/ĐĐQH15 nhằm triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các chức danh ở các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026 (thực hiện trong năm 2022) và Kế hoạch số 967-KH/ĐĐQH15 xây dựng quy hoạch đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các chức danh ở các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2026 - 2031 (thực hiện trong năm 2022). Như vậy, đến nay các văn bản về rà soát, bổ sung quy hoạch đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các chức danh ở các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm kỳ 2026 – 2031 đã đầy đủ, đồng bộ. Hiện nay Ban Công tác đại biểu đang tích cực triển khai các bước rà soát, bổ sung quy hoạch đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các chức danh ở các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm kỳ 2026 – 2031 theo đúng thời gian và nội dung quy định, góp phần vào việc chủ động nguồn cán bộ cả trong nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm kỳ 2026 – 2031.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK