HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 12 – SỐ 4
Cập nhật : 9:37 - 14/12/2022


Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về doanh nghiệp tư nhân?

Trả lời:

Căn cứ Điều 188 LuậtDoanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:

- Doanh nghiệp tưnhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộtài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tưnhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Mỗi cá nhân chỉđược quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân khôngđược đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tưnhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trongcông ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

 

Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân?

Trả lời:

Căn cứ Điều 189 LuậtDoanh nghiệp 2020, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định nhưsau:

- Vốn đầu tư củachủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tưnhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằngĐồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằngtài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗiloại tài sản.

- Toàn bộ vốn vàtài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính củadoanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Trong quá trìnhhoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mìnhvào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư củachủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợpgiảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tưnhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

 

Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về quản lý doanh nghiệp tư nhân?

Trả lời:

Căn cứ Điều 190 LuậtDoanh nghiệp 2020, quản lý doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:

- Chủ doanh nghiệptư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụtài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Chủ doanh nghiệptư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đểquản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tưnhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tưnhân.

- Chủ doanh nghiệptư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân vớitư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tưnhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về cho thuê doanh nghiệp tư nhân?

Trả lời:

Căn cứ Điều 191 LuậtDoanh nghiệp 2020, cho thuê doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:

Chủ doanh nghiệptư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phảithông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơquan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệptư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữudoanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và ngườithuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định tronghợp đồng cho thuê.

 

Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về bán doanh nghiệp tư nhân?

Trả lời:

Căn cứ Điều 192 LuậtDoanh nghiệp 2020, việc bán doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:

- Chủ doanh nghiệptư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

- Sau khi bándoanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thờigian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tưnhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.

- Chủ doanh nghiệptư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật vềlao động.

- Người mua doanhnghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định củaLuật Doanh nghiệp 2020.

 

Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong mộtsố trường hợp đặc biệt?

Trả lời:

Căn cứ Điều 193 LuậtDoanh nghiệp 2020, việc thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong mộtsố trường hợp đặc biệt được quy định như sau:

1. Trường hợp chủdoanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hànhbiện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộcthì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Trường hợp chủdoanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kếtheo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữanhững người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thìđăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

3. Trường hợp chủdoanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhậnthừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đượcxử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Trường hợp chủdoanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tưnhân được thực hiện thông qua người đại diện.

5. Trường hợp chủdoanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộcphạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạmngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa ánhoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.

 

Thamkhảo:

Luật Doanh nghiệp2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK