HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 12 – SỐ 2
Cập nhật : 9:33 - 14/12/2022


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thếnào về Hội đồng thành viêntạicông ty hợp danh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 182 LuậtDoanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên  tại công ty hợp danh được quy định như sau:

Hộiđồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thànhviên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặcTổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Thànhviên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luậnvà quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tậphọp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.

Hộiđồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải đượcít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:

- Định hướng, chiến lược pháttriển công ty;

- Sửa đổi, bổ sung Điều lệcông ty;

- Tiếp nhận thêm thành viênmới;

- Chấp thuận thành viên hợpdanh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

- Quyết định dự án đầu tư;

- Quyết định việc vay và huyđộng vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của côngty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

- Quyết định mua, bán tàisản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điềulệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

- Thông qua báo cáo tàichính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thànhviên;

- Quyết định giải thể; yêucầu phá sản công ty.

Quyếtđịnh về vấn đề khác không quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua nếu đượcít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điềulệ công ty quy định.

Quyềntham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định củaLuật Doanhnghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

 

Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về triệu tập họp Hội đồng thành viên tại công ty hợpdanh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 183 LuậtDoanh nghiệp 2020, triệu tập họp Hội đồng thành viên tại công ty hợp danh đượcquy định như sau:

Chủ tịch Hội đồngthành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặctheo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viênkhông triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệutập họp Hội đồng thành viên.

Thông báo mời họpHội đồng thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điệntử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định. Thông báo mời họp phảinêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tênthành viên yêu cầu triệu tập họp. Các tài liệu thảo luận được sử dụng để quyếtđịnh các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 182 của Luật Doanh nghiệp 2020 phảiđược gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quyđịnh.

Chủ tịch Hội đồngthành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ tọa cuộc họp. Cuộc họp Hộiđồng thành viên phải được ghi biên bản, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, mã số doanhnghiệp, địa chỉ trụ sở chính;

- Thời gian, địađiểm họp;

- Mục đích, chươngtrình và nội dung họp;

- Họ, tên chủ tọa,thành viên dự họp;

- Ý kiến của thànhviên dự họp;

- Nghị quyết, quyếtđịnh được thông qua, số thành viên tán thành, không tán thành, không có ý kiếnvà nội dung cơ bản của nghị quyết, quyết định đó;

- Họ, tên, chữ kýcủa các thành viên dự họp.

 

Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về việc điều hành kinh doanh của công ty hợp danh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 184 LuậtDoanh nghiệp 2020, việc điều hành kinh doanh của công ty hợp danh được quy địnhnhư sau:

Các thành viên hợpdanh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt độngkinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trongthực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối vớibên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.

Trong điều hành hoạtđộng kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm cácchức danh quản lý và kiểm soát công ty; Khi một số hoặc tất cả thành viên hợpdanh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông quatheo nguyên tắc đa số chấp thuận; Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiệnngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm củacông ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.

Công ty có thể mởmột hoặc một số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định thànhviên được ủy quyền gửi và rút tiền từ các tài khoản đó.

Chủ tịch Hội đồngthành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nghĩa vụ sau đây:

- Quản lý và điềuhành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợpdanh;

- Triệu tập và tổchức họp Hội đồng thành viên; ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thànhviên;

- Phân công, phốihợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;

- Tổ chức sắp xếp,lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu kháccủa công ty theo quy định của pháp luật;

- Đại diện chocông ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án; đại diện chocông ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

- Nghĩa vụ khác doĐiều lệ công ty quy định.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hộikhóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK