Đánh giá tác động chính sách Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Chính sách 2: Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
Cập nhật : 16:32 - 22/11/2022

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP

Để người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đáp ứng yêucầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 củaLuật khám bệnh, chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định số3323/QĐ-BYT, ngày 12/9/2012, về việc chỉ định 03 cơ sở đào tạo nhân lực y tế làĐại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; Trường đại học Y Hà Nội; Trường đại học YDược Huế, thực hiện kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc đủtrình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cáctrường này còn kiểm tra công nhận thành thạo ngôn ngữ khác sử dụng để hànhnghề, ví dụ như tiếng Anh.

Theo một số báo cáo thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế và một sốban ngành đoàn thể, thời gian vừa qua có rất nhiều các bác sỹ người nước ngoàiđang hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam, đặc biệt là tạicác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân đã để xảy ra rất nhiều sai sót trongchuyên môn, một trong các nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, bấtđồng ngôn ngữ trong trao đổi giữa người hành nghề, người phiên dịch và ngườibệnh, do đó việc cho phép người nước ngoài sử dụng phiên dịch trong khám bệnh,chữa bệnh có một số hạn chế, bất cập như sau:

- Hạn chế trong việc giao tiếp với người bệnh, khai thác thông tin, tiềnsử bệnh tật, tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu lâm sàng, việc ghi chép hồ sơbệnh án, kê đơn … do tình trạng người phiên dịch không có chuyên môn về y tế,không đủ năng lực để thực hiện việc phiên dịch;

- Tình trạng người phiên dịch không làm việc sau khi người nước ngoài đãđược cấp chứng chỉ hành nghề mà không kiểm soát được;

- Tình trạng người phiên dịch lợi dụng vị trí để hành nghề trái phép.

Bên cạnh đó, việc sử dụng người phiên dịch trong hành nghề cũng tạo rabất cập trong việc xác định trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố y khoa do khócó thể xác định nguyên nhân gây ra sự cố do chỉ định của người hành nghề haylỗi tại người phiên dịch.

II. CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Phương án 1:

Người nước ngoài, người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ởnước ngoài (sau đây gọi tắt là người nước ngoài) hành nghề lâu dài tại Việt Namphải sử dụng tiếng Việt trong khám bệnh, chữa bệnh, từ một số trường hợp đặcbiệt được sử dụng ngôn ngữ khác hoặc sử dụng phiên dịch trong khám bệnh, chữabệnh theo quy định của Chính phủ.

Người nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề trước thời điểm Luật cóhiệu lực (Dự kiến 01/01/2024) được tiếp tục sử dụng phiên dịch khi hành nghềcho đến hết ngày 31/12/2029 (05 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực).

Phương án 2:

Người nước ngoài hành nghề lâu dài tại Việt Nam phải sử dụng tiếng Việttrong khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thìphải đủ khả năng sử dụng tiếng Anh trong khám bệnh, chữa bệnh và có người phiêndịch.

Phương án 3:

Quy định người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài phảibiết tiếng Việt thành thạo, trường hợp không thành thạo được sử dụng phiên dịchnhư hiện nay.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ TÁCĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC CÓ LIÊN QUAN

1. Đánh giá đối với phương án 1

Người nước ngoài hành nghề lâu dài tại Việt Nam phải sử dụng tiếng Việttrong khám bệnh, chữa bệnh. Trừ một số trường hợp đặc biệt được sử dụng ngônngữ khác hoặc sử dụng phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

Việc sử dụng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt trong khám bệnh, chữa bệnhchỉ áp dụng trong một số trường hợp (ví dụ: khám, chữa bệnh nhân đạo, chuyểngiao kỹ thuật, khám cho người có cùng ngôn ngữ…) theo quy định của Chính phủ.

Như vậy sẽ có thay đổi so với hiện nay là những người hành nghề nướcngoài không biết tiếng Việt thành thạo thì sẽ không được tiếp tục sử dụng phiêndịch, do vậy trong vòng 5 năm sau khi Luật có hiệu lực, những người này sẽ phảihọc tiếng Việt để đáp ứng quy định, trường hợp họ không học tiếng Việt thì hoặclà họ sẽ chuyển sang khám bệnh, chữa bệnh cho người có cùng ngôn ngữ (theo quyđịnh của Chính phủ) hoặc không được tiếp tục hành nghề ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê hiện nay, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021,Việt Nam đã cấp khoảng 585 chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài. Trong đócó sử dụng ngôn ngữ khám bệnh, chữa bệnh tiếng Anh là 342 người chiếm 59%,tiếng Trung là 189 người chiếm 32% và 54 người chiếm 9% sử dụng các loại ngônngữ khác như: tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản, tiếng Pháp…Như vậy, trung bình một năm,Việt Nam cấp khoảng trên 80 chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài với mứcphí là 360,000 đồng/chứng chỉ.

Phương án trên sẽ có các tác động sau đây:

1.1. Tác động về kinh tế

1.1.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

Giảm chi phí của Nhà nước cho việc chăm sóc, hỗ trợ người bị khuyết tậtdo lỗi y tế

b) Tác động tiêu cực:

Qua đánh giá không phát hiện tác động tiêu cực của phương án.

1.1.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Chính sách này chỉ có tác động đối với các cơ sở đang có sử dụng ngườihành nghề là người nước ngoài trong cơ sở. Việc quy định phải biết tiếng Việtsẽ giúp cho cơ sở tiết kiệm được chi phí thuê phiên dịch.

Tăng tính cạnh tranh và doanh thu cho cơ sở do bảo đảm yêu cầu chất lượnghành nghề

Giảm chi phí, bồi thường để giải quyết những vấn đề sai sót chuyên môn,khiếu nại do sử dụng phiên dịch mang lại.

b) Tác động tiêu cực:

Việc quy định không cho phép người nước ngoài sử dụng phiên dịch khi hànhnghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam sẽ tăng chi phí đào tạo ngôn ngữ tiếngViệt cho người làm việc (nếu cơ sở chi).

Trường hợp người hành nghề không học tiếng Việt và không tiếp tục hành nghềthì cơ sở sẽ phải chi phí để tuyển dụng, sắp xếp, bố trí và đào tạo mới ngườihành nghề khác.

Giảm doanh thu: Doanh thu của cơ sở sẽ giảm do biến động về nhân lựctrong thời gian 5 năm

1.1.3. Tác động đối với người hành nghề:

a) Tác động tích cực:

Việc ban hành chính sách sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữabệnh của người nước ngoài, hạn chế việc chỉ định không chính xác từ đó góp phầnhạn chế việc phải giải quyết các tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách sẽ làm hạn chế khả năng tham gia cung cấp dịchvụ khám bệnh, chữa bệnh của người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, chínhsách này sẽ không co tác động đáng kể đến khả năng cung cấp dịch vụ của hệthống khám bệnh, chữa bệnh cho người dân

1.1.4. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

Do việc ban hành chính sách sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh,chữa bệnh của người nước ngoài, hạn chế việc chỉ định không chính xác từ đó gópphần hạn chế việc người dân phải chi trả các chi phí điều trị không hợp lý dochẩn đoán không chính xác hoặc lạm dụng kỹ thuật hoặc điều trị do sai sótchuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách có thể làm hạn chế tính đa dạng trong cung cấpdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng như làm hạn chế khả năng tiếp cận với cácdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và từ đó có thể làm tăng chi phí do phải di chuyểnhoặc chờ đợi để được khám bệnh, chữa bệnh.

Tuy nhiên, chính sách này sẽ không co tác động đáng kể đến khả năng cungcấp dịch vụ của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh cho người dân.

1.2. Tác động về xã hội

1.2.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Về việc làm: Tạo ra khoảng 400 việc làm/năm để bù đắp cho số người nướcngoài đang hành nghề tại Việt Nam sẽ không tiếp tục hành nghề do không đáp ứngyêu cầu về ngôn ngữ.

- Về sức khỏe: Giúp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh hạn chế cácrủi ro mà người bệnh có thể gặp phải do chẩn đoán sai hoặc lạm dụng kỹ thuật.Từ đó làm giảm gánh nặng của Nhà nước trong chăm sóc sức khỏe.

- Giúp Nhà nước không phải đối diện với dư luận xã hội liên quan đến việckiểm soát không hiệu quả hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Nhà nước sẽ phải đối mặt với phản ứng từ các doanh nghiệp hiện đang sửdụng người nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.

1.2.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

- Giúp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết được bất cập liên quanđến việc xác định trách nhiệm của người hành nghề và người phiên dịch khi xảyra sự cố y khoa.

- Giúp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bệnh có sử dụng người nước ngoàihành nghề nhưng chất lượng tốt không bị dư luận xã hội đánh đồng về chất lượngcung cấp dịch vụ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng người nước ngoàihành nghề nhưng không bảo đảm chất lượng và chỉ thu hút người bệnh thông quaviệc quảng cáo quá mức khả năng cung cấp dịch vụ của mình.

b) Tác động tiêu cực:

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện đang sử dụng người nước ngoài hànhnghề sẽ phải tìm giải pháp lao động thay thế nếu chính sách được ban hành.

1.2.3. Tác động đối với người hành nghề:

a) Tác động tích cực:

Qua đánh giá không phát hiện được tác động tích cực về xã hội đối vớingười hành nghề trong nước.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách có thể làm hạn chế tính đa dạng trong cung cấpdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng như làm hạn chế khả năng tiếp cận với cácdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

1.2.4. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

- Về sức khỏe: giúp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh hạn chế cácrủi ro mà người bệnh có thể gặp phải do chẩn đoán sai hoặc lạm dụng kỹ thuật vìnếu người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài biết tiếng Việt khihành nghề tại Việt Nam thì người dân sẽ thuận lợi trong việc cung cấp thôngtin, trao đổi về bệnh sử, tình trạng bệnh để các bác sĩ người nước ngoài, ngườiViệt Nam ở nước ngoài có phương án chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

- Về giảm nghèo: qua thống kê hiện nay thì đối tượng bị lạm dụng kỹ thuậtdo người nước ngoài cung cấp chủ yếu là đối tượng nghèo hoặc cận nghèo và cótrình độ nhận thức thấp. Do vậy, việc ban hành chính sách cũng có tác động đếngiảm nghèo thông qua hạn chế việc chi từ tiền túi do bị lạm dụng kỹ thuật.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách có thể làm hạn chế tính đa dạng trong cung cấpdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng như làm hạn chế khả năng tiếp cận với cácdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

1.3. Tác động về giới:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từnggiới nên không tác động đến giới.

1.4. Tác động về thủ tục hành chính:

Góp phần làm giảm các thủ tục hành chính sau đây:

- Thủ tục hành chính liên quan đến việc công chứng hợp đồng với ngườiphiên dịch và bằng cấp của người phiên dịch;

- Thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra công nhận ngôn ngữ sử dụngtrong khám bệnh, chữa bệnh và công nhận đủ trình độ phiên dịch.

1.5. Tác động đối với hệ thống pháp luật:

Việc ban hành chính sách bảo đảm tính phù hợp với Hiến pháp, pháp luật vềđầu tư cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thực tế pháp luật quốc tế cũng cho thấy các quốc gia đều quy định phải sửdụng thành thạo ngôn ngữ bản địa hoặc tối thiểu phải có trình độ tiếng Anh đạtyêu cầu nếu muốn hành nghề tại quốc gia đó và không cho phép sử dụng phiêndịch, trừ trường hợp người bệnh là người nước ngoài.

2. Đánh giá đối với phương án 2

2.1. Tác động về kinh tế

2.1.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

Qua đánh giá không phát hiện tác động tích cực của Phương án.

b) Tác động tiêu cực:

Qua đánh giá không phát hiện tác động tiêu cực của Phương án.

2.1.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Thêm lựa chọn cho người hành nghề nếu không học được tiếng Việt thì cóthể sử dụng Tiếng Anh nên tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở khám bệnh, chữabệnh tuyển dụng lao động giúp giảm chi phí hành chính trong tuyển dụng, đào tạonhân lực sử dụng tiếng Việt so với phương án 1.

Tăng tính cạnh tranh và doanh thu cho cơ sở so với phương án 1(số này khóxác định cụ thể)

b) Tác động tiêu cực:

Những người hành nghề không sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh phải được đàotạo tiếng Anh làm tăng chi phí đào tạo cho cơ sở.

2.1.3. Tác động đối với người hành nghề:

a) Tác động tích cực:

Qua đánh giá không phát hiện tác động tích cực của Phương án.

b) Tác động tiêu cực:

Qua đánh giá không phát hiện tác động tiêu cực của Phương án.

2.1.4. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

So với phương án 1, người dân sẽ được lựa chọn đa dạng hơn và tăng khảnăng tiếp cận với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người dân nhưng cũng ởmức không đáng kể do số lượng ít.

b) Tác động tiêu cực:

Qua đánh giá không phát hiện tác động tiêu cực của Phương án.

2.2. Tác động về xã hội

2.2.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Về việc làm: Tạo ra khoảng 20 việc làm/năm để bù đắp cho số người nướcngoài đang hành nghề tại Việt Nam sẽ không tiếp tục hành nghề do không đáp ứngyêu cầu về ngôn ngữ.

- Về sức khỏe: Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến, sử dụng tiếng Anh giúp hạnchế rào cản ngôn ngữ và các rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải do chẩn đoánsai hoặc lạm dụng kỹ thuật. Từ đó làm giảm gánh nặng của Nhà nước trong chămsóc sức khỏe.

- Giúp Nhà nước không phải đối diện với dư luận xã hội liên quan đến việckiểm soát không hiệu quả hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Qua đánh giá không phát hiện tác động tiêu cực của Phương án.

2.2.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

So với phương án 1: cơ sở tăng khả năng tiếp cận nguồn lao động là ngườinước ngoài. Bên cạnh đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải lo tìm nguồnnhân lực thay thế cho người hành nghề là người nước ngoài hiện đang làm việctại cơ sở.

b) Tác động tiêu cực:

- Việc chỉ quy định tiếng Anh gây phản ứng tiêu cực từ người lao động dohọ bị phân biệt về ngôn ngữ sử dụng

2.2.3. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

- Việc ban hành chính sách không làm hạn chế tính đa dạng trong cung cấpdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng như làm hạn chế khả năng tiếp cận với cácdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

- Về giảm nghèo: qua thống kê hiện nay thì đối tượng bị lạm dụng kỹ thuậtdo người nước ngoài cung cấp chủ yếu là đối tượng nghèo hoặc cận nghèo và cótrình độ nhận thức thấp. Do vậy, việc ban hành chính sách cũng có tác động đếngiảm nghèo thông qua hạn chế chi từ tiền túi do các đối tượng này bị lạm dụngkỹ thuật.

- Về sức khỏe: Không giải quyết triệt để các rủi ro mà người bệnh có thểgặp phải do chẩn đoán sai hoặc lạm dụng kỹ thuật vì vẫn cho phép người nướcngoài sử dụng phiên dịch trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nên sẽ hạn chếtrong việc khai thác tiền sử bệnh tật, tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu lâmsàng, việc ghi chép hồ sơ bệnh án, kê đơn … do tình trạng người phiên dịchkhông đủ năng lực để thực hiện việc phiên dịch.

2.3. Tác động về giới:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từnggiới nên không tác động đến giới.

2.4. Tác động về thủ tục hành chính:

Việc ban hành chính sách sẽ góp phần làm giảm số lượng thực hiện các thủtục hành chính sau đây:

- Thủ tục hành chính liên quan đến việc công chứng hợp đồng với ngườiphiên dịch và bằng cấp của người phiên dịch;

- Thủ tục hành chính liên quan đến thi ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh,chữa bệnh đối với trường hợp sử dụng ngôn ngữ khác.

2.5. Tác động đối với hệ thống pháp luật:

Việc ban hành chính sách về cơ bản vẫn bảo đảm tính phù hợp với Hiếnpháp, pháp luật về đầu tư cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên nhưng có thể gây ra sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia trong khi Liênhợp quốc quy định có 6 loại ngôn ngữ cơ bản.

3. Đánh giá đối với phương án 3

Giữ nguyên như quy định hiện hành: Quy định người nước ngoài, người ViệtNam định cư tại nước ngoài phải biết tiếng Việt thành thạo, trường hợp khôngthành thạo được sử dụng phiên dịch như hiện nay.

Phương án 3. không có tác động gì vì giữ nguyên như hiện nay. Tuy nhiênkhông giải quyết được các hạn chế, vướng mắc, bất cập như đã nêu ở trên.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 157/BC-BYT ngày06/02/2022 về tổng kết 11 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh

 

Text Box: Xây dựng và đánh giá tác động chính sách trong Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.Các chính sách để thực hiện mục tiêu:1. Chính sách 1: Tăng cường kiểm soát trình độ chuyên môn, năng lực hành nghề, quản lý hành nghề.  2. Chính sách 2: Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.3. Chính sách 3: Tăng cường quản lý hoạt động và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.4. Chính sách 4: Tăng cường cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.5. Chính sách 5: Khám bệnh, chữa bệnh từ xa.6. Chính sách 6: Đổi mới quy định về phân cấp hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.7. Chính sách 7: Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.8. Chính sách 8: Quy định về an ninh bệnh viện, bảo vệ quyền, lợi ích và an toàn của người hành nghề y.9. Chính sách 9: Quy định về sử dụng sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em từ không đến bảy mươi hai tháng tuổi (sau đây gọi tắt là sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng).10. Chính sách 10: Quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

 

 

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK