Bảo đảm và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội theo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Cập nhật : 15:25 - 25/10/2022


Hơn 75năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động Quốc hội đã và đang ngày càng khẳngđịnh vị thế của cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân. Để giữ vững vai trò đó,Đảng ta tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo Quốc hội nhằm bảo đảm cơ quan quyềnlực cao nhất của nhân dân phát huy được đầy đủ các chức năng lập hiến, lập phápvà quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, giám sát tối cao toàn bộ hoạtđộng của Nhà nước.

1. Bảo đảm và nâng cao hoạt động lập pháp củaQuốc hội

Trong bộmáy nhà nước, Quốc hội được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơquan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội thể chế hóa đường lối, chủtrương của Đảng thành các quy định của pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hộitrên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đốingoại… Lập pháp là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội và là hoạt độngthực hiện quyền lực nhà nước - quyền lập pháp. Hoạt động lập pháp là hoạt độngmang tính sáng tạo, là quá trình nhận thức các quy luật xã hội, đặc biệt là vấnđề lợi ích, xác định tầm quan trọng của các quan hệ xã hội, từ đó xác định phạmvi và phương pháp điều chỉnh đúng đắn đối với chúng.

Với hoạtđộng lập pháp, do tính chất có nhiều chủ thể khác nhau tham gia, muốn nâng caochất lượng công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng củađất nước, Đảng cũng cần định hướng, xây dựng và tổ chức đội ngũ cán bộ ngàycàng chuyên sâu về nghiệp vụ, nhạy bén về nhận thức chính trị. Có thể thấy, vaitrò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và Quốc hội nói riêng đã đượcHiến định, nhưng sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội lại cần được đổi mới chophù hợp với tình hình thực tiễn mà Đại hội XIII đã xác định. Trong đó, hoạt độnglập pháp là quá trình thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành các vănbản quy phạm pháp luật. Bởi vậy nếu quá trình xây dựng và ban hành các chủtrương, chính sách thống nhất, khả thi thì sẽ là cơ sở cho việc xây dựng và tổchức thực hiện pháp luật đạt được hiệu quả cao, từ đó sự lãnh đạo của Đảng càngđược củng cố.

2. Bảo đảm và nâng cao hoạt động quyết địnhcác vấn đề quan trọng của đất nước, của Quốc hội

Cùng vớichức năng lập pháp và chức năng giám sát tối cao, Quốc hội Việt Nam còn thực hiệnchức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong các lĩnh vực kinhtế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…, tổ chức bộ máy và nhân sự cấp caocủa Nhà nước. Nội dung về các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc thẩm quyềnquyết định của Quốc hội được quy định vụ thể tại Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chứcQuốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và hệ thống văn bản pháp luậtchuyên ngành, cụ thể: Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xãhội; Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại, nhiệm vụ quốc phòng,an ninh; Quốc hội quyết định các vấn đề về tổ chức, nhân sự cấp cao của Nhà nướcvề địa giới hành chính; Quốc hội quyết định đại xá; Quốc hội quyết định trưng cầuý dân… Theo đó, theo tinh thần của Đại hội XIII, để bảo đảm hoạt động của hệ thốngchính trị - trong đó có Quốc hội - hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, chức năngquyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của Quốc hội cần dựa trên nền tảngquan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhândân, do Nhân dân và vì Nhân dân với tinh thần thương tôn pháp luật. Từ việc thểchế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, việc quyết định các vấn đề quan trọng củađất nước, của Quốc hội phải dựa trên nền tảng pháp lý tối cao là Hiến pháp cùngvới hệ thống các quy định pháp luật chuyên ngành. Việc Quốc hội quyết định cácvấn đề quan trọng của đất nước thể hiện tập trung sự phân công, phối hợp giữacác nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước; đồng thời là căn cứ cho việc thực hiệnchức năng giám sát tối cao của Quốc hội.

3. Bảo đảm và nâng cao hoạt động giám sát tốicao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước của Quốc hội

Theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 70 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có quyền giám sát tối caoviệc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội và những cơ quan doQuốc hội thành lập, phê chuẩn như Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toánnhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia. Điều nay hoàn toàn phù hợp với quan điểm củaĐại hội XIII về xây dựng “hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn,hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng vềxây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân,do Nhân dân và vì Nhân dân, mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân -trong đó Quốc hội là cơ quan cao nhất đại diện cho ý chí toàn dân, đồng thời làcơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Do đó, các cơ quan nhà nước khác như Chínhphủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều chịu sự giámsát của Quốc hội. Việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội nhằm đảm bảonhững quy định của Hiến pháp và pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm chỉnhvà thống nhất, thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật theo quan điểm về xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng. Đồng thời, Quốc hội giám sát hoạtđộng của các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm cho các cơ quan này thực hiện đúngvà hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, bộ máy nhà nước hoạt động nhịpnhàng, chống những biểu hiện tham nhũng, quan liêu; từ đó xây dựng thành công hệthống chính trị trong sạch, vững mạnh theo quan điểm tại Đại hội Đảng lần thứXIII.

Có thểnói Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung nhiều điểm mới trong việc xác định chủ đề,nêu hệ quan điểm chỉ đạo cũng như xác định mục tiêu và định hướng phát triển đấtnước trong giai đoạn mới. Việc bổ sung yêu cầu về xây dựng “hệ thống chính trịtrong sạch, vững mạnh” là sự thể chế hóa quan điểm và tư tưởng của Đảng ta vềxây dựng thành công một nhà nước pháp quyền thống nhất, hoạt động có hiệu lực,hiệu quả. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và Quốc hội cầnđược bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bởi lẽ đó, việc bổ sung yêu cầunày trong Đại hội XIII là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển đất nướccũng như trước những diễn biến và bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đangngày càng có những chuyển biến nhanh và mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, cũng từ việcxác định sự đổi mới trong chủ trương, chính sách của Đảng tại Đại hội XIII, Quốchội tiến hành tự đổi mới phương thức và tổ chức hoạt động của mình dựa trên cácđịnh hướng và yêu cầu chung của Đảng trong việc thực hiện các chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của mình; bảo đảm sự thống nhất với hoạt động chung của hệ thốngchính trị.

4. Phương hướng đổi mới hoạt động của Quốc hộitheo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Để cụ thểhóa quan điểm của Đại hội XIII về đổi mới hoạt động của Quốc hội, trong thờigian tới, có thể tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam trong hoạt động của Quốc hội. Đảng cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạoQuốc hội của mình thông qua đường lối, chủ trương, nghị quyết. Các chủ trương,đường lối của Đảng ta được Quốc hội thể chế hóa thành chính sách, pháp luật đểđưa vào thực tiễn cuộc sống của đất nước. Sự lãnh đạo quan trọng của Đảng chínhlà đưa ra chủ trương, đường lối, là cơ sở để Quốc hội thực hiện vai trò của cơquan lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hộilà cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho cử tri, toàn thể nhân dân nên việcĐảng lãnh đạo Quốc hội chính là xác định rõ những chủ trương, đường lối phù hợpvới từng giai đoạn lịch sử, từng điều kiện của đất nước và của thế giới.

Sự lãnh đạocủa Đảng với Quốc hội là để phát huy vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ củaQuốc hội, phát huy trí tuệ của Đảng Đoàn Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội,từng đại biểu Quốc hội và thực hiện ý nguyện của nhân dân. Thông qua hoạt độngcủa Quốc hội (lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước)tác động lại sự lãnh đạo của Đảng trọng việc tìm kiếm và đưa ra các chủ trương,chính sách mới để đưa đất nước ngày càng phát triển, phù hợp với tình hình thựctiễn của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vớihoạt động của Quốc hội thông qua các đường lối, chủ trương cụ thể. Đường lối, chủ trương của Đảng là cơ sởquan trọng để thực hiện công tác lập hiến và lập pháp. Do đó, đường lối, chủtrương của Đảng là định hướng nội dung và là cơ sở chính trị của pháp luật.Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành các quy tắc cótính bắt buộc chưng. Nói cách khác, nếu chủ trương, đường lối của Đảng cànghoàn thiện, càng cụ thể, minh bạch, phù hợp với thực tiễn khách quan của đất nướcthì việc thể chế hóa thành pháp luật là đúng đắn, càng có khả năng điều chỉnhcác quan hệ xã hội. Do vậy, sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được tăng cường.Trên cơ sở các nội dung thể hiện đường lối của Đảng trong từng thời kỳ, Quốc hộivới chức năng lập hiến và lập pháp của mình thể chế hóa thành các văn bản quyphạm pháp luật tương ứng.

Sự lãnh đạomang tính định hướng của Đảng đối với hoạt động lập pháp trước hết là sự chỉ đạotrong việc xây dựng kế hoạch, chương trình lập pháp. Cùng với điều đó, nghị quyếtcủa Đảng cần định hướng một số nội dung thuộc về quan điểm như nội dung về đấtđai, về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư phápxây dựng nhà nước pháp quyền… Đây cũng là cơ sở quan trọng để Quốc hội thực hiệncó hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình trong hệ thống chính trị.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng đối với Quốc hội nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động phùhợp với đặc thù về tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Cần tiếp tục nâng cao chất lượng của cácnghị quyết, quyết định, chỉ thị của Đảng. Các nghị quyết hay quyết định càng đisâu vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội, càng ổn định lâu dài, càng rõ ràng,minh bạch thì Quốc hội càng chuyển tải đầy đủ, chính xác trong quá trình thể chếhóa Hiến pháp, luật và pháp lệnh.

Nâng caovai trò của Đảng đoàn Quốc hội, các Đảng viên là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốchội và Đại biểu Quốc hội. Để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng củaphương thức lãnh đạo này đòi hỏi các quyết định lãnh đạo của Đảng phải mềm dẻo,linh hoạt; tránh áp đặt cứng nhắc. Đặc biệt trong việc lãnh đạo về tổ chức nhânsự, Đảng phải cung cấp đầy đủ thông tin để Quốc hội quyết định một cách thực chất;tránh cung cấp thông tin về kinh tế, xã hội, từ đó dẫn Quốc hội đến hoạt độnghình thức, thụ động, không thể hiện được đầy đủ ý chí và nguyện vọng của nhândân.

Thứ tư, chú trọng đổi mới hoạt động của Quốchội theo hướng bảo đảm hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm mục tiêu chungvề xây dựng thành công hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu quả. Để tiếp tục phát huy vị trí, vai trò của Quốchội trong giai đoạn phát triển mới; Quốc hội, các cơ quan Quốc hội và đại biểuQuốc hội tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động. Theo đó, giữ vững các nguyên tắc;Bảo đảm Quốc hội thật sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểucao nhất của nhân dân. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ phù hợp cácnguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội. Tổ chức và hoạt độngcủa Quốc hội phải tuân theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiệncác quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tăng cường pháp chếxã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật.


 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK