Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Cập nhật : 15:21 - 25/10/2022


Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội giaonhiệm vụ cho Chính phủ: "Trước năm 2018, hoàn thành việc liên thông hệthống phần mềm công nghệ thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ sở khám,chữa bệnh nhằm cải tiến thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh, nâng cao hiệuquả công tác giám định bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế".

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hộiViệt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh bảo hiểm ytế, đến hết ngày 30/9/2021 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể là:

- Bộ Y tế đã từng bước hoàn thiện hệ thốngcác văn bản hướng dẫn, tổ chức triển khai tin học hoá trong lĩnh vực khám bệnh,chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng việc ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý nhưThông tư số 48/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2017 quy định trích chuyển dữliệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểmy tế; một số Quyết định quy định về chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra để kếtnối, liên thông dữ liệu giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với cơ quan bảo hiểm xãhội; các Bộ mã danh mục dùng chung tiếp tục được hoàn thiện, cập nhật để chuẩnhoá dữ liệu đầu vào của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hiện này đã có phiênbản số 6); Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 6556/QĐ-BYTngày 30 tháng 10 năm 2018; đặc biệt là việc chấn chỉnh tăng cường bảo mật, antoàn thông tin đối với hệ thống thông tin bệnh viện (HIS)...

Cùng với đó, hàng năm, Bộ Y tế đã tổ chức cáclớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ, nhân viên y tếcông tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang làm nhiệm vụ liên quan đếntriển khai, tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh,chữa bệnh bảo hiểm y tế; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát với sự tham giacủa đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam để đôn đốc, chấn chỉnh các cơ sở khámbệnh, chữa bệnh cũng như cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện thực hiệnviệc kết nối, liên thông dữ liệu điện tử theo đúng quy định của Bộ Y tế, kịpthời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong triển khai tổ chức thựchiện cho các đơn vị.

- Chính phủ đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội ViệtNam đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực quản lý,hoạt động. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng các phần mềmcủa Ngành hướng tới tin học hóa toàn diện từ Trung ương đến địa phương trongviệc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệpnhằm công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội trên môi trườngmạng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càngtốt hơn. Đảm bảo hệ thống xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, dữ liệu đượcquản lý tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện thời của hệ thống Ứngdụng công nghệ thông tin toàn ngành bảo hiểm xã hội. Tăng cường khả năng kếtnối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thôngtin trong toàn Ngành đảm bảo thông tin được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Một số kết quả đạt được:

- Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế đãkết nối, liên thông dữ liệu giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với gần 13 nghìn cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc, chất lượng liên thông dữliệu được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Năm 2019, tiếp nhận dữ liệu của 184,19triệu lượt khám bệnh, chữa bệnh, tỷ lệ liên thông 92,04%; Năm 2020, tiếp nhậndữ liệu của 167,8 triệu lượt khám bệnh, chữa bệnh, tỷ lệ liên thông đạt 97,56%.Tỷ lệ gửi hồ sơ đúng ngày ra viện năm 2019 là 89,4%, năm 2020 là 92,6%. Đã có100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước đã triển khai hệ thống thông tinbệnh viện (HIS).

- Trên cả nước có 13 bệnh viện, 01 trung tâmy tế và 02 phòng khám đa khoa đã triển khai hồ sơ bệnh án điện tử đáp ứng quy địnhtại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tếquy định hồ sơ bệnh án điện tử. Những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này đã được cơquan bảo hiểm xã hội chấp thuận giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữabệnh bảo hiểm y tế trên hồ sơ bệnh án điện tử.

- Trên cơ sở dữ liệu tham gia bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế tập trung, ngành bảo hiểm xã hội đã triển khai các dịch vụtra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tựnguyện, bảo hiểm thất nghiệp và thông tin thẻ bảo hiểm y tế.

Phần mềm Quản lý Thu và Quản lý sổ thẻ (TST) đãgiúp cho việc kiểm soát dữ liệu tốt hơn, các quy trình nghiệp vụ được thực hiệnliên thông từ tất cả cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp và các cơ quan bảo hiểm xãhội trong toàn quốc, thống nhất một cơ sở dữ liệu là nguyên liệu quyết định đểxây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm theo chỉ đạo tại Quyết định số714/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến năm 2020, số người tham gia bảohiểm y tế được quản lý trên phần mềm TST là 85.054.419 người, thực hiện cungcấp dữ liệu cho các phần mềm nghiệp vụ của Ngành và cung cấp thông tin để ngườidân có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội, giá trị thẻ bảo hiểm y tế thông quaCổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam, tin nhắn và ứng dụng bảo hiểmxã hội điện tử.

Thông qua phần mềm quản lý cấp mã số bảo hiểmxã hội và quản lý bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngànhbảo hiểm xã hội đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả vàchính xác trong việc sử dụng dữ liệu. Thông qua Hệ thống liên thông dữ liệu, Bộphận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính xã chỉ cần lập hồ sơ trên Hệthống và chuyển ngay đến các cơ quan liên quan. Điều này giúp thông tin đồng bộgiữa các đơn vị; tốc độ nhanh (do không phải phụ thuộc vào bưu điện, bộ phận vănthư…) và thuận tiện cho việc trao đổi, giải quyết thủ tục hành chính được nhanhchóng, chính xác.

Ngày 24 tháng 6 năm 2016, Cổng tiếp nhận dữliệu thuộc Hệ thống Thông tin giám định bảo hiểm y tế chính thức được khai trương,kết nối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến xã đến Trung ương trên phạmvi toàn quốc. Hệ thống hoạt động trực tuyến này cung cấp các công cụ giúp cơ sởy tế khai thác thông tin, tra cứu thẻ bảo hiểm y tế, lịch sử khám bệnh, chữabệnh của người bệnh bảo hiểm y tế và quản lý thông tuyến trên phạm vi toànquốc, giúp cho việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hiệuquả, kịp thời hơn trước đây. Giai đoạn 2018-2020, Cổng tiếp nhận đã được nângcấp, điều chỉnh, bổ sung thêm nhiều chức năng để đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ

- Tiếp tục hoàn thiện Hệ thống giao dịch điệntử, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện tin học hóa hầu hết các thủ tục thamgia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và cấp sổ bảo hiểm xãhội, thẻ bảo hiểm y tế, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội; Triển khai giao dịch điệntử đối với cả tổ chức và cá nhân; Cung cấp các dịch vụ công trên Cổng dịch vụcông quốc gia; Triển khai 100% dịch vụ công mức độ 4 cho các thủ tục hành chínhcủa Ngành.

Thực hiện Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vựcbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội ViệtNam đã ban hành Quyết định số 838/QĐ-BHXH ngày 29 tháng 5 năm 2017 ban hành quytrình giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểmthất nghiệp; Quyết định số 3122/QĐ-BHXH ngày 29 tháng 12 năm 2017 về việc banhành tài liệu đặc tả khuôn dạng hồ sơ và chuẩn trao đổi dữ liệu giữa tổ chứccung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội (I-VAN) và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo đó,hệ thống giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội đã nâng cấp, điều chỉnh để đáp ứngcác yêu cầu về quy trình, nghiệp vụ.

Ngày 12 tháng 8 năm 2019, Bảo hiểm xã hộiViệt Nam đã nâng cấp phần mềm Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội về việc bổ sungchức năng kê khai hồ sơ bảo hiểm xã hội trên Cổng giao dịch điện tử Bảo hiểm xãhội Việt Nam nhằm hỗ trợ các đơn vị sử dụng lao động, cá nhân người lao độngthực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Tính đến hết năm 2020, đã có 457.197 đơn vị đăngký tham gia giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội. Trong năm 2020, toàn Ngành bảo hiểmxã hội đã tiếp nhận và giải quyết hơn 87 triệu hồ sơ giao dịch điện tử (chưa kểhơn 170 triệu hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh liên thôngtrên hệ thống Giám định bảo hiểm y tế). Ngày 15/10/2020, Bảo hiểm xã hội ViệtNam và BIDV đưa vào hoạt động chính thức chức năng đóng bảo hiểm xã hội 24/7trên Cổng giao dịch điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa ngườidân và doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội (SMS) nằm trong chương trìnhứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa Ngành bảo hiểm xã hội, nhằm mục đíchnâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế. Hệ thống SMS chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2019 đã nhậnđược sự hưởng ứng và đồng tình của doanh nghiệp, người lao động và nhân dân.

Đặc biệt, để thuận tiện cho người dân tra cứucác thông tin về việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của mình, Bảohiểm xã hội Việt Nam đã triển khai tiện ích tra cứu thông tin về quá trình thamgia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đơn vị, cá nhân cóthể soạn tin nhắn theo cú pháp gửi tới tổng đài 8079 để tra cứu thông tin. Đâylà điều rất cần thiết giúp người dân, người lao động chủ động hơn trong việcnắm bắt, cập nhật thông tin quá trình tham gia, thụ hưởng các chính sách bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ đó, cùng với cơ quan bảohiểm xã hội đấu tranh, tố giác, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnhvực này, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Đặc biệt, trong năm 2020, Bảo hiểm xã hộiViệt Nam đã triển khai gửi tin nhắn đến người tham gia bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế và người bệnh đã điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai để phục vụ công táctruy vết, phòng chống dịch COVID-19.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai Hệthống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử (ECOPAY) từ ngày 28/9/2018. Việcnày cho phép các đơn vị sử dụng lao động, đại lý thu thực hiện giao dịch chuyểntiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào tài khoảnthu của ngành bảo hiểm xã hội tại ngân hàng (thông qua ứng dụng E-banking, appmobile hay trực tiếp tại quầy giao dịch), các ngân hàng xác thực bằng chữ ký sốđiện tử và tự động chuyển sang hệ thống Kế toán tập trung của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam.

Ngoài ra, người tham gia có thể nộp tiền giahạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình hoặc nộp tiền tham bảo hiểm xã hội tựnguyện cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà không cần thông qua các tổ chức hoặc đạilý nào khác bằng cách sử dụng ứng dụng E-banking, app mobile hay trực tiếp tạiquầy giao dịch của ngân hàng.

- Năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xâydựng ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam(VssID) và đã được cung cấp trên 02 kho ứng dụng (Google Play cho thiết bị sửdụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS củaApple) nhằm thiết lập kênh giao tiếp, cung cấp thông tin, dịch vụ, tiện ích chongười dân và có thể hướng tới sử dụng thay thế thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểmxã hội điện tử. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành kế hoạch số 2434/KH-BHXHvề kế hoạch nâng cấp hoàn thiện VssID - bảo hiểm xã hội số đáp ứng mục tiêutriển khai có hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đápứng yêu cầu chuyển đổi số của Chính phủ. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trựctuyến mức độ 4 dành cho cá nhân, dịch vụ thanh toán trực tuyến của Bảo hiểm xãhội Việt Nam trên ứng dụng VssID. Hoàn thiện các tính năng, tiện ích sẵn có, bổsung các tính năng, tiện ích mới, nâng cao trải nghiệm cho người dùng ứng dụngVssID.

- Chia sẻ thông tin, kết nối dữ liệu giữa cơquan bảo hiểm xã hội với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan được đẩymạnh: Thực hiện cung cấp, chia sẻ dữ liệu với Tổng cục thuế theo Quy chế phốihợp số 5423/QCPH-BHXH-TCT ngày 31 tháng 12 năm 2014 giữa Bảo hiểm xã hội ViệtNam và Tổng cục Thuế; Ngày 01 tháng 8 năm 2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và BộTư Pháp đã thực hiện thành công việc kết nối kỹ thuật để liên thông dữ liệukhai sinh, khai tử thông qua trục NGSP (là hệ thống kết nối, liên thông các hệthống thông tin ở Trung ương và địa phương) của Bộ Thông tin và Truyền thông; Ngày09 tháng 12 năm 2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích hợp với Cổng Dịch vụcông quốc gia để thực hiện liên thông Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do hỏng, mất (đâylà dịch vụ công mức độ 4 có tần suất sử dụng lớn).

Thực hiện Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dịch vụ công tíchhợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2020 và Quyết định số15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định vềviệc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịchCOVID-19, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích hợp, cung cấp 15 dịch vụ công trựctuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 368/BC-CP ngày ngày 30 tháng 9 năm 2021 củaChính phủ về Kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội về đẩymạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tếtoàn dân

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK