HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 5 – SỐ 4
Cập nhật : 15:18 - 25/10/2022


Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về quyền của cổ đông phổ thông tại công ty cổ phần?

Trảlời:

Căn cứ Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, quyền của cổ đông phổthông tại công ty cổ phần được quy định như sau:

* Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

- Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổđông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theoủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phầnphổ thông có một phiếu biểu quyết;

- Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồngcổ đông;

- Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữucổ phần phổ thông của từng cổ đông trong côngty;

- Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho ngườikhác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác củapháp luật có liên quan;

- Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địachỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thôngtin không chính xác của mình;

- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệcông ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phầntài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

* Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổphần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệcông ty có quyền sau đây:

- Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết,quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báocáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị vàtài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanhcủa công ty;

- Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau:

+ Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổđông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền đượcgiao;

+ Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

+ Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải bằngvăn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch,số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổđông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địachỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng sốcổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căncứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệutập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mứcđộ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.

- Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thểliên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉliên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sởchính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phầncủa từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổngsố cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

- Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020  và Điều lệ công ty.

* Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổphần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệcông ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Trường hợpĐiều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người o Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thực hiệnnhư sau:

- Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử ngườivào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho cáccổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

- Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Bankiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản này được quyền đề cử mộthoặc một số người theo quyết định của Đạihội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợpsố ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên màhọ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viêncòn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

* Cổ đông phổ thông tại công ty cổ phần thực hiện quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại tại công ty cổ phần?

Trảlời:

Căn cứ Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phần ưu đãi hoàn lạivà quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại tại công ty cổ phần được quy định như sau:

Cổ phần ưu đãi hoàn lạilà cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặctheo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệcông ty.

Cổ đông sở hữu cổ phầnưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông,  trừ trường hợp quy định tạikhoản 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp2020;

Cổ đông sở hữu cổ phầnưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cửngười vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hội khóa XIV thông quangày 17/06/2020

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK