Quan điểm, mục tiêu của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025
Cập nhật : 15:16 - 25/10/2022


Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn2021-2025 được dự báo là khó khăn và bất định hơn nhiều so với giai đoạn2016-2020. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, gây ảnhhưởng sâu rộng, để lại hậu quả nặng nề. Tương lai phục hồi kinh tế trở nên bấtđịnh hơn. Những tác động tiêu cực này buộc các nước, trong đó có Việt Nam phảitập trung vào giải quyết những vấn đề ngắn hạn, tránh những tác động tiêu cựccủa dịch bệnh nhưng cũng là cơ hội để các nước nhận ra những điểm yếu và thúcđẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế để phục hồi nhanh hơn và phát triển bềnvững hơn.

Cạnhtranh chiến lược giữa các nước lớn, trọng tâm là căng thẳng giữa Mỹ-Trung Quốctrở nên ngày càng gay gắt hơn sau khi xảy ra dịch bệnh Covid-19; chiến tranhthương mại tiếp tục kéo dài. Trong tương lai, những bất định và xung đột địachính trị sẽ tiếp tục gia tăng do liên quan trực tiếp đến lợi ích cốt lõi củacác quốc gia. Những bất ổn và bất định nàyđặt ra yêu cầu cho kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn tới cần chúý hơn đến khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các biến động bênngoài. Thành tựu của CMCN 4.0 được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của cuộcsống, do đó, cạnh tranh công nghệ đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranhchiến lược, trở thành nhân tố quyết định trong kinh tế toàn cầu của từng quốcgia trong thời gian tới. CMCN 4.0 làm thay đổi sâu sắc bản chất thương mại vàđầu tư toàn cầu, khiến các quốc gia kém phát triển trở nên dễ bị tổn thương vàdễ dàng thất bại trong chuỗi thương mại toàn cầu thời gian tới. Giai đoạn2021-2030, các công việc được thực hiện bởi người lao động có tay nghề thấp(tại các nước đang phát triển) dự báo sẽ bị thay thế bởi rô-bốt (tại các nướcphát triển). Điều này cộng hưởng với tác động của Covid-19 khiến dòng vốn đầu tưthương mại toàn cầu sẽ bị đảo ngược, quay trở về các nước phát triển, thay vìhướng tới các nước đang phát triển. Bêncạnh đó, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình nhiềuquốc gia lựa chọn. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước cóxu hướng nghiêm trọng hơn.

Tại Việt Nam, bướcvào giai đoạn 2021-2025, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, khó khănvà tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn chogiai đoạn phát triển 2021-2030, và xa hơn đến năm 2045, tạo sức ép buộc phảitiến hành cơ cấu lại nền kinh tế nhanh và sâu rộng hơn ngay từ giai đoạn2021-2025. Các thách thức cụ thể bao gồm: (1) Mục tiêu đưa nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt yêu cầu, chưa thu hẹp đượckhoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực, nguy cơ rơi vào bẫythu nhập trung bình và khả năng tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn là thách thức rõnét nhất. (2) Các đột phá chiến lược chưa có sự bứt phá. Chất lượng nguồn nhân lực,nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu; khoa học, công nghệ vàđổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực phát triển; hệ thống kết cấuhạ tầng chưa đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả. (3) Độ mở của nền kinh tế lớnkhiến các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước nhanhvà mạnh hơn. Tính tự chủ của nền kinh tế thấp, phụ thuộc nhiều vào thị trườngbên ngoài và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ biến động hoạt động sản xuất của khu vựcđầu tư nước ngoài. (4) Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng còn chậm. (5) Việt Nam là một trong năm quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhấtbởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Chính vì vậy, cơ cấu lại ngành nông nghiệp cầnđược đẩy nhanh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tốthời tiết. (6) Vấn đề già hóa dân số cùng với sự gia tăng của chi phí lao độngđang đặt ra nhiều thách thức cơ cấu lại đối với các ngành sản xuất - kinh doanhdựa vào lao động kỹ năng thấp trong dài hạn đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiếttrong việc tận dụng thời gian còn lại của giai đoạn dân số vàng. (7) Trong năm2021, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư ở nước ta đã tác động trực tiếptới các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, ảnh hưởng lớn đến quá trình cơ cấu lạicác ngành, lĩnh vực và các chủ thể.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng có một số điều kiện thuận lợi:(1) Kinh tế vĩ mô vẫn được giữ ổn định, các chỉ tiêu tài chính trong ngưỡng antoàn. Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tếbước đầu chuyển dịch sang chiều sâu. (2) Các Hiệp địnhđược ký kết gần đây mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong cơ cấu lại thị trường,tiến sâu hơn vào các thị trường lớn, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâuvào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh.(3) CMCN 4.0 mang lại nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ và thúc đẩy đổi mới sángtạo nhằm cơ cấu lại nền kinh tế cho các nước đang phát triển. (4) Cuối giaiđoạn 2016-2020 một số luật quan trọng đã được sửa đổi và ban hành, như Luật Đầutư công (sửa đổi) năm 2019, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi),Luật Đầu tư theo phương thức PPP, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020,… đã tạo sựđồng bộ và thống nhất cao hơn giữa các văn bản pháp luật, tạo nền tảng thuậnlợi cho cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn tới theo hướng phát triển bền vững,chú trọng chất lượng tăng trưởng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tàinguyên dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, kinh tế xanh,kinh tế tuần hoàn, giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môitrường, phục hồi các hệ sinh thái, chủ động thích ứng với BĐKH, tăng sức chốngchịu của nền kinh tế.

Bốicảnh trong nước và quốc tế cho thấy Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thứcnhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã xây dựngChiến lược và Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội cho giai đoạn 2021-2030, tầmnhìn 2045. Cả cơ hội và thách thức đều đòi hỏi Việt Nam cần đẩy nhanh và thựchiện quyết liệt, có kết quả rõ ràng hơn quá trình cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn2021-2025 để có thể vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ, phát huy được tiềmnăng, phục hồi nhanh, bền vững hơn và đạt được các mục tiêu phát triển.

Bốicảnh mới và yêu cầu phát triển của giai đoạn tới đặt ra những quan điểm xâydựng Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 chủ yếu như sau:

(1)Tập trung khắc phục những hạn chế, hoàn thành cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâmcủa kế hoạch giai đoạn 2016-2020, bổ sung các nhiệm vụ nhằm tận dụng các cơ hội(mô hình kinh tế mới như kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm,kinh tế xanh, kinh tế số, v.v.) và giải quyết tốt các vấn đề chiến lược để pháttriển nhanh, bền vững trong bối cảnh mới. Cơ cấu lại nền kinh tế phải được coilà nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, được thực hiện đồng bộ, giữa các ngành, lĩnhvực, giữa Trung ương với địa phương, là bước đi cần thiết để đổi mới mô hìnhtăng trưởng tiến tới dựa nhiều hơn vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vàchuyển đổi số.

(2)Cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện thực chất, hiệu quả hơn nữa trên cơsở củng cố và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành linh hoạt và phối hợp hài hòa, hiệu quả chính sáchtài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, phù hợp với điều kiện, lợi thế,trình độ phát triển của từng ngành, địa phương gắn với thực hiện ba đột pháchiến lược và sáu nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII củaĐảng, thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng.

(3)Lấy hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá, lấy cơcấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế đô thị, thúc đẩy liên kết vùng,liên kết đô thị - nông thôn và vai trò dẫn dắt đổi mới mô hình tăng trưởng củacác vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn làm nhiệm vụ trọng tâm. Tháo gỡnhững rào cản thể chế theo hướng vướng ở cấp nào thì cấp đó khẩn trương chủđộng, tích cực sửa đổi, hoàn thiện, cần thiết có thể thí điểm đối với những vấnđề mới. Đẩy mạnh chuyển đổi số, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên số,khuyến khích đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnhtranh của nền kinh tế.

(4)Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, trong đónguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định, kết hợp chặtchẽ với nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá. Thực hiện hội nhập quốc tếhiệu quả, góp phần tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trên cơ sở đa dạnghoá thị trường, chủ động nâng cấp vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, tăngcường nền tảng công nghiệp[1], nâng cao nội lực, pháttriển lực lượng doanh nghiệp của Việt Nam, tiến tới làm chủ công nghệ và khaithác tốt hơn lợi ích của hội nhập quốc tế.

(5)Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa,xã hội, bảo vệ và phục hồi môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảmbảo quốc phòng - an ninh. Kinh tế hóa hơn nữa ngành tàinguyên. Phát huy yếu tố con người, giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử, ýchí tự cường, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam, coi đây là nguồn lực,sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

Trên cơ sở phát huy các kết quả đã đạt được tronggiai đoạn 2016 - 2020, nhất quán với các mục tiêu đặt ra tại Nghị quyếtĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và yêu cầu phát triển trong bối cảnh, tình hình mới, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 cũnghướng đến các mục tiêu cụ thể sau:

(1) Tốc độ tăng NSLĐ bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăngNSLĐ ngành công nghiệp chế biến chế tạo trung bình đạt 6-7%/năm[2], tốc độ tăng NSLĐ củacác vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn tốc độtăng NSLĐ trung bình cả nước[3]; nâng cao đóng góp củaứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, đónggóp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%. Thuhẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặcbiệt đốivới các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.

(2) Củngcố nền tảngổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát;đảm bảo ổn định và lành mạnh các cân đối lớn của nền kinh tế; củngcố dự trữ ngoại hối phù hợp với điều kiện thực tế. Giảm dần thâm hụt NSNN, cả giai đoạn 2021-2025 bình quân khoảng 3,7% GDP[4]; đến năm 2025, tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ hằng năm trong phạm vi trần nợ công không quá 60% GDP[5], ngưỡng cảnh báo nợ công khoảng 55% GDP[6] và trần nợ Chính phủ không quá 50% GDP[7], ngưỡng cảnh báo nợ Chính phủ khoảng 45% GDP[8].Đến năm 2025 giảm tối thiểu bìnhquân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; có tối thiểu 20% đơnvị tự chủ tài chính.

(3) Hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại DNNN, đầu tư công và hệ thống các TCTD. Phấn đấu đến năm 2025hoàn thành sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước; xử lý cơ bản xong những yếukém, thất thoát của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5năm bằng khoảng 32-34% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mứctiệm cận quốc tế[9]. Nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD duy trì ở mức dưới 3%,từng bước phát triển thị trường muabán nợ chuyên nghiệp, bền vững. Phấn đấu đến năm2025, tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng theo phương pháp tiêu chuẩn BaselII.

(4) Phát triển mạnh các loại thị trường. Đến năm 2025, quy mô vốn hóathị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP. Đến năm 2025, chỉ số Chất lượng quản lýhành chính đất đai trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) đượccông bố bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tăng 10-15 bậc đến năm 2025 so vớinăm 2019.[10] Hoàn thành việc xây dựng và côngkhai Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai [11]. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằngcấp, chứng chỉ đạt 28%-30% vào năm 2025. Đến năm 2025, chỉ số Chất lượng đàotạo nghề của Việt Nam trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI)được công bố bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tăng 40 - 50 bậc so với năm2019[12]; chỉ sốKỹ năng của sinh viên tăng 45 bậc[13]. Đến năm 2025, tỷ trọng chi cho khoa họccông nghệ (KHCN) của toàn nền kinh tế đạt không dưới 1% GDP[14]; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổimới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021-2025.

(5) Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025[15], trong đó cókhoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Đếnnăm 2025, tối thiểu 5 đến 10 trongsố các sản phẩm quốcgia xây dựng được thương hiệu trên thị trườngquốc tế,góp phần cải thiện vị thế của ngànhtrên chuỗi giá trị toàn cầu[16].

(6)Kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạttối thiểu 10%.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 395/BC-CP của Chính phủ ngày 11/10/2021về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025

 



[1] Phát triểncông nghiệp làm yếu tố dẫn dắt phát triển các ngành.

[2] Theo Tổng cụcThống kê, tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạttrung bình 5% hàng năm giai đoạn 2016-2019.

[3] Giai đoạn2016-2019 có tốc độ tăng NSLĐ trung bình của vùng KTTĐ Nam bộ, Tp HCM và Tp ĐàNẵng thấp hơn tốc độ tăng NSLĐ trung bình cả nước.

[4] Tương đương4,7% GDP chưa điều chỉnh.

[5] Tương đươngkhông quá 76% GDP chưa điều chỉnh.

[6] Tương đươngkhoảng 70% GDP chưa điều chỉnh.

[7] Tương đươngkhông quá 63,5% GDP chưa điều chỉnh.

[8] Tương đươngkhoảng 57% GDP chưa điều chỉnh.

[9] Đánhgiá của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).

[10] Nghịquyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 01/01/2019 đã đặt ra mục tiêucho 3 năm (2019-2021) phải tăng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đailên 5-8 bậc, tuy nhiên theo báo cáo của WEF về Năng lực cạnh tranh toàn cầu thìchỉ số này của Việt Nam không có sự cải thiện về điểm số (46,7 điểm) và bị tụt2 bậc về thứ hạng so với năm 2018 (từ thứ hạng 78 xuống hạng 80). Nghị quyết số 02/NQ-CPcủa Chính phủ ngày 01/01/2020 tiếp tục đặt ra mục tiêu cho năm 2020 phải tăngchỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai lên 5-7 bậc.

[11] Hiện nay Bộ TNMT đang triển khai thửnghiệm việc kết nối, liên thông dữ liệu đất đai của cấp tỉnh với Hệ thống tíchhợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai quốc gia và dự kiến hoàn thành trongtháng 7/2021.

[12] Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019 đặt mụctiêu trong 3 năm, từ năm 2019 đến năm 2021 nâng xếp hạngchỉ số Chất lượng đào tạo nghề lên từ 20-25 bậc; năm 2019 ít nhất 5 bậc;Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2020 tiếp tục đặt mục tiêu trong năm 2020nâng xếp hạng chỉ số này lên từ 5 đến 10 bậc. Theo các báocáo của WEF về Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 và 2019 thì chỉsố này của Việt Nam năm 2019 đã có sự cải thiện về điểm số (tăng từ 41 điểm năm 2018lên 44 điểm năm 2019) và tăng mạnh 13 bậc lên thứ hạng 102 so với thứ hạng 115năm 2018 – thứ hạng này vẫn kém xa so với nhiều nước, như Thái Lan ở vị trí 74,Philippines ở vị trí 29, Indonesia vị trí 37, Malaysia vị trí 12, Trung Quốc vịtrí 41.

[13] Chỉ số này đánh giá mức độ phù hợp về kỹ năng của học sinh tốt nghiệpTHPT và sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học với yêu cầu của các nhà tuyển dụng.Theo các báo cáo của WEF về Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 và 2019 thì chỉ số này của Việt Nam năm 2019 đã có sự cải thiện về điểm số (tăngtừ 38,6 điểm năm 2018 lên 41,2 điểm năm 2019) và tăng mạnh 12 bậc lên thứ hạng 116 so với thứ hạng 128 năm 2018 – thứ hạng này vẫn kém xaso với nhiều nước, như Thái Lan ở vị trí 79, Philippines ở vị trí 20, Indonesia vị trí 37, Malaysia vịtrí 17, Trung Quốc vị trí 35.

[14] Bằng với tỷ lệ thôngthường của các nước để có thể tạo ra lực đẩy thúc đẩy ĐMST trong nền kinh tế.

[15] Tính đếntháng 6/2021, cả nước có hơn 820.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Với ảnh hưởngcủa dịch Covid-19 mục tiêu này khó khả thi. Căn cứ vào tốc độ tăng số doanhnghiệp trong nền kinh tế và dự báo triển vọng phục hồi kinh tế, mục tiêu đếnnăm 2025 số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế khoảng 1,3 triệudoanh nghiệp là phù hợp hơn với tình hình thực tế.

[16] Từnăm 2010 đến nay, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đã lựa chọn được 12sản phẩm để hỗ trợ phát triển sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam bằng côngnghệ tiên tiến và có khả năng cạnh tranh cao, bao gồm các sản phẩm lúa gạo chấtlượng cao, thiết bị siêu trường siêu trọng, sản phẩm bảo đảm an ninh, an toàn mạngthông tin, sản phẩm động cơ sử dụng cho phương tiện giao thông vận tải, sản phẩmvắc xin phòng bệnh cho người và vật nuôi, sản phẩm phục vụ an ninh quốc phòng,sản phẩm cá da trơn chất lượng cao, sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu, sản phẩm vimạch điện tử, tôm nước lợ, cà phê chất lượng cao, sâm. Mục tiêu đến năm 2030 sẽhình thành và phát triển thêm tối thiểu 10 sản phẩm quốc gia mới (Theo Quyết địnhsố 157/QĐ-TTg, ngày 1/2/2021 ban hành Chương trình Phát triển sản phẩm quốc giađến năm 2030).

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK