HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 4 – SỐ 3
Cập nhật : 15:11 - 25/10/2022


Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về quyền của BanKiểm soát doanh nghiệp nhà nước?

Trả lời:

Theo Điều 105Luật Doanh nghiệp 2020, quyền của Ban Kiểm soát doanh nghiệp nhà nước được quy địnhnhư sau:

- Tham gia các cuộc họp Hội đồng thànhviên, các cuộc tham vấn, trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quanđại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; chất vấn Hội đồng thành viên,thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốcvề kế hoạch, dự án, chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý, điều hành công ty.

- Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo,hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý,điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầucủa cơ quan đại diện chủ sở hữu.

- Yêu cầu Hội đồng thành viên, thành viênHội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giámđốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởngvà người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty.

- Yêu cầu người quản lý công ty báocáo về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấycần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ côngty.

- Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữuthành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán để tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện quyền vànghĩa vụ được giao.

- Quyền khác quy định tại Điều lệcông ty.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về chếđộ làm việc của Ban Kiểm soát doanh nghiệp nhà nước?

Trả lời:

Căn cứĐiều 106 Luật Doanh nghiệp 2020,chế độ làm việc của Ban Kiểm soát doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

-Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằngnăm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểmsoát viên.

- Kiểmsoát viên chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công;đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch,ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.

- Bankiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáokết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận vàthông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.

- Quyếtđịnh của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành.Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chépđầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2021/NĐ-CP cóhiệu lực từ ngày 01/04/2021 quyđịnh chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp hướng dẫn Quy chế hoạt động của Bankiểm soát doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Điều 10 nhưsau:

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanhnghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88Luật Doanh nghiệp ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.

- Hội đồng thành viên công ty trách nhiệmhữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước và là công ty con củadoanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp banhành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp.

- Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty củaCông ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành Quy chếhoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểmsoát viên bao gồm các nội dung sau đây:

+ Phạm vi, nội dung thực hiện các quyền,nghĩa vụ và nhiệm vụ được giao của Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên;

+ Cơ chế phối hợp; quyền, nghĩa vụ vàtrách nhiệm của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp đối với hoạt động củaBan kiểm soát, Kiểm soát viên;

+ Cơ chế phối hợp, báo cáo, xin ý kiếngiữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên trong thực hiệnquyền, nghĩa vụ được giao;

+ Cơ chế phối hợp giữa Ban kiểm soát, Kiểmsoát viên với doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp và người đại diện chủ sởhữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người đại diệnphần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác trong thực hiện quyền, tráchnhiệm, nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên đối với doanh nghiệp, công tycon, công ty có phần vốn góp hoặc công ty liên kết của doanh nghiệp.

+ Cơ chế đánh giá việc thực hiện quyền,nghĩa vụ và nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;

+ Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điềukiện làm việc, định mức chi phí công tác, chi phí hoạt động của Ban kiểm soát,Kiểm soát viên;

+ Nội dung khác theo quyếtđịnh của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về miễnnhiệm, cách chức Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên doanhnghiệp nhà nước?

Trả lời:

Căn cứĐiều 108 Luật Doanh nghiệp 2020, việc miễn nhiệm, cách chức Trưởng Ban kiểmsoát, Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nướcđược quy định như sau:

- Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soátviên bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:

+ Không còn đủ tiêu chuẩn và điềukiện theo quy định tại Điều 103 của Luật Doanhnghiệp 2020;

+ Có đơn xin từ chức và được cơ quanđại diện chủ sở hữu chấp thuận;

+ Được cơ quan đại diện chủ sở hữuhoặc cơ quan có thẩm quyền khác điều động, phân công thực hiện nhiệm vụ khác;

+ Trường hợp kháctheo quy định tại Điều lệ công ty.

- Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soátviên bị cách chức trong trường hợp sau đây:

+ Không thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ,công việc được phân công trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

+ Không hoàn thành nghĩa vụ, nhiệmvụ, công việc được phân công trong 01 năm;

+ Vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêmtrọng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viênquy định tại Luật này và Điều lệ công ty;

+ Trường hợp khác theo quy định tạiĐiều lệ công ty.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK