Hỏi đáp dành cho đại biểu dân cử tháng 3 - Số 3
Cập nhật : 14:16 - 31/08/2022

HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 3 –SỐ 3

 

Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên doanhnghiệp nhà nước?

Trả lời:

Theo Điều 97Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ tịch và thành viên kháccủa Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm như sau:

- Tuân thủ Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu côngty và quy định của pháp luật.

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩntrọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của công ty và Nhà nước.

- Trung thành với lợi ích của công ty và Nhà nước; khônglạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tàisản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệpvề doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối và doanhnghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổphần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được tập hợp và lưu giữ tại trụ sởchính của công ty.

- Chấp hành nghị quyết Hội đồng thành viên.

- Chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các hành vi sauđây:

+ Lợi dụng danh nghĩa công ty thực hiện hành vi vi phạmpháp luật;

+ Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phụcvụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác;

+ Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi nguy cơ rủi rotài chính có thể xảy ra đối với công ty.

- Trường hợp thành viên Hội đồng thành viên phát hiện cóthành viên Hội đồng thành viên khác có hành vi vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ đượcgiao thì có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu;yêu cầu thành viên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiếnhành họp Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước?

Trả lời:

Căn cứĐiều 98 Luật Doanh nghiệp 2020, chế độ làm việc, điều kiệnvà thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

- Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ tậpthể; họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét, quyết định những vấn đềthuộc quyền, nghĩa vụ của mình. Đối với những vấn đề không yêu cầu thảo luậnthì Hội đồng thành viên có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản theo quyđịnh tại Điều lệ công ty. Hội đồng thành viên có thể họp bất thường để giảiquyết những vấn đề cấp bách theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu côngty, theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc trên 50% tổng số thành viênHội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viênđược Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền có trách nhiệm chuẩn bị chươngtrình, nội dung tài liệu, triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thànhviên. Các thành viên Hội đồng thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản vềchương trình họp. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải gửi đến các thành viênHội đồng thành viên và người được mời dự họp chậm nhất là 03 ngày làm việctrước ngày họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến việc kiến nghị cơquan đại diện chủ sở hữu công ty sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông quaphương hướng phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổ chứclại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất là 05 ngàylàm việc trước ngày họp.

- Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thểgửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khácdo Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồngthành viên và người được mời dự họp. Nội dung thông báo mời họp phải xác địnhrõ thời gian, địa điểm và chươngtrình họp. Hình thức họp trực tuyến có thể được áp dụng khi cần thiết.

- Cuộc họp Hội đồng thành viên hợp lệ khi cóít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham dự. Nghị quyếtHội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa tổng số thành viên thamdự biểu quyết tán thành; trường hợp cósố phiếu ngang nhau thì nội dung có phiếu tán thành của Chủ tịch Hội đồng thànhviên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền chủ trì cuộc họp lànội dung được thông qua. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiếncủa mình và kiến nghị lên cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty.

- Trườnghợp lấyý kiến các thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản thì nghị quyết Hội đồngthành viên được thông qua khi có hơn một nửa tổng số thành viên Hội đồng thànhviên tán thành. Nghị quyết có thể được thông qua bằng cách sử dụng nhiều bảnsao của cùng một văn bản nếu mỗi bản sao đó có ít nhất một chữ ký của thànhviên Hội đồng thành viên.

- Căn cứ vào nội dung và chương trình cuộchọp, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng thành viên mời đại diện có thẩm quyền củacơ quan, tổ chức có liên quan tham dự và thảo luận các vấn đề cụ thể trongchương trình cuộc họp. Đại diện cơ quan, tổ chức được mời dự họp có quyền phátbiểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết. Các ý kiến phát biểu của đại diệnđược mời dự họp được ghi đầy đủ vào biên bản của cuộc họp.

- Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiếnphát biểu, kết quả biểu quyết, các nghị quyết được Hội đồng thành viên thôngqua và kết luận của các cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản.Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác vàtính trung thực của biên bản họp Hội đồng thành viên. Biên bản họp Hội đồngthành viên phải được thông qua trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải baogồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Thời gian, địa điểm, mục đích, chương trìnhhọp; danh sách thành viên dự họp; vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắtý kiến phát biểu của thành viên, đại diện được mời dự họp về từng vấn đề thảoluận;

+ Số phiếu biểu quyết tán thành và không tánthành đối với trường hợp khôngáp dụng phương thức bỏ phiếu trắng; số phiếu biểu quyết tán thành, không tánthành và không có ý kiến đối với trườnghợp áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng;

+ Các quyết định được thông qua;

+ Họ, tên, chữ ký của thành viên dự họp.

- Thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêucầu Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý công ty,công ty con do công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn gópcủa công ty tại doanh nghiệp khác cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hìnhtài chính, hoạt động của doanh nghiệp theo quy chế thông tin do Hội đồng thànhviên quy định hoặc theo nghị quyết Hội đồng thành viên. Người được yêu cầu cungcấp thông tin phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin, tài liệutheo yêu cầu của thành viên Hội đồng thành viên, trừ trường hợp Hội đồng thành viên có quyếtđịnh khác.

- Hội đồng thành viên sử dụng bộ máy quản lý,điều hành, bộ phận giúp việc của công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Chi phí hoạt động của Hội đồng thành viên,tiền lương, phụ cấp và thù lao được tính vào chi phí quản lý công ty.

- Trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên tổchức việc lấy ý kiến chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài trước khi quyếtđịnh vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền củaHội đồng thành viên. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại quy chế quản lý tài chính củacông ty.

- Nghị quyết Hội đồng thành viên có hiệu lựckể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong nghị quyết, trừ trường hợp phải đượccơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hội khóa XIVthông qua ngày 17/06/2020

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK