Một số hàm ý chính sách đối với kinh tế Việt Nam sau đại dịch (Phần 2)
Cập nhật : 14:06 - 31/08/2022

Một số hàm ý chính sách đối với kinhtế Việt Nam sau đại dịch (Phần 2)

 

Bốn là, hòa cùng với xu hướng phát triển củathế giới, sự hiện diện của kinh tế không tiếp xúc ở Việt Nam ngày càng rõ rệt ởrất nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, nền kinh tế không tiếp xúc của Việt Nam cũngđang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính trung và dài hạn cần sớm khắcphục:

Thứ nhất, hạ tầng công nghệ chưa pháttriển toàn diện. Công nghệ được coi là chìa khóa của nền kinh tế không tiếpxúc, vì vậy, hạ tầng và các nền tảng công nghệ chính là

điều kiện tiên quyết quyết định tínhhiệu quả của các hoạt động kinh tế ít chạm. Ở Việt Nam, hạ tầng công nghệ mớichỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản như kết nối mạng để học tập và làm việctrực tuyến, hay tiêu dùng và kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử…, songđể bắt kịp với những nền kinh tế không tiếp xúc toàn cầu thì Việt Nam còn đangđối mặt với rất nhiều thách thức. Cụ thể, mức độ tự động hóa của Việt Nam kháhạn chế khi tỷ lệ sử dụng robot trong các nhà máy của Việt Nam hiện rất thấp(7.000 robot được lắp đặt tính trong năm 2020), trong khi con số này trên thếgiới là xấp xỉ 500.000 (Nguyễn Chỉ Sáng, 2021). Khoảng cách về hạ tầng côngnghệ giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng còn khá lớn, do vậy, thương mạiđiện tử hay các phương thức thanh toán không tiền mặt mới chỉ có thể xuất hiệnnhiều ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Về thúc đẩyphát triển mạng 5G, 6G, hay nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, mặc dù Việt Nam đãdành những khoản đầu tư bước đầu, tuy nhiên do chênh lệch về năng lực nghiêncứu và nguồn ngân sách nên tốc độ triển khai và ứng dụng những công nghệ nàycòn rất chậm.

Thứ hai, thiếu vắng những thể chếluật pháp và chính sách cần thiết để quản lý các hoạt động trong nền kinh tếkhông tiếp xúc. Một ví dụ điển hình là hệ thống luật pháp, chính sách về thươngmại điện tử của Việt Nam hiện tồn tại nhiều lỗ hổng, chưa hoàn thiện và chưatheo kịp sự phát triển của thị trường cũng như sự phát triển của khoa học –công nghệ, tạo tâm lý bất an cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể, luậtquy định việc bảo vệ quyền riêng tư của người sử dụng mạng, đặc biệt là trêncác sàn giao dịch điện tử chưa rõ ràng, hay luật bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng trực tuyến cũng chưa thực sự được tôn trọng. Các chính sách về thuếgiá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với các doanhnghiệp kinh doanh thương mại điện tử ban hành ngày 01/06/2021 gần đây cũng đãgây ra tranh cãi khi xuất hiện nhiều mâu thuẫn so với các quy định hiện hànhcũng như nhiều quy định chưa phù hợp.

Thứ ba, vấn đề bảo mật, an toàn và anninh mạng. Một trong những lo ngại và rủi ro lớn đối với các chủ thể khi thamgia vào nền kinh tế không tiếp xúc đó là vấn đề về an ninh và an toàn. Tìnhtrạng lừa đảo, gian lận, chiếm đoạt thông tin để chiếm đoạt tài sản, kinh doanhhàng giả, hàng kém chất lượng… trên các sàn giao dịch thương mại điện tử ở ViệtNam hiện xảy ra khá phổ biến. Trong khi đó, người sử dụng lại chưa có ý thức tựbảo vệ các thông tin cá nhân của mình, còn các cơ quan quản lý vẫn lúng túngkhi triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn đối với người tiêu dùng, doanhnghiệp và khi xử lý các hành vi vi phạm.

Thứ tư, nguồn nhân lực có trình độ vàcó khả năng thích ứng với những chuyển đổi mới trong nền kinh tế không tiếp xúccòn hạn chế. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ người dân có kỹ năng sốtrong những người có sử dụng các thiết bị số của Việt Nam còn khá thấp (chỉkhoảng 40%), Tỷ lệ này của Việt Nam còn thấp hơn cả các quốc gia trong khu vựcĐông Nam Á như Philippines, Malaysia và Singapore (dao động 70-80%) hay TháiLan cũng ở mức 55% (World Bank, 2021). Thực tế này một mặt hạn chế khả năngtiếp cận các hoạt động kinh tế không chạm của người dân, hay khả năng tham giavào các mô hình kinh doanh mới của nền kinh tế không tiếp xúc (fintech,robot…); mặt khác gây ra nhiều trở ngại cho quá trình vận hành, quản lý nềnkinh tế không tiếp xúc do thiếu nguồn nhân lực để thực hiện công tác này.

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục vậnhành trên nguyên tắc giảm thiểu những tiếp xúc không cần thiết, vì vậy, ViệtNam cần chủ động và sớm khắc phục những hạn chế, thách thức nêu trên để nhanhchóng phát triển và mở rộng các hoạt động kinh tế ít chạm này. Bên cạnh việchoàn thiện các khung khổ pháp luật và chính sách liên quan tới thương mại điệntử, bảo mật thông tin cá nhân, an toàn, an ninh mạng…, Việt Nam cần cải thiệntối đa hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh nghiên cứu triển khai các côngnghệ hiện đại mới, chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao và hỗ trợcác doanh nghiệp, cá nhân khi mạnh dạn đầu tư vào những mô hình kinh doanh mớitrong nền kinh tế không tiếp xúc.

Năm là, đối với rủi ro đứt gãy chuỗi cungứng, năm 2022, thế giới vẫn có thể chứng kiến những đợt bùng phát dịch COVID-19mới, trong khi vấn đề việc làm, lao động và khả năng phục hồi sản xuất vẫn chưacó những dấu hiệu khôi phục chắc chắn. Việc xây dựng các cơ chế sản xuất antoàn và ít phải phong tỏa sẽ giúp làm giảm tác động tiêu cực của rủi ro đứt gãychuỗi cung ứng hơn đối với Việt Nam. Để làm được điều đó, chính phủ có vai tròquan trọng trong việc hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì và phục hồisản xuất ổn định, cũng như điều hướng các chuỗi cung ứng phân tán hơn nhằm giảmrủi ro thiếu các nhà cung ứng hay vận tải trong chuỗi cung ứng.

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầunăm 2021 cũng là bài học đắt giá cho Việt Nam trong nỗ lực đảm bảo an ninh nănglượng quốc gia để phát triển kinh tế. Kể từ năm 2015, Việt Nam đã trở thànhnước nhập khẩu thuần năng lượng, do đó, nguồn cung năng lượng của Việt Nam cũngphụ thuộc lớn vào nguồn cung năng lượng bên ngoài. Năm 2022, các ngành sản xuấtchế tạo và các ngành dịch vụ thâm dụng năng lượng như du lịch sẽ bước vào thờikỳ bình thường mới, nhu cầu tiêu thụ năng lượng đặc biệt là điện sẽ gia tăngtrở lại. Vì vậy, giá năng lượng trên thế giới ở mức cao sẽ ảnh hưởng tới chiphí sản xuất cũng như nguồn cung năng lượng của Việt Nam. Trước thách thức này,Việt Nam phải chủ động và đa dạng hóa được nguồn cung năng lượng, một mặt sớmxúc tiến các hợp đồng mua bán các nguồn năng lượng cần thiết, một mặt đẩy nhanhnghiên cứu, phát triển các loại hình năng lượng tái tạo là thế mạnh của ViệtNam như năng lượng gió, năng lượng mặt trời... Một điểm cần lưu ý đó là pháttriển năng lượng tái tạo là cần thiết, song Việt Nam cần tính toán chi phí vàcác điều kiện khách quan có thể ảnh hưởng tới nguồn cung năng lượng (biến đổikhí hậu có thể làm giảm sản lượng điện gió, điện mặt trời…) để các phương ánthay thế năng lượng truyền thống đảm bảo tính khả thi.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Chính phủ (2022), Chương trìnhphục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Tài liệu tham khảo kèm theo hồ sơ dựthảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chươngtrình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội);

2. Chính phủ (2021), Báo cáo kế hoạchcơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 (Báo cáo phục vụ kỳ họp thứ 2 Quốchội khóa XV);

3. Ngân hàng thế giới (2021), Báo cáocập nhật đánh giá quốc gia: Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK