Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam
Cập nhật : 14:05 - 31/08/2022

Những kết quả đạtđược trong công tác giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam

 

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Quốc hội,Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương và sự nỗ lực củatoàn ngành, công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) bước đầu đã đạt được những kếtquả quan trọng. Nhận thức của xã hội, người dân, doanh nghiệp về GDNN đã cónhững chuyển biến tích cực; số lượng tuyển mới hàng năm đều tăng và vượt kếhoạch đề ra góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến hết năm 2020 đạtkhoảng 64,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt24,1%; tỷ lệ người học sau tốt nghiệp có việc làm trên 80%, thu nhập ổn định(một số ngành, nghề đạt mức 100%).

Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho các đối tượng chính sách như: laođộng nông thôn thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người lao động cóhoàn cảnh khó khăn được các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương đặcbiệt quan tâm. Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ để đảm bảo đời sốngcũng như tạo điều kiện để người nghèo, người khuyết tật có thể nâng cao thu nhập,phát triển vươn lên thoát nghèo. Công tác tuyên truyền, vận động người thuộc hộnghèo, cận nghèo, người khuyết tật học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, hướngdẫn vay vốn sau đào tạo và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đã được quan tâm. Các địaphương đã ban hành danh mục nghề đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề chocác đối tượng tham gia học nghề; đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề, khuyếnkhích đào tạo nghề cho người khuyết tật theo hình thức kèm cặp, truyền nghề,tập nghề, hình thức đào tạo vừa học vừa làm. Các hoạt động hỗ trợ tạo việc làmnhư: hỗ trợ vay vốn ưu đãi, hỗ trợ phát triển sinh kế, tư vấn và giới thiệuviệc làm cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.

Giai đoạn 2016-2020, cả nước có trên 11 triệu người được đào tạo nghềnghiệp, gồm trên 1 triệu người được đào tạo trình độ cao đẳng, gần 1,4 triệungười được đào tạo trình độ trung cấp, hơn 8,6 triệu người được đào tạo trìnhđộ sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo các chương trình nghề nghiệp khác,trong đó tỷ lệ người hộ nghèo, cận nghèo chiếm 7% tổng số người học nghề.

Mạng lưới cơ sở GDNN phát triển rộng khắp, đa dạng về loại hình và trìnhđộ đào tạo; các điều kiện đảm bảo chất lượng ngày càng được tăng cường; xuấthiện ngày càng nhiều mô hình đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầudoanh nghiệp, góp phần quan trọng vào nângcao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện thành công các nhiệm vụ của ngành vàphát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh những kếtquả đạt được, GDNN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Mạng lưới cơ sở GDNN tuy đã phát triểnnhưng còn nhiều bất cập, chưa phân bố hợp lý giữa các vùng miền, chủ yếu tậptrung ở khu vực đô thị. Khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, số lượng cơ sởGDNN còn ít, quy mô đào tạo nhỏ. Chưa hình thành được trường cao đẳng chấtlượng cao, trường đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế và hình thành một số nghềđược các nước tiên tiến trên thế giới công nhận; cơ sở vật chất, thiết bị đàotạo còn thiếu, chưa cập nhật được với sự thay đổi của công nghệ. Cơ cấu tuyểnsinh GDNN còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng. Tìnhtrạng mất cân đối trong cơ cấu ngành, nghề đào tạo giữa các vùng, miền chậmđược khắc phục. Một số ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nghề năngkhiếu tuyển sinh còn khó khăn.

- Các điều kiện bảo đảm chất lượng GDNNcòn hạn chế, chưa đồng bộ nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo vàhiệu quả đào tạo. Chất lượng, hiệu quả đào tạo của một số cơ sở GDNN còn thấp,chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, nghề, từng địa phương.Mối quan hệ giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Học sinh, sinh viêntốt nghiệp còn yếu về ngoại ngữ cũng như một số kỹ năng mềm (như tác phong côngnghiệp, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng khởi nghiệp…). Công tác phân luồnghọc sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT vào các trường trung cấp, cao đẳng thực hiệnchưa hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý, dạy và học còn chậm.

- Chưa có những dự báo về nhu cầu nhânlực theo các cấp trình độ đào tạo; khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; ngành,nghề đào tạo trong từng thời kỳ có đủ độ tin cậy để GDNN có thể đào tạo đáp ứngnhu cầu nhân lực cho thị trường lao động.

- Nguồn lực đầu tư của nhà nước, địaphương và xã hội chưa tương xứng với vai trò, nhiệm vụ của hệ thống GDNN. Việchuy động xã hội hóa để đầu tư cho GDNN còn hạn chế, do đầu tư lĩnh vực GDNN đòihỏi vốn lớn mà thu hồi vốn chậm, đặc biệt là thu hút doanh nghiệp đồng hành vớinhà trường trong quá trình đào tạo kém.

- Tỷ lệ lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗtrợ học nghề còn thấp (chiếm 10-12% tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ họcnghề). Tỷ lệ hộ nghèo có người tham gia học nghề thoát nghèo còn hạn chế(23-24%). Việc làm của người nghèo, người khuyết tật sau học nghề chưa thực sựbền vững; nguy cơ tái nghèo và nguy cơ trở thành hộ nghèo ở khu vực nông thôn,miền núi cao.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở địa bàn huyện nghèocòn mỏng, hạ tầng cơ sở vật chất, trangthiết bị, nơi ăn nghỉ tại các cơ sở chưa đảm bảo điều kiện học tập của ngườihọc, đặc biệt là người khuyết tật; đội ngũ giáo viên và tư vấn, hỗ trợ chongười khuyết tật còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng; ngành,nghề đào tạo chưa phong phú, chưa phù hợpvới các dạng tật và nhu cầu thị trường lao động.

- Còn một bộ phận nhà giáo, cán bộ quảnlý chưa đạt chuẩn theo quy định. Số lượng nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng cònít, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, nhất là tại các nghề được chuyển giaotừ nước ngoài. Số cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡngvề kỹ năng, nghiệp vụ quản lý còn hạn chế (tỷ lệ mới đạt 38%) và chưa có hệthống tiêu chí, tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệpcác cấp để có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,kỹ năng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

- Chưa có cơ chế hiệu quảkhuyến khích được sự tham gia của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinhdoanh. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của người khuyết tật còn rất khókhăn do các chương trình cho vay ưu đãi của ngân hàng chính sáchxã hội thực hiện cho vay ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể nhưng chưa thựchiện ủy thác cho Hội người khuyết tật, vì vậy người khuyết tật mất đi cơ hộiđược bảo lãnh qua Hội người khuyết tật; việc vay vốn từ chương trình giải quyếtviệc làm đòi hỏi phải có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, phải đảm bảotạo việc làm mới. Ngoài ra, một phần là do người khuyết tật khôngthuộc diện hộ nghèo, cận nghèo thì không được vay vốn của Quỹ quốc gia giảiquyết việc làm.

 

Thamkhảo:

Báocáo số 145/BC-CP của Chính phủ ngày 21/5/2021 về việc Đề xuất chủ trương đầu tưChương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn2021 – 2025

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK