Các nhóm giải pháp nhằm thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 (Phần 2)
Cập nhật : 13:57 - 31/08/2022


Chiếnlược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vàonăm 2030 được Chính phủ ban hành ngày 14/8/2020 đã xácđịnh rõ: Phòng, chống HIV/AIDS phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền conngười, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, chú trọng đến phụnữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bào dân tộc ít ngườivà người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.

Theo đó, các nhóm giảipháp được đề ra trong Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vàonăm 2030 bao gồm:

 

Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chínhsách:

a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS nhằm bảo đảm tính phù hợp với thựctế và đồng bộ với hệ thống pháp luật khác có liên quan;

b) Thường xuyên tổ chức việc phổ biến, giáo dụcpháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục phápluật về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV;

c) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xửlý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

 

Nhóm giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV:

a) Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thôngtin, giáo dục, truyền thông

- Truyền thông đại chúng: Mở các chuyên trang,chuyên mục tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, xây dựng, đăng tải các videoclip, banner ảnh tĩnh, biểu ngữ cổ động...; tuyên truyền trên các báo điện tửcó lượng người xem lớn; sản xuất tin, bài, phóng sự, phim tài liệu thông điệpđăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Truyền thông dựa trên nền tảng công nghệ: Sảnxuất các video clip, phim ngắn, thông tin để tuyên truyền trên nền tảng côngnghệ số của các mạng xã hội;

- Truyền thông qua hệ thống thông tin cơ sở:Tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống cơ sở truyềnthanh - truyền hình những thông tin khuyến cáo người dân và cộng đồng để phòng,chống HIV/AIDS phù hợp với mỗi cơ sở, địa phương, vùng miền;

- Truyền thông qua các hoạt động khác: Lồng ghéptrong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốcdân, trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, trong hoạt động của cơquan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa cơ sở. Lồng ghép phòng, chốngHIV/AIDS với tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới, giáodục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản; giáo dục gia đình, xây dựng gia đìnhhạnh phúc, bền vững;

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thốngthông tin cơ sở, huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, người nổi tiếng,người đứng đầu các cộng đồng dân cư, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi,người có uy tín trong cộng đồng, người nhiễm HIV tham gia công tác truyền thôngvề phòng, chống HIV/AIDS.

b) Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đếnHIV:

- Đổi mới tư duy truyền thông phòng, chốngHIV/AIDS, không truyền thông hù dọa; huy động người nhiễm HIV và người thuộcnhóm có hành vi nguy cơ cao tham gia vào các hoạt động truyền thông;

- Nâng cao kiến thức về giảm kỳ thị và phân biệtđối xử liên quan đến HIV tại gia đình, cộng đồng, nơi học tập, nơi làm việc.Triển khai các giải pháp đồng bộ để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đếnHIV tại các cơ sở y tế;

- Khuyến khích sự tham gia của các nhóm cộngđồng, người nhiễm HIV vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõigiám sát việc thực hiện các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quanđến HIV.

c) Mở rộng, đổi mới các biện pháp can thiệp giảmhại, dự phòng lây nhiễm HIV:

- Tập trung triển khai các can thiệp dự phònglây nhiễm HIV cho các nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao, người sử dụng ma túy, namquan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm và bạn tình,bạn tiêm chích của người nhiễm HIV;

- Đa dạng hóa các mô hình cung cấp bao cao su vàbơm kim tiêm miễn phí phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, kết hợp với mởrộng cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm qua kênh thương mại;

- Đổi mới và nâng cao chất lượng điều trị nghiệncác chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Mở rộng các mô hình điều trị,cấp phát thuốc tại: tuyến cơ sở. Thí điểm và nhân rộng mô hình cấp phát thuốcđiều trị mang về nhà. Đẩy mạnh các mô hình can thiệp cho người sử dụng ma túytổng hợp, người sử dụng ma túy dạng kích thích Amphetamine (ATS) và người sửdụng đa ma túy;

- Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIVbằng thuốc ARV (PrEP) cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao qua hệ thống y tế nhànước và tư nhân. Triển khai điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV(PEP);

- Thí điểm và mở rộng triển khai các can thiệpdự phòng lây nhiễm HIV phù hợp trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơsở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;

- Cung cấp dịch vụ khám và điều trị phối hợp cácnhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho các nhóm có hành vi nguy cơ caolây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ dựphòng lây nhiễm HIV toàn diện, liên tục, kết nối với các dịch vụ y tế và hỗ trợxã hội khác.

Nhóm giải pháp về tư vấn xét nghiệm HIV:

a) Xét nghiệm sàng lọc HIV:

- Đa dạng hóa dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV.Đẩy mạnh xét nghiệm HIV trong cơ sở y tế, mở rộng xét nghiệm HIV tại cộng đồng,xét nghiệm HIV lưu động và tự xét nghiệm HIV;

- Triển khai các mô hình tư vấn xét nghiệm HIVphù hợp với từng nhóm có hành vi nguy cơ cao, gồm người sử dụng ma túy, namquan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới, phụ nữ bán dâm, phạm nhân; mởrộng triển khai xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV; xétnghiệm HIV cho phụ nữ mang thai;

- Ứng dụng các kỹ thuật, sinh phẩm xét nghiệmmới, phương pháp lấy mẫu mới trong chẩn đoán nhiễm HIV, xác định những người cóhành vi nguy cơ cao để triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp phòng lây nhiễmHIV;

b) Mở rộng các phòng xét nghiệm được phép khẳngđịnh HIV, đặc biệt là ở tuyến huyện khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa để trảkết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính cho người được xét nghiệm trongthời gian sớm nhất. Thường xuyên cập nhật các phương pháp xét nghiệm khẳng địnhHIV dương tính.

c) Bảo đảm chất lượng xét nghiệm HIV thông quacác hoạt động nội kiểm, ngoại kiểm, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, kiểm định chấtlượng phòng xét nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tư vấn xét nghiệm HIV. Bảo đảmvà duy trì các phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về HIV/AIDS.

d) Đẩy mạnh các biện pháp để chuyển gửi thànhcông người nhiễm HIV từ dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV đến dịch vụ chăm sóc,điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV.

(còn tiếp)

 

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK