Một số kết quả trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 (Phần 2)
Cập nhật : 16:30 - 30/12/2021


Trong phần 1 của bài viết đã đề cập đến một sốkết quả trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Ở phần 2 củabài viết sẽ tiếp tục đề cập đến kết quảtrong việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho người nghèo và thực trạng hệ thống thông tin và truyềnthông cơ sở về giảm nghèo

 

Về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho người nghèo

Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo (hộ nghèo, cậnnghèo, mới thoát nghèo) giai đoạn 2016-2020 đã được triển khai đồng bộ, hỗ trợtheo dự án sản xuất kết nối với thị trường, gắn việc hỗ trợ phát triển sản xuấtvới vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và đối ứng của người dân. Việc hỗtrợ phát triển sản xuất đã giúp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn giốngcây trồng vật nuôi, phương thức canh tác, chăm sóc, bảo vệ rừng ngày càng đượccải thiện.

Nhiều người nghèo, hộ nghèo đã được tập huấn các kỹ thuậttrồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, được tiếp cận với các kiến thức,khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào thực tế, sử dụng các giống cây trồng, vậtnuôi có năng suất và giá trị cao hơn để thay thế cho các giống cũ, phương thứccanh tác, nuôi trồng cũ, năng suất thấp ở địa phương.

Hiệu quả hỗ trợ phát triển sản xuất đã thu được kết quảđáng khích lệ: Thu nhập bình quân của người nghèo sau khi tham gia dự án tăng gấp 2 lần; có gần30% hộ nghèo tham gia dự án sản xuất thoát nghèo; đặc biệt thu nhập của ngườidân tại huyện nghèo tăngtừ 8 triệu đồng/người/năm 2009 lên 21 triệu đồng/người/ năm 2019.

Thực trạng hệ thống thông tin và truyềnthông cơ sở về giảm nghèo

- Về phát triển hạ tầng, dịchvụ viễn thông: Trong thời gianqua, thị trường viễn thông Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng cả về hạtầng, công nghệ, dịch vụ và thuê bao sử dụng dịch vụ. Thông qua mạng viễnthông, không chỉ giúp tăng cường các giao dịch thông tin trong đời sống xã hội,góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mà nhân dân được tiếp cận các thông tintrên mạng internet. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam vẫn còn khoảng 1.935 thôn, bảnchưa có dịch vụ viễn thông di động mặt đất, khoảng gần 9.000 thôn, bản chưa códịch vụ internet băng rộng cố định. Hạ tầng và dịch vụ viễn thông là điều kiệnquan trọng để tạo điều kiện cho người dân sử dụng dịch vụ thông tin, liên lạc.

Về thuê bao và khả năng sử dụng dịch vụ: Hiện nay, mậtđộ thuê bao điện thoại tập trung cao ở khu vực đô thị và đồng bằng. Một bộ phậnnhân dân ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhất là hộ nghèo còn khó khăntrong việc trang bị thiết bị đầu cuối có khả năng truy cập internet (điện thoạithông minh) cũng như đảm bảo chi phí sử dụng dịch vụ, cần sự hỗ trợ của nhà nước.

- Về hiện trạng phủsóng phát thanh, truyền hình đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo: Hiện còn nhiều xã khu vực miền núi,vùng sâu, vùng xa hải đảo thuộc “vùng lõm”, chưa thu được phủ sóng truyền hìnhđịa phương. Việc phủ sóng ở vùng sâu, vùng xa bằng kỹ thuật số mặt đất gặpnhiều khó khăn vì địa hình khó khăn, địa bàn rộng; vì vậy, phủ sóng qua vệ tinhlà giải pháp khả thi, nhưng các đài khu vựcmiền núi, biên giới do nguồn thu dịch vụ rất hạn chế, nên rất khó khăn cho việcthuê dịch vụ phủ sóng qua vệ tinh.

- Về chuyển đổi số trong công tác thông tin, tuyên truyền:Việc ứng dụng công nghệthông tin, chuyển đổi sốlà phương tiện nhanh nhất, hiệu quảđể đưa thông tin đến cho toàn dân, công tác truyền thông và giảm nghèo về thôngtin cần tiếp tục được triển khai với việc huy động thêm các nguồn lực từ cộng đồng,doanh nghiệp và người dân để thực hiện có hiệu quả, bền vững mục tiêu giảmnghèo đề ra. Đểnâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thông tin đến cơ sở, người dân vùng sâu,vùng xa, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thôngtin, tuyên truyền là rất cần thiết. Việc triển khai xây dựng trạm truyền thôngđa phương tiện góp phần hoàn thiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế táinghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội,cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bànnghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các thôngtin, dịch vụ xã hội cơ bản.

- Báo in,báo điện tử cho người nghèo: Đối với vùng sâu,vùng xa, nhất là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao vẫn còn gặp khó khăn trong việctiếp cận loại hình báo chí điện tử; một mặt, do điều kiện hạ tầng, mạng lướicung cấp dịch vụ chưa bao phủ toàn bộ diện tích có người sinh sống, mặt khác, hộnghèo còn khó khăn trong việc trang bị thiết bị đầu cuối có thể truy nhập dịch vụinternet băng rộng; khó khăn về chi phí sử dụng dịch vụ. Đối với cơ quan báochí, không ít cơ quan gặp khó khăn trong việc tăng cường cơ sở vật chất, xây dựngcơ sở dữ liệu thông tin phục vụ người nghèo, nhất là thông tin thể hiện dướicác ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số. 

- Cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện: Cơ sở truyền thanh -truyền hình cấp huyện là lực lượng chủ lực trong công tác thông tin, tuyên truyềnhiện nay cho Đảng bộ và chính quyền cấp huyện.Cả nước có 673 cơ sởtruyền thanh - truyền hình cấp huyện,trong đó có 290 đài sát nhập thành các Trung tâm Truyền thôngvà Văn hóa/Trungtâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện.Đểnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở vàcơ sở truyền hình - truyền hình cấp huyện trong bối cảnh chuyển đổi số, cần thiếtphải tiếp tục đầu tư thay thế thiết bị,tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý, sản xuất nội dung chương trình truyền thanh, đồng thời góp phần khắc phụctình trạng thiếu nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành.

- Đài truyền thanh cấpxã:Hiện cả nước còn khoảng 1.300 xã, chủ yếu là khu vựcmiền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khu vực có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn chưa có đài truyền thanh; nhiều xã, phường, thị trấn có đàitruyền thanh thì thiết bị kỹ thuật, máy móc được đầu tư từ nhiều chương trình,dự án khác nhau nên không đồng bộ dẫn đến hiệu quả sử dụng không cao; thiết bịnhiều đài lạc hậu, xuống cấp. Các đài truyền thanh cơ sở chưa ứng dụng công nghệthông tin, công nghệ số trong khai thác, lưu trữ thông tin, sản xuất nội dungchương trình, biên tập tin, bài phát thanh còn nhiều.

- Hiện trạng thông tin, tuyên truyền khu vực biên giới: Việt Nam có đường biên giới trên đất liềndài khoảng 4.924 km tiếp giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia; gồm 25 tỉnh, 103huyện, thị xã, thành phố biên giới và 435 xã, phường, thị trấn biên giới. Dođó, việc đầu tư hệ thống thôngtin đối ngoại khu vực cửa khẩu quốc tế đường bộ, đườngbiển, đường sắt, đường hàng không, cửa khẩu nội địa, lối mở biên giới, trungtâm giao thương có ý nghĩa quan trọng về quốcphòng - an ninh, kinh tế, xã hội; huy động nguồn lực của toàn xã hội cho các xã, huyệnbiên giới, ven biển và hải đảo góp phần giảm nghèo thông tin cho người dân; đấutranh phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch;quảng bá thành tựu Việt Nam đến với các tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bèquốc tế.

 

Tham khảo:

1. Báo cáo số 145/BC-CP của Chính phủngày 21/5/2021 về việc Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc giaGiảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 – 2025

2. http://www.cema.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/thuc-hien-muc-tieu-giam-ngheo-da-chieu-bao-trum-ben-vung-giai-doan-2021-2025.htm

3. http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/chuong-trinh-giam-ngheo-ben-vung-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap.html

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK