Thực trạng về thị trường lao động việc làm tại Việt Nam
Cập nhật : 16:29 - 30/12/2021


Hệ thống chính sách pháp luật về việc làm, thịtrường lao động đang được hoàn thiện, đồng bộ, tạo hành lang pháp lý điều chỉnhcác vấn đề về việc làm theo quy luật cho nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, thúc đẩy việc làm tốt hơn cho người lao động. Giai đoạn2016-2020, thị trường lao động và các Trung tâm dịch vụ việc làm đã được đầu tưphát triển, nâng cao năng lực, gắn kết cung – cầu lao động, đa dạng hóa cáchoạt động giao dịch việc làm (sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch trựctuyến, lưu động, ngày hội việc làm; thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu về cung -cầu lao động; bước đầu đã có sự kết nối thông tin thị trường lao động từ trungương xuống địa phương, giữa các địa phương và giữa các vùng).

Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, thị trường lao động Việt Nam có nhiều chuyển biến, hết năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lênlà 54,6 triệu người (giảm 1,2 triệu người so với năm 2019). Tỷlệ tham gia lực lượng lao động năm 2020 khoảng 74%. Tỷ lệ tham gia lựclượng lao động của nữ là 68,7%, thấp hơn so với nam (79,6%). Tỷ lệ này ởkhu vực thành thị là 64,8% và ở khu vực nông thôn là 79,7%. Lực lượng laođộng trong độ tuổi lao động là 48,3 triệu người (giảm 849,5 nghìn người so vớinăm 2019), trong đó, khu vực thành thị là 16,5 triệu người (chiếm 34,1%); lựclượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 21,9 triệu người (chiếm 45,4%).

Lao động từ 15 tuổi trở lên đanglàm việc là 53,4 triệu người, giảm 1,3 triệu người so với năm 2019. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịchtương đối tích cực (tỷ trọng lao động làmviệc trong khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tương ứng là 32,8% - 30,9% - 36,3%).

Tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,26% (quý I là 2,02%; quý II là 2,51%, quýIII là 2,29, quý IV là 2,16%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanhniên (từ 15-24 tuổi) năm 2020 là 7,1%, trong đó khu vực thành thị là 10,63%; khuvực nông thôn là 5,45%. Tỷ lệthiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,51%, trong đó tỷ lệ thiếu việclàm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,93%.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông,lâm nghiệp, thủy sản năm2020 là 56,2%. Thu nhập bìnhquân tháng của lao động làm công hưởng lương đạt 6,6 triệu đồng (giảm gần 100nghìn đồng so với năm 2019), trong đó, thu nhập bình quân của lao động thànhthị cao hơn lao động nông thôn khoảng 1,2 lần. 

- Hệ thống thôngtin thị trường lao động ngày càng hoàn thiện, công tác thu thập, cậpnhật, phổ biến thông tin thị trường lao động được tiến hành thường xuyên. Hàng năm, tổ chức điều tranhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp; thu thập, cập nhậtcơ sở dữ liệu cung - cầu lao động trên phạm vi toàn quốc (từ 2018 đã bàn giao việc thu thập,cập nhật cơ sở dữ liệu cung - cầu cho các địa phương; hiện nay trên cơ sở dữliệu có thông tin của 25.918.491 hộ với tổng số nhân khẩu là 87.374.146 người,thông tin của 256.460 doanh nghiệp đang hoạt động); phân tích, dựbáo thị trường lao độngtrong ngắn hạn (quý, hàng năm) từng bước đáp ứng được nhu cầu của các cơ quannghiên cứu hoạch định chính sách cũng như nhu cầu thông tin thị trường lao độngcủa người sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo và người lao động; gắn kết đào tạo với việclàm sau đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp tạo chuyển biến rõ nét, thực chất về chất lượng, hiệu quả,đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và doanh nghiệp.

- Các thiếtchế hỗ trợ, kết nối cung - cầu lao động ngày càng phát triển, từng bước hoạtđộng chuyên nghiệp, hiệu quả. Tính đến hết tháng 12/2020, cả nước hiện có 88Trung tâm dịch vụ việc làm của nhà nước. Trong những năm qua, hầu hết các Trungtâm dịch vụ việc làm đã được quan tâm đầu tư, sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chấttừ Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêuquốc gia về việc làm, góp phần đưa hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm công từng bước trở thành cầu nối tin cậycủa người lao động, người sử dụng lao động.

 Chất lượng, hiệu quả tư vấn, định hướngnghề nghiệp, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động ngày càng nângcao; các hoạt động giao dịch việc làm ngày càng đa dạng từ sàn giao dịch việc làm (cảnước có 48 Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động - Thương binh vàXã hội tổ chức các sàn giao dịch định kỳ, thường xuyên với tổng số khoảng 1.200 phiên giaodịch/năm; bình quân 1 phiên giao dịch thu hút 20-25 doanh nghiệp, 300-400 laođộng tham gia, tỷ lệ lao động được phỏng vấn, kết nối việc làm chiếm khoảng35-40%) đến phiên giao dịch việc làm lưu động, ngày hội việclàm… hướng tới lao động thanh niên, học sinh, sinh viên, lao động nông thôn và người thất nghiệp. Giai đoạn2016-2020, các Trung tâm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho khoảng 14 triệulượt người, hỗ trợ kết nối việc làm cho 4,5 triệu lượt lao động.

- Hỗ trợ tạoviệc làm cho các nhóm lao động yếu thế, đặc thù

Các chínhsách tín dụng ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãigóp phần quan trọng hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, nguồn vốnđược bảo toàn, chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng Quỹ tại Ngân hàng Chínhsách xã hội không ngừng được mở rộng.

Đến năm 2020,tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm (Quỹ quốc gia về việc làm và cácnguồn tín dụng khác) đạt 28.500 tỷ đồng (nguồnvốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là 4.500 tỷ đồng, nguồn vốn do Ngân hàng Chínhsách xã hội huy động là 11.000 tỷ đồng và nguồn vốn của địa phương ủythác qua Ngân hàng Chính sách xã hội là 13.000 tỷ đồng).

Doanh số chovay giải quyết việc làm đến tháng 12/2020 đạt 48.240 tỷ đồng, với trên 2,4triệu lượt khách hàng được vay vốn, giúp cho hơn 3,8 triệu lao động được tạoviệc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Giai đoạn 2016-2020, thông qua các nguồntín dụng này đã hỗ trợ, duy trì và mở rộng việc làm cho trên 670 nghìn lao độngnữ, trên 50 nghìn lao động là người khuyết tật và 103 nghìn lao động là ngườidân tộc thiểu số.

Giai đoạn2016-2020, thông qua Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm vàAn toàn lao động, đã thực hiện các hình thức đặt hàng với hệ thống các Trungtâm dịch vụ việc làm góp phần tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho 250 nghìnngười, kết nối việc làm thành công cho 20.241 người, chủ yếu là thanh niên,sinh viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo, người dân tộc thiểu số, lao động di cư,đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hướng nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho 81.600 người;xây dựng 20 Motion Graphics, 40 Inforgraphics giới thiệu về việc làm, nghềnghiệp phổ biến trên thị trường lao động nhằm tạo cơ hội cho lao động, nhất làlao động trẻ tiếp cận các thông tin việc làm, nghề nghiệp phù hợp.

Bên cạnhnhững kết quả đạt được trên, thị trường lao động Việt Nam cũng còn nhiều hạnchế như:

+ Chấtlượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm vàhiệu quả tạo việc làm còn thấp; chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vựcnông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ khu vực phi chính thức sang khu vựcchính thức chậm nên chất lượng việc làm chưa cao; tình trạng mất cân đối cung -cầu lao động cục bộ, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với khó khăn trong tuyểndụng lao động, kể cả lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động phổthông tiếp tục là thách thức lớn đối với Việt Nam.

+ Tỷ lệ thấtnghiệp của thanh niên còn cao (khoảng 7%), gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung,số lượng sinh viên mới tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học còn khó khăntrong tìm kiếm việc làm dẫn đến thất nghiệp hoặc phải làm những công việc khôngtương xứng với trình độ đào tạo gây lãng phí nguồn lực; lao động nông thôn,nhất là lao động nữ lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi việc làm; chấtlượng việc làm của nhóm lao động yếu thế thấp.

+ Hệ thốngthông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, chưa có sự kết nối về thông tintrên phạm vi vùng, cả nước; công tác quản lý và nắm thông tin tin lao động vềsố lượng, cơ cấu, chất lượng, độ tuổi, giới tính … còn hạn chế, chưa đầy đủ,kịp thời, chính xác, chưa đáp ứng yêu cầu (với quy mô lựclượng lao động 54-55 triệu người nhưng mới theo dõi, nắm thông tin của trên 15triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội (trong đó khoảng 13,4 triệu lao độngtham gia bảo hiểm thất nghiệp); khoảng 18 triệu lao động phi chính thức, 30triệu lao động không có giao kết hợp đồng lao động, lao động là người dân tộcthiểu số, người khuyết tật ... chưa được theo dõi, cập nhật thường xuyên).

+ Hệ thốngTrung tâm dịch vụ việc làm còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệuviệc làm và thu thập thông tin về cung - cầu lao động; hệ thốngTrung tâm dịch vụ việc làm chưa có sự gắn kết trở thành một hệ thống kết nốitrên phạm vi toàn quốc, cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin củacác Trung tâm này vừa thiếu, vừa lạc hậu, không đồng bộ; các hoạt động giaodịch việc làm chủ yếu theo xu hướng truyền thống, phạm vi, tần suất bị ảnhhưởng bởi không gian địa lý, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụviệc làm còn hạn chế ...

+ Hoạt động phân tích và dự báo thị trường lao động cònyếu kém, gây ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định các chính sách phát triển thịtrường lao động nói chung, chính sách phát triển nguồn nhân lực và giải quyếtviệc làm nói riêng.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 145/BC-CP của Chính phủngày 21/5/2021 về việc Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc giaGiảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 – 2025

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK