HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 11 – SỐ 2
Cập nhật : 16:26 - 30/12/2021


Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về têndoanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp?

Trả lời:

Căn cứ Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệpbằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp được quy định như sau:

-Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sangmột trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nướcngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tươngứng sang tiếng nước ngoài.

- Trường hợp doanh nghiệp có tênbằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặcviết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chinhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên cácgiấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

-Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằngtiếng nước ngoài.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy địnhnhư thế nào về tên chi nhánh, văn phòngđại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp?

Trảlời:

Theo Điều 40 LuậtDoanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, vănphòng đại diện và địa điểm kinh doanh được quy định như sau:

-Tên chi nhánh, văn phòng đạidiện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cáiF, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

-Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanhnghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đạidiện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểmkinh doanh.

-Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắntại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh,văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt củadoanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chinhánh, văn phòng đại diện phát hành.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy địnhnhư thế nào về việctên trùng và tên gây nhầm lẫn?

Trả lời:

Theo Điều41 Luật Doanh nghiệp2020:

- Tên trùng là tên tiếngViệt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếngViệt của doanh nghiệp đã đăng ký.

- Các trường hợp được coilà tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăngký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăngký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệpđề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăngký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng kýchỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tựnhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J,Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng kýchỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu“&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng kýchỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngaytrước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng củadoanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng kýchỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ“miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

+ Tên riêng của doanhnghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

- Các trường hợp quy địnhtại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 không áp dụng đối với công ty con của côngty đã đăng ký.

 

Câu hỏi: Theo quy định pháp luật, trụ sở chính của doanh nghiệp là gì?

Trả lời:

Theo Điều 42Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chínhcủa doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanhnghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, sốfax và thư điện tử (nếu có).

 

Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về dấu của doanh nghiệp?

Trả lời:

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020:

- Dấu bao gồm dấu được làmtại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của phápluật về giao dịch điện tử.

- Doanh nghiệp quyết địnhloại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, vănphòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

- Việc quản lý và lưu giữdấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp,chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu banhành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

 

Câuhỏi: Theo quy định pháp luật, chinhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệplà gì?

Trả lời:

Theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp2020:

- Chi nhánh là đơn vị phụthuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năngcủa doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành,nghề kinh doanh của chi nhánhphải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

- Văn phòng đại diện là đơnvị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi íchcủa doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiệnchức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Địa điểm kinh doanh lànơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

 

Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diệncủa doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh?

Trả lời:

Theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020:

- Doanh nghiệp có quyềnthành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nướcvà nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đạidiện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

- Trường hợp thành lập chinhánh, văn phòng đại diện trong nước,doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đếnCơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đạidiện;

+ Bản sao quyếtđịnh thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh,văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đốivới người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Trong thời hạn 03 ngàylàm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xemxét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chinhánh, văn phòng đạidiện; trường hợp hồ sơ chưa hợplệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửađổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kýhoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

- Doanh nghiệp chịu tráchnhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh,văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

- Trong thời hạn 10 ngày kểtừ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinhdoanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hộikhóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK