Một số kết quả trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 (Phần 1)
Cập nhật : 17:06 - 28/12/2021



Trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, luôn tồn tại một bộ phận người nghèo là người dân có thunhập thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu chung của dân cư, thiếu hụt các điềukiện sống và khả năng tiếp cận việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đểgiúp người nghèo thoát nghèo, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống, có cơhội vươn lên, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng và nỗ lực củachính người nghèo. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảođảm an sinh xã hội, hạn chế gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa cácnhóm dân cư, giữa các vùng miền trong cả nước, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tình trạng nghèo đói xuất hiện donhững nguyên nhân khách quan. Việt Nam là một trong số những quốc gia bị ảnhhưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong những năm gần đây thờitiết diễn biến ngày càng bất thường. Hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, sạt lở,giông tố, lũ lụt có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tếphụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Nhiều vùng,địa phương có địa hình chia cắt, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn; đất đaicằn cỗi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và ảnh hưởng bởi dịch bệnh, quátrình đô thị hóa, di cư tự do cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tìnhtrạng nghèo đói đối với nhiều nhóm dân cư tại một số địa phương.

Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói còntồn tại do những nguyên nhân chủ quan. Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng,đầy đủ về công tác giảm nghèo nên hiệu quả giảm nghèo còn thấp; một số địa bànvà người dân còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa nỗlực vươn lên thoát khỏi tình trạng khó khăn, thoát khỏi tình trạng nghèo đói.Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh, chưa đồng bộ, còn mang tính ngắnhạn và chưa kèm theo điều kiện, chưa gắn với đốitượng, địa bàn, thời hạn thụ hưởng nhằm tạođộng lực, khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo; cơ chế quảnlý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa phù hợp với đặc thù vùng miền và đặc điểm vănhóa, tập quán của người dân. Nguồn lực và giải pháp giải quyết các vấn đề sinh kế ổnđịnh, tạo thu nhập cho người nghèo, nhất là người nghèo ở các huyện nghèo, xãđặc biệt khó khăn còn hạn chế.

Trong giaiđoạn 2016-2020, Đảng, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm đến công tác xóa đóigiảm nghèo; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư trung hạn để thực hiện mục tiêugiảm nghèo bền vững. Kinh phí thực hiện chương trình, các chính sách giảmnghèo, an sinh xã hội được Chính phủ giao ổn định để các địa phương chủ độngthực hiện, hỗ trợ người nghèo nâng cao thu nhập, tiếp cận tốt hơn các dịch vụxã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin. Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương triểnkhai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo và Chương trình mục tiêuquốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 với một số thành tựu nổi bật,cụ thể:

- Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020, trung bìnhmỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,43%; tỷ lệ hộ nghèo ở 64 huyện nghèo cuối năm2020 còn 23,42%, trung bìnhmỗi năm giảm 5,4%. Giai đoạn 2016-2020, giảm hơn 60% sốhộ nghèo so với tổng số hộ nghèo đầu kỳ với hơn 6 triệu người thoát nghèo, hơn2 triệu người thoát cận nghèo. Các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo đều đạt và vượt so vớiNghị quyết của Quốc hội đề ra.

- Cả nước hiện có 54 huyện nghèo theo Nghị quyết30a, 27 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a167/292 xã đặc biệt khó khăn vùng bãingang ven biển và hải đảo chưa thoátkhỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Một số địaphương có tỷ lệ giảm hộ nghèo hết sức ấn tượng trong giai đoạn 2016-2020 nhưhuyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) giảm 40,66%, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai)giảm 39,96%, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) giảm 34,51%, huyện Nam Trà My(tỉnh Quảng Nam) giảm 33,52%.

- Các chínhsách giảm nghèo chung hỗ trợ toàn diện cho người nghèo đã được ban hành đồngbộ, đầy đủ như bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, nhà ở, nước sạch và vệ sinh,dạy nghề, lao động và việc làm, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội, vay vốn tíndụng ưu đãi; giải quyết đất ở, đất sản xuất, giao rừng. Từng bước giảm dần vàbãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có hoàn trả,có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời gian thụ hưởng.

Các chính sách đặc thù đối với huyệnnghèo, xã đặc biệt khókhăn (ĐBKK) được chú trọng ban hành như luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc huyện nghèo; thí điểmtuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn,miền núi giai đoạn 2013 - 2020; hỗ trợ đầu tư cơ sởhạ tầng các huyện nghèo, xã ĐBKK; mở rộng chươngtrình quân dân y kết hợp, xâydựng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng.

63 tỉnh, thành phố đãchủ động ban hành bổ sung nhiều chính sách đặc thù lĩnh vực giảm nghèo trên địabàn để hỗ trợ người nghèo. Ví dụ như tỉnh Bắc Kạn banhành chính sách riêng hỗ trợ, khuyến khích các hộ nghèo phát triển các giốngcây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và có giá trị kinhtế cao; tỉnh Quảng Nam ban hành chính sách cấp miễn phí thẻ BHYTcho người cận nghèo, cấp bù 50% học phí cho học sinh - sinh viên nghèo; TP.Hà Nội đã ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ giađình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn địnhcuộc sống; TP. Hồ Chí Minh xây dựng Đề án chiến lược giảm nghèo bền vững trong tổng thể phát triểnkinh tế xã hội.

- Thu nhập, đời sốngvật chất và tinh thần cho người nghèo, người dân trên địa bàn nghèo, vùng ĐBKKtừng bước được nâng lên. Thu nhập bình quân của người nghèotăng 2,3 lần giai đoạn 2016-2020. Người nghèo có khả năng lao động được hỗ trợsinh kế, phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt phù hợp với nhu cầu. Đờisống vật chất và tinh thần được cải thiện, nâng lên rõ rệt. Chương trình đã hỗ trợ hơn 13 nghìn dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóasinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộhưởng lợi; tổng kinh phíthực hiện là 8 nghìn tỷ đồng; hơn 2,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo đượcdạy nghề, tạo việc làm, bồi dưỡng kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, kỹ năngnghề nghiệp, sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để vươn lênthoát nghèo, làm giàu; hỗ trợ cho 5.500 lao động thuộc hộnghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, liên kết vùng nghèo được ưutiên từng bước đầu tư, đã góp phần nâng cao đời sống nhân dânvà làm thay đổi bộ mặt địa bànnghèo, ĐBKK; nhiều địa bàn nghèo đã nỗ lực thoát nghèo, thoát khỏi tình trạngĐBKK. Có khoảng 18 nghìn côngtrình cơ sở hạ tầng được đầu tư, đã đưa vào sử dụng trên 15 nghìn công trình;khoảng 7 nghìn công trình được duy tu bảo dưỡng. Tổng nguồn vốn đầu tư trên 32nghìn tỷ đồng.

- Phong tràothi đua: “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” doThủ tướng Chính phủ phát động đã được triển khai sâu rộng, đem lại hiệu quảthiết thực. Ủy ban Trung ương Mặt trậnTổ quốc Việt Nam đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động huy động nguồn lực toàn xãhội để hỗ trợ cho người nghèo, thực hiện mục tiêu “Cả nước chung tay vì ngườinghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

- ViệtNam là một trong số 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; ngoài tiêuchí về thu nhập, chuẩn nghèo có 10 chỉ số để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận5 dịch vụ xã hội cơ bản, gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh,thông tin. Hộ nghèo được phân chia thành hộ nghèo về thu nhập và hộ nghèo vềthiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.

(Còn tiếp)

 

Tham khảo:

1. Báo cáo số 145/BC-CP của Chính phủngày 21/5/2021 về việc Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc giaGiảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 – 2025

2. http://www.cema.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/thuc-hien-muc-tieu-giam-ngheo-da-chieu-bao-trum-ben-vung-giai-doan-2021-2025.htm

3. http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/chuong-trinh-giam-ngheo-ben-vung-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap.html

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK