Quyền sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội
Cập nhật : 17:04 - 28/12/2021


         Quyền sáng kiến lập pháp củađại biểu Quốc hội là một trong những quyền quan trọng, được quy định trong cácHiến pháp và được pháp luật quy định cụ thể để thực hiện. Trong những năm gầnđây quy trình thực hiện quyền sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội luônđược hoàn thiện hơn.  Cụ thể là, Điều 87của Hiến pháp năm 1992 quy định “Đại biểuQuốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội”.Theo đó các luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật các năm 1996, 2002, 2008và các văn bản pháp luật khác đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyềnsáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, trên thực tế, córất ít đại biểu Quốc hội thực hiện quyền sáng kiến lập pháp của mình, nếu cóthực hiện thì mới chỉ là đề xuất tên dự án luật, pháp lệnh cần xây dựng, nêu sựcần thiết xây dựng, mà chưa có hồ sơ đầy đủ về kiến nghị, đề nghị xây dựngluật, pháp lệnh theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bởivì, là do đại đa số các đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm nên bận cácnhiệm vụ, công vụ khác được giao; hơn nữa cơ chế, điều kiện, cũng như quy trìnhđể thực hiện quyền sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội chưa được quy địnhcụ thể, nhất là chưa có cơ quan giúp đại biểu Quốc hội thực hiện quyền sángkiến lập pháp trong trường hợp đại biểu Quốc hội không thể tự mình thực hiệnđược quyền này, v v ….

         Để khắc phục hạn chế nêu trên,Điều 84 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiếnnghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy banthường vụ Quốc hội. Để cụ thể hóaquy định này của Hiến pháp thì Luật Ban hànhVBQPPL năm 2020 đã quy định khá cụ thể trình tự, thủ tục đại biểu Quốchội trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh trướcQuốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội như:

         Khi đại biểu Quốc hội kiếnnghị về luật, pháp lệnh thì phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách của Nhà nước; yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốcphòng, an ninh, thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của côngdân; cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan, v v …. Khi đại biểu Quốc hộiđề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, thì ngoài các căn cứ như kiến nghị về luật,pháp lệnh nêu trên còn phải căn cứ vào kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặcđánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến dự án luật, pháp lệnh; yêu cầuquản lý nhà nước và tiến hành phân tích đánh giá tác động các chính sách nêutrong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, v v…. Sau khi tiến hành xong các côngviệc nêu trên, thì đại biểu Quốc hội chuẩn bị hồ sơ kiến nghị về luật, pháplệnh; hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh để trình Quốc hội, Ủy ban thườngvụ Quốc hội tương tự như các chủ thể khác có quyền đề nghị xây dựng luật, pháplệnh thực hiện.

          Đặc biệt, LuậtBan hành VBQPPL năm 2020 quy định rõ cơ chế hỗ trợ đại biểu Quốc hộithực hiện quyền sáng kiến lập pháp là: “Đạibiểu Quốc hội có quyền tự mình hoặc đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoànđại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp hỗ trợ trong việc lập văn bản kiếnnghị về luật, pháp lệnh, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Văn phòng Quốchội có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thựchiện quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh, quyền đề nghị xây dựng luật, pháplệnh”.

        - Đồng thời Luật Ban hành VBQPPL năm 2020 còn quy định khi đại biểu Quốc hộiđược giao soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, thì việc nghiên cứu, khảo sát, soạnthảo, lấy ý kiến và trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông qua dự ánluật, pháp lệnh được thực hiện theo quy trình tương tự như các chủ thể khác(Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ….) thựchiện.  Nhưng đạibiểu Quốc hội có thể đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốchội, Viện nghiên cứu lập pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan hỗ trợ trong quátrình soạn thảo.

Khi lấy ý kiếnthì “Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội soạn thảo, Văn phòng Quốc hội,Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp có trách nhiệm tổchức lấy ý kiến theo quy định tại Điều này”.

Tóm lại: Theo quy định của Luật Ban hànhVBQPPL năm 2020, thì đại biểu Quốc hội lập kiến nghị về luật, pháp lệnh; đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựngluật, pháp lệnh, cũng như đại biểu Quốc hội soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dựthảo nghị quyết thì cũng phải tuân theo một quy trình, thủ tục lập đề nghị xâydựng luật, pháp lệnh chung và còn khi soạn thảo cũng phải theo một quy trình,thủ tục soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết chung như các cơquan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện. Như vậy, các công việc để thực hiện quytrình, thủ tục này rất nhiều, là thách thức không nhỏ đối với đại biểu Quốchội. Do đó đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải có trình độ, năng lực thực sự, có sứckhỏe, trí tuệ, nghị lực, quan hệ tốt, thì mới có thể hoàn thành được nhiệmvụ. 

        Thực tế trong thời gian gần đây, hằngnăm đã có một số đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật, pháp lệnhhoặc thực hiện quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong số các kiến nghị,đề nghị này thì có một số kiến nghị, đề nghị của đại biểu Quốc hội trùng lặpvới đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trình,nhưng có một số kiến nghị, đề nghị của đại biểu Quốc hội không bảo đảm chấtlượng hồ sơ, thủ tục trình hoặc thời gian trình còn chậm nên không được Ủy banthường vụ Quốc hội, Quốc hội chấp thuận; đồng thời có một số kiến nghị, đề nghịđược Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội chấp thuận. 

      Trong số các đại biểu Quốc hội lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháplệnh thì đáng chú ý nhất là TS. Trần Thị Quốc Khánh, là đại biểu Quốc hội cáckhóa 11, 12, 13 và 14, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Cuối nhiệmkỳ khóa XIII, đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh đã tiến hành làm các thủtục cần thiết để lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Hành chính công và đã đượcQuốc hội chấp thuận đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 -2017. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thành lập Ban soạn thảo dự án Luật Hànhchính công và giao đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh làm Trưởng ban soạnthảo dự án luật và là người trình dự án Luật Hành chính công ra Quốc hội.

         Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh là mộtđại biểu Quốc hội rất tâm huyết với dự án Luật Hành chính công và đã dành nhiềuthời gian, trí tuệ, công sức để soạn thảo dự án luật; trong quá trình soạn thảođã được sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; sự tham giatích cực của nhiều thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Tuy nhiên, đến cuốinăm 2017 sau khi xem xét thấy dự án Luật Hành chính công không bảo đảm điềukiện trình Quốc hội, nên Ủy ban thường vụ Quốc hội đã dừng việc soạn thảo dự ánluật này.

         Mộtsố lý do dừng soạn thảo dự án Luật Hành chính công là:

        - Dự án Luật Hành chính công là dự ánluật lớn, có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan tới nhiều lĩnh vực, có nhiềuvấn đề lớn, phức tạp nên đã vượt quá khả năng chủ trì soạn thảo của một cá nhânđại biểu Quốc hội.

        - Bộ phận giúp việc Ban soạn thảo, Tổbiên tập quá ít người, lại bận công việc của Vụ chuyên môn mà mình là thànhviên, nên không có nhiều thời gian dành cho công việc của Ban soạn thảo, Tổbiên tập.

        - Có không ít thành viên Ban soạn thảo,Tổ biên tập chưa dành nhiều thời gian tham gia việc soạn thảo, biên tập dự ánluật.

        - Vì một số lý do khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK