KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Cập nhật : 16:49 - 28/12/2021


Chính phủ đã trình Quốc hội thông quaLuật Doanh nghiệp năm 2020 (thay thế  cho Luật Doanh nghiệp năm2014), với các nội dung, quy định nhằm thúc đẩy đổi mới, nâng caohiệu quả quản trị và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có sở hữu Nhànước; sửa đổi khái niệm DNNN và phân định doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100%vốn điều lệ và doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hơn 50% (đến dưới 100%) vốn điềulệ để có phương thức quản lý, giám sát phù hợp; bổ sung quy định kiểm soát tậpquyền, chống xung đột lợi ích và bảo đảm tính minh bạch hóa, công khai hóathông tin của doanh nghiệp có sở hữu nhà nước.

Chính phủ cũng ban hành các nghị định, nghị quyết để tiếp tụchoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật[1]theo các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội[2],để quản lý chặt chẽ, công khai minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả vốn, tài sản củaNhà nước; tối đa hóa lợi ích của Nhà nước; tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩynhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN, thoái vốn; tính đúng, tính đủ giá trị doanhnghiệp khi cổ phần hóa; tách quá trình xử lý liên quan đến đất đai ra khỏi quátrình cổ phần hóa DNNN, nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí. Các DNNN, trọng tâm là cácTập đoàn, Tổng công ty nhà nước được sắp xếp lại tinh gọn hơn, đóng vai tròquan trọng trong nền kinh tế, vừa hoạt động có hiệu quả, đóng góp quan trọngcho NSNN để phục vụ đầu tư phát triển, vừa đóng vai trò quan trọng trong việcđiều tiết nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và thực hiệnnhiều nhiệm vụ kinh tế, chính trị, quốc tế khác. Đặc biệt, trong bối cảnh dịchbệnh Covid-19, các DNNN đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phụchồi nền kinh tế, qua đó uy tín và vị thế của Việt nam được cộng đồng quốc tếđánh giá cao. Đây là cơ hội để thế giới biết đến Việt Nam với lợi thế đặc biệtlà “sự tin cậy chiến lược”, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận vốnchuyển dịch.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 908/QĐ-TTgngày 29/6/2020 phê duyệtdanh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020,nhằm đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhànước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, gắn với việc đảm bảonguồn thu cho phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020;thúc đẩy quá trình tái cơ cấu DNNN để tập trung vào những khâu, công đoạn thenchốt của nền kinh tế. Năm 2020, cả nước đã thoái vốn được2.506 tỷ đồng, thu về 5.967 tỷ đồng (lũy kế cả giai đoạn 2016-2020 đã thoái vốn 27.312 tỷ đồng,thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị ghi sổ kế toán), chuyển nộp vào NSNN để phụcvụ đầu tư trung và dài hạn 16.700 tỷ đồng (lũy kế cả giai đoạn 2016-2020 đã nộpvào NSNN 221.700 tỷ đồng); chuyển giao phần vốn nhà nước tại 08doanh  nghiệp[3]về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Đã cổphần hóa được 09 DNNN, số tiền thu từ cổ phần hóa 949 tỷ đồng (lũy kế cảgiai đoạn 2016- 2020 có 180 DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa, số tiềnthu từ cổ phần hóa là 36.518 tỷ đồng). Việc xử lý 12 dự án chậm tiến độ, kémhiệu quả của ngành Công thương tiếp tục có chuyển biến tích cực, theo nguyêntắc thị trường, Nhà nước không cấp thêm vốn: đã đưa 03 dự án, doanh nghiệp[4]khỏi danh sách theo dõi, xử lý của Ban Chỉ đạo[5];xử lý vướng mắc quyết toán dự án đối với Công ty Công nghiệp tầu thủy DungQuất; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi chính sách thuế giátrị gia tăng đối với mặt hàng phân bón, bảo đảm công bằng giữa hàng sản xuấttrong nước và hàng nhập khẩu; chỉ đạo quyết liệt việc xử lý vướng mắc tranhchấp hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công (EPC), chưa quyết toán đượccủa 5 dự án[6];tiếp tục tìmphương án xử lý mới đối với dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, khi các phươngán hiện hành đều vướng mắc.

Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa và tái cơ cấu DNNNcòn chậm, chưa đạt kết quả đề ra (đến ngày 24/12/2020 mới thực hiện đạt 27,3%kế hoạch; vẫn còn 89 DNNN chưa hoàn thành cổ phần hóa theo kế hoạch[7]),nguyên nhân chủ yếu liên quan đến việc phê duyệt phương án sử dụng đất theoNghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạokhẩn trương ban hành nghị định thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, để tháo gỡkhó khăn, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo công khai, minhbạch, tránh thất thoát Ngân sách Nhà nước.

Một số doanh nghiệp chậm quyết toán cổ phần hóa, dẫn đến khókhăn trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần, ảnh hưởng đến quá trìnhthoái vốn tại doanh nghiệp (ví dụ: Tổng công ty Thép Việt Nam đã cổ phần hóa từnăm 2011 đến nay vẫn chưa hoàn thành quyết toán). Công tác quảntrị tại nhiều doanh nghiệp chưa thực sự theo cơ chế thị trường; quản lý rủi rocòn lỏng lẻo; chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn; công nghệ và công cụ quảntrị kinh doanh chậm đổi mới. Nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng công nghệ điềuhành hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, dẫn đến chậm hoặc không pháthiện được các vấn đề rủi ro phát sinh trong kinh doanh. Việc công bố thông tincòn mang tính hình thức, không đủ thông tin khách quan, tạo dư luận xã hộithiếu tích cực về tính minh bạch của DNNN, nhất là trong các lĩnh vực độc quyềnnhà nước hoặc do Nhà nước định giá, điều tiết giá hoặc các ngành cung cấp sảnphẩm dịch vụ công thiết yếu.

Ngoài nguyên nhân khách quan, những hạnchế nêu trên chủ yếu do: vai trò, nhận thức, trách nhiệm củangười đứng đầu một số DNNN chưa cao, chưa quyết liệt; chưa có chế tài đủ mạnhtrong việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, DNNN không hoànthành, không triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theokế hoạch; nhiều DNNN chưa chủ động triển khai sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theochính sách của Nhà nước, đến khi tiến hành cổ phần hóa mới bắt đầu thực hiện,nên ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa. Việc phối hợp giữa các cơ quan đại diệnchủ sở hữu, chính quyền địa phương trong lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại,xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ chưa tốt, tiến độphê duyệt còn rất chậm, nhất là các thành phố lớn như thành phố Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh,..[8].

 

Tham khảo:

Báo cáo số 139/BC-CPngày 14/5/2021 của Chính phủ về Kết quả thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí trong năm 2020.

 

 



[1] Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09/10/2020 sửa đổi, bổsung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốnnhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đãđược sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số32/2018/NĐ-CP; Nghị địnhsố 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP; Nghị địnhsố 91/2015/NĐ-CP và Nghị địnhsố 32/2018/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụngvốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị địnhsố 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ vàngười đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (thay thế Nghị định số 97/2015/NĐ-CP,Nghị định số 106/2015/NĐ-CP); Nghị quyết số 161/NQ-CP ngày 29/10/2020 về đẩy mạnh đổimới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.

[2] Nghị quyếtsố 12-NQ-TW Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổimới và nâng cao hiệu quả DNNN; Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày15/6/2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chínhsách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp vàcổ phần hóa DNNN.

[3] Gồm: Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Sài Gòn;Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam, Tổng công ty Tư vấn xây dựngViệt Nam, Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1, Tổng công ty Sông Đà; Công ty CPCung ứng nhân lực quốc tế và thương mại; Công ty CP Nhân lực quốc tế Sovilaco;Công ty CP Bệnh viện GTVT.

[4] Gồm: Nhàmáy sản xuất phân bón DAP-1 Hải Phòng, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Nhàmáy Nhiên liệu sinh học Bình Phước.

[5] Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lýcác tn tại, yếu kém của một sốdự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương thành theo Quyếtđịnh số 2551/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

[6] Gồm các dự án: DAP-2 Lào Cai, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, TISCO-2,Công ty CN tàu thủy Dung Quất.

[7] Trong đó: Hà Nội 13 doanh nghiệp(04 Tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TPHCM 38 doanh nghiệp (11 Tổng công ty),chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 06 doanhnghiệp (03 tập đoàn, 03 tổng công ty), Bộ Xây dựng 02 Tổng công ty.

[8] Báo cáo số 64/TCDN-NV1 ngày03/02/2021 của Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK