MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ VẬN ĐỘNG HÀNH LANG
Cập nhật : 16:48 - 28/12/2021


Hình thức pháp luật về vận độnghành lang:

Trướchết, cần khẳng định rằng việc có quy định pháp lý về vận động chính sách là cầnthiết. Tuy nhiên, một văn bản mang tính pháp luật (ví dụ như Luật/Nghị định vậnđộng chính sách) chắc khó được chấp thuận ở Việt Nam, nhưng có thể nghiên cứucách thức của để có những quy định riêng lẻ về vận động chính sách trong cácvăn bản pháp lý chung như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật tổ chứcQuốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội (do Quốc hội ban hành), Quy chế làm việc của Ủyban Thường vụ Quốc hội (do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành), Luật tổ chứcchính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ.

Việcvận động để đưa nội dung đánh giá tác động khi xây dựng luật, pháp lệnh (RIA),vào trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một ví dụ điển hình đáng đểtham khảo. 

Text Box: Trong khuôn khổ Sáng kiến hợp tác về Cải cách thể chế APEC-OECD, Việt Nam lần đầu tiên tham dự hội thảo giới thiệu về RIA tháng 9 năm 2001. RIA sau đó được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), Bộ Tư pháp, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ (PMRC), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương giới thiệu chi tiết và áp dụng vào quá trình hoạch định và ban hành chính sách của Việt Nam. Với việc xuất hiện của chế định RIA trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trong ASEAN chính thức áp dụng RIA trong công tác xây dựng pháp luật... RIA đã trở thành một yêu cầu bắt buộc sau khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Nghị định 24/2009/NĐ-CP có hiệu lực [7]

 

 

 




 

 

 

 

 

 


Một số nguyên tắc vận động hànhlang

-Vận động chính sách phi lợi nhuận. Được hiểu là không chấp nhận các công tychuyên về vận động chính sách. Việc vận động chính sách do các tổ chức, hiệp hộitiến hành không vì mục tiêu lợi nhuận (không nhận tiền của các doanh nghiệp đểvận động chính sách cụ thể theo vụ việc).

-Với nguyên lý hoạt động của thể chế chính trị Việt Nam, công chức nhà nước(trong cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản), đại biểu Quốc hộikhông được phép nhận tiền, tài sản, hiện vật để tác động tới quá trình soạn thảo,ban hành chính sách. Tuy nhiên, không thể có vận động chính sách mà thiếu tàitrợ bằng tiền, hiện vật như hình thức tài trợ tiền cho cơ quan/tổ chức để tổ chứccác hội nghị, hội thảo. Do vậy, cần có quy định cấm nhận tiền, hiện vật đối vớicông chức, đại biểu Quốc hội nhưng mở về việc các cơ quan (bộ, ngành, Mặt trậntổ quốc…) được nhận tiền của các tổ chức để phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảocó sự tham gia của cán bộ, công chức cơ quan soạn thảo và đại biểu Quốc hội. 

Quỹdân số Liên hợp quốc tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Nội vụ, Ủy ban Văn hóa,giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức nhiều hội nghị,hội thảo trong suốt quá trình soạn thảo của Bộ Nội vụ, thẩm tra của Ủy ban vàQuốc hội thảo luận thông qua Luật thanh niên tại hai kỳ họp Quốc hội.

-Không có một tổ chức chuyên nghiệp/công ty/doanh nghiệp trong vận động hànhlang. Việt Nam khó có thể chấp thuận một doanh nghiệp đứng ra vận động hànhlang, vận động chính sách hay các cá nhân chuyên nghiệp làm nhiệm vụ vận độnghành lang. Điều này không phù hợp với nguyên lý hoạt động của bộ máy tổ chức.Do vậy, khác với các nước hoạt động theo cách thức DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC muốntác động tới chính sách sẽ thuê CÔNG TY VẬN ĐỘNG HÀNH LANG/CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÉP VẬNĐỘNG HÀNH LANG để tiếp cận với NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH CHÍNHSÁCH, thì cách thức ở Việt Nam có thể là CÔNG TY/CÁ NHÂN có kinh nghiệp trong vận động chính sách, tư vấn choDOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC muốn tác động tới chính sách để tiếp cận với NGƯỜI CÓ THẨMQUYỀN SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH. 


Đề xuất sửa đổi, bổ sung một sốLuật các nội dung về vận động hành lang

-Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung quy định về vận động chínhsách thành một quy định có tính pháp lý. Theo đó, cơ quan soạn thảo luật, pháplệnh; cơ quan thẩm tra của Quốc hội; đại biểu Quốc hội được quyền tiếp cận vớicác tổ chức (hợp pháp) để lắng nghe các kiến nghị về chính sách trong các dự ánluật, pháp lệnh đang được soạn thảo và xem xét thông qua.  

Cầncó quy định các tổ chức xã hội, hiệp hội đại diện cho nhóm đối tượng nhất định,có cơ hội thực hiện hoạt động vận động chính sách như: tiếp cận các cuộc họp củacơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, thẩm định; tổ chức các cuộc hội nghị, hộithảo hay phản biện chính sách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để mời các cơ quannhà nước tham mưu, quyết định chính sách đến nghe trình bày, trao đổi thôngtin; đại biểu Quốc hội được tham dự các cuộc họp, hội thảo của các tổ chức xã hội,hiệp hội để lắng nghe ý kiến.

-Luật tổ chức Quốc hội: Quy định về việc đại biểu Quốc hội công khai bản kê khaitài sản thu nhập, công khai việc nhận tài sản, hiện vật được tặng, cho của cáctổ chức, cá nhân liên quan tới việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Côngkhai thu nhập sẽ giúp minh bạch hoạt động vận động hành lang đối với đại biểuQuốc hội. 

-Nội quy kỳ họp Quốc hội: Quy định các hình thức cung cấp thông tin về các dự ánluật, pháp lệnh, nghị quyết cho cán bộ, công chức soạn thảo, cơ quan thẩm tra củaQuốc hội, đại biểu Quốc hội. Trong thực tế, việc cung cấp thông tin khá đa dạng,tại mỗi kỳ họp Quốc hội, đều có bàn cung cấp thông tin từ nguồn bên ngoài(sách, báo, tạp chí, kỷ yếu, tài liệu nghiên cứu …) và nguồn bên trong (Vănphòng Quốc hội chủ động biên soạn tài liệu) về các nội dung của kỳ họp (các dựán luật, nghị quyết mà Quốc hội xem xét).

-Văn bản pháp luật quy định về tiếp xúc cử tri[1].Các hình thức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội gồm tiếp xúc cử tri chuyênđề, lĩnh vực, đối tượng để lắng nghe về nội dung mà đại biểu quan tâm. Tiếp xúccử tri mang tính chủ động của đại biểu để tổ chức buổi tiếp xúc. Về bản chất,các hội nghị, hội thảo mời đại biểu Quốc hội đến lắng nghe về nội dung cụ thểcũng là tiếp xúc cử tri, chỉ khác một điểm là các cuộc “tiếp xúc cử tri” nàykhông do đại biểu chủ động tổ chức. Để đảm bảo tính pháp lý, cần quy định mở vềhoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu, trong đó có cả hình thức đại biểu thamdự các Hội nghị chuyên đề do các hiệp hội tổ chức cũng là hình thức tiếp xúc cửtri.

Saukhi thực hiện các quy định của pháp luật về vận động hành lang trong các văn bảnluật khác nhau, sẽ tiến hành tổng kết để đề xuất ban hành Luật về vận động hànhlang/Luật về vận động chính sách. Tiến hành những bước đi như vậy mới có tínhkhả thi.  

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Khái niệm này có tham khảo khái niệm trong Luận án Tiến sỹ về Vận động chínhsách công ở Anh, Pháp, Mỹ và những gợi mở đối với Việt Nam – NCS Phạm Thị Hoa.

[2]Khóa học tự học về Bình đẳng giới trong lập pháp ở Việt Nam<https://olc.worldbank.org/content/Bình-đẳng-giới-và-lập-pháp-ở-Việt-Nam-tựhọc>  Truy cập ngày 7/7/2021

[3]Trung Thành, “Hội nghị bình đẳng giới trong lập pháp”, (2021) <https://www.daibieunhandan.vn/hoi-nghi-tap-huan-binh-dang-gioi-trong-lap-phap9z1xilyz2a-52655>,Truy cập ngày 7/7/2021 

[4]“TRAFFIC tham gia với Ban Công tác Đại biểu (thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) tổchức Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dãnguy cấp, quý, hiếm” (2020),https://www.traffic.org/vn/news/trafficand-the-national-assembly-of-viet-nam-plan-strengthened-wildlife-legislation-andcommunications-vn/,truy cập 10/7/2021

[5]“Nghiên cứu và vận động chính sách”, Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tàinguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á. <http://cirum.org/vn/detail/chuong-trinh/nghien-cuu-va-van-dong-chinh-sach805.html>,  Truy cập ngày 7/7/2021

[6]Vietnam rivers network, “Chiến lược vận động chính sách 2017-2020”,<http://vrn.org.vn/wp-content/uploads/2017/03/Chien-luoc-van-dong-chinh-sachVRN.pdf>,truy cập ngày 10/7/2021

[7]Mai Lan, “Nâng cao nhận thức về đánh giá tác động chính sách” (2018), Nhân dânhàng tháng,https://nhandan.vn/kinh-te/nang-cao-nhan-thuc-ve-danh-giatac-dong-chinh-sach-327910/,truy cập ngày 10/7/2021

 

 



[1] Hiệnnay là nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27tháng 9 năm 2012 của Uỷ ban Thường vụ quốc hội - Đoàn chủ tịch Uỷ ban trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK