Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Chính sách đối với thanh niên là người dântộc thiểu số và Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổiđến dưới 18 tuổi?
Trả lời:
Căn cứ điều 25, điều 26 của Luật Thanh niên 2020, chính sách đối vớithanh niên là người dân tộc thiểu số và chính sách đối vớithanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đượcquy định như sau:
Chính sách đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số
- Ưu tiên cho thanh niên là người dân tộc thiểu số về học tập, lao động,việc làm, khởi nghiệp, chăm sóc sức khỏe, thể dục, thể thao.
- Hỗ trợ thanh niên là người dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc vănhóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh xóa bỏ phong tục, tập quánlạc hậu.
- Ưu tiên lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng và đưa vào quy hoạch để tạo nguồn lãnhđạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức là thanh niên người dân tộcthiểu số trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.
- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức ưu tiên tuyển dụng thanh niên là ngườidân tộc thiểu số.
Chính sách đối với thanhniên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
- Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vuichơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện.
- Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
- Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏethể chất, tinh thần; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từđủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh.
- Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theoquy định của pháp luật.
- Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất vàtinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu chothanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Chính phủ quy định cơ chế,chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổiđến dưới 18 tuổi.
Câuhỏi: Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổchức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên được phápluật quy định như thế nào?
Trảlời:
Căn cứ từ điều31 đến điều 35 của Luật Thanh niên 2020, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức xã hội, tổ chức kinhtế, cơ sở giáo dục và gia đình đối với thanh niên được pháp luật quy định như sau:
Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam về công tác tập hợp, đoàn kết, phát huy lực lượng thanh niên.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viênkhác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chương trình giám sát, phản biệnxã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên.
- Vận động thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chăm lo, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.
Trách nhiệm của tổ chức xã hội:
- Vận độngthành viên của mình tạo điều kiện để thanh niên học tập, lao động, tham giahoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, phát triển thể lực, trí tuệ; bồi dưỡngđạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao độngsáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
- Phối hợp vớicơ quan quản lý nhà nước về thanh niên trong xây dựng, tổ chức thực hiện chínhsách, pháp luật đối với thanh niên.
- Phối hợp vớitổ chức thanh niên chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng củathanh niên.
- Hỗ trợ cácnguồn lực theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội nhằm pháttriển thanh niên.
Trách nhiệm của các tổ chức kinh tế:
- Bảo đảm môitrường, điều kiện làm việc an toàn; cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin về antoàn, vệ sinh lao động cho người lao động là thanh niên.
- Quan tâmchăm lo đời sống của người lao động là thanh niên; hỗ trợ để người lao động làthanh niên được học tập, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; chămsóc và bảo vệ sức khỏe.
- Tạo điềukiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên ViệtNam thành lập và hoạt động.
- Khuyếnkhích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; đào tạo nghề, nghiệp vụ, kỹ năng sống;đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục:
- Giáo dụctruyền thống, đạo đức, lối sống lành mạnh cho thanh niên.
- Xây dựng môitrường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh; thực hiện các biện pháp phòng,chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho thanh niên.
- Phát huytính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực tự học, kỹnăng thực hành; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
- Tư vấn tâmlý về các vấn đề xã hội, tâm lý học đường; giáo dục kỹ năng sống, kiến thứcchăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, kỹnăng phòng, chống các bệnh học đường và tệ nạn xã hội cho thanh niên.
- Tạo điềukiện cho thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vuichơi, giải trí và các hoạt động ngoại khóa khác.
- Tạo điềukiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Namthành lập và hoạt động.
Trách nhiệm của gia đình:
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọngcủa thanh niên; quan tâm, giáo dục, động viên và tạo điều kiện để thanh niênthực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
- Tôn trọng quyền của thanh niên trong hônnhân và gia đình; giáo dục giới tính, bình đẳng giới và các kiến thức cần thiếtvề hôn nhân và gia đình.
- Chăm lo, giáo dục thanh niên phát triển vềthể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, nhân cách; có nếp sống văn hóa lànhmạnh, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho thanh niên; giáodục ý thức, kỷ luật lao động; tôn trọng, tạo điều kiện để thanh niên lựa chọnnghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.
- Định hướng, tạo điều kiện để thanh niêntiếp cận các nguồn thông tin an toàn và bảo vệ thanh niên trên môi trường khônggian mạng.
Tham khảo:
Luật Thanh niên 2020 được Quốc hội khóaXIV thông qua ngày 16/06/2020