Một số kết quả về công tác phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Chính phủ trong nhiệm kỳ công tác 2016-2021 (Phần 4)
Cập nhật : 15:48 - 27/12/2021


 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhândân cả nước, tuy còn những tồn tại, hạn chế nhưng công tác chỉ đạo, điều hành củaChính phủ có nhiều đổi mới, linh hoạt và sáng tạo, góp phần quan trọng vào nhữngthành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phần 4 của bài viếttiếp tục phân tích những kết quả về công tác phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa của Chính phủ giai đoạn 2016-2021.

 

6. Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, hỗ trợ, tạothuận lợi phát huy sức sáng tạo và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trongđiều kiện hội nhập.

Với phương châm Chính phủ đồng hành cùng doanhnghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướngChính phủ gặp mặt doanh nghiệp với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lựcphát triển kinh tế của đất nước” và ban hành Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợvà phát triển doanh nghiệp đến năm 2020[1]với mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động và quyếtliệt chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đềra; định kỳ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết để có các giải pháp chỉđạo, điều hành kịp thời[2].Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến vớidoanh nghiệp, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất củadoanh nghiệp để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ, xử lý vướng mắc, thúc đẩy phát triểnsản xuất, kinh doanh.

Giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ tập trung hoànthiện các chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Rà soát, cắt giảm chi phí đầuvào cho doanh nghiệp, gồm cả chi phí chính thức và không chính thức, ban hànhChương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp[3];ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Trungương 5 khóa XII của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân[4].Tích cực triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa[5].Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo[6].Ban hành và tích cực triển khai kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khuvực tư nhân đến năm 2030[7].Khuyến khích hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhấn mạnh, tạodựng thương hiệu Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởinghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia[8],Đề án Hệ tri thức Việt số hóa với hàng nghìn công ty khởi nghiệp sáng tạo(startup) đi vào hoạt động, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựatrên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu tạo ra một thếhệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cậnthị trường toàn cầu[9],trong đó có nhiều doanh nghiệp thành công.

Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid - 19,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp,tổ chức Hội nghị trực tuyến để bàn các giải pháp cùng doanh nghiệp nỗ lực, vượtthách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế; chỉ đạo triển khai kịp thời cácgiải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn, tíndụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử; tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hànhchính, chi phí, giúp doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển[10]. Các chỉ tiêu phát triểnkinh tế tập thể, hợp tác xã cơ bản tăng nhanh, đạt được mục tiêu kế hoạch[11], xuất hiện nhiều mô hìnhmới, hiệu quả. Trong 5 năm qua, mỗi năm có trên 100 nghìn doanh nghiệp thànhlập mới, vốn đăng ký tăng 1,8 lần so với năm 2015; số doanh nghiệp thành lậpmới tiếp tục tăng cao[12], đa dạng về loại hình, sốvốn bình quân cao hơn nhiều năm trở lại đây, thể hiện rõ tinh thần hứng khởikinh doanh trong toàn xã hội. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19nhưng năm 2020 số lượng doanh nghiệp thành lập mới vẫn đạt mức khá, trên 134,9nghìn doanh nghiệp.

Thúc đẩy hợp tác và thu hút có chọn lọc đầu tư nước ngoài. Chínhphủ đã chủ động đánh giá 30 năm hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; banhành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nângcao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030[13]; tập trung hoàn thiệnkhung pháp lý để thể chế hóa nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trị và thu hútlàn sóng đầu tư mới; Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi)năm 2020. Thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy hợp tác đầu tưnước ngoài[14]nhằm tiếp cận các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, hiện đại, thân thiệnmôi trường, đứng đầu các chuỗi cung ứng đang có chính sách chuyển dịch dòng đầutư; hỗ trợ nhà đầu tư tiềm năng; tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư hiện hữu.Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhàtài trợ nước ngoài[15]. Tích cực chỉ đạo kết nốidoanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có công nghệ cao với cácdoanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham giasâu hơn vào chuỗi giá trị. Chỉ đạo xử lý hiệu quả nhiều vụ kiện tranh chấp đầutư quốc tế[16],giảm thiểu tối đa thiệt hại cho nhà nước, góp phần cải thiện đáng kể hình ảnhtích cực về môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam. Giai đoạn 2016- 2020,thu hút FDI tăng mạnh, tổng vốn FDI đăng ký ước đạt khoảng 173-174 tỉ USD,trong đó vốn thực hiện ước đạt khoảng 92-93 tỉ USD[17]. Tỉ trọng vốn đầu tư từkhu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh từ mức 38,3% năm 2015 lên khoảng46,8% năm 2020.

(Còn tiếp)

 



[1]Nghịquyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016

[2]CácChỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/06/2017; 07/CT-TTg ngày 05/03/2018

[3]Nghịquyết số 139/NQ-CP ngày 9/11/2018

[4]Nghịquyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017

[5]Nghịđịnh số 39/2018/NĐ-CP; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15/6/2018

[6]Chỉthị số 09/CT-TTg ngày 19/2/2020

[7]Quyếtđịnh số 1362/QĐ-TTg ngày 11/10/2019

[8]Nghịđịnh số 38/2016/NĐ-CP ngày 11/3/2018; số 04/2018/NĐ-CP

[9]Đếnnay, đã có hơn 3 nghin doanh nghiệp khởi nghiệp, gần 70 khu không gian làm việcchung, hình thành nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm. Theo báo cáo về xếp hạng chỉ sốđổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2019 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới(WIPO), GII của Việt Nam năm 2019 đứng ở vị trí thứ 42/129 quốc gia/nền kinh tế,tăng 3 bậc so với năm 2018 và 17 bậc so với năm 2016; năm 2020 tiếp tục duy trìở vị trí 42/131 quốc gia/nền kinh tế, đứng thứ 3 khu vực ASEAN và dẫn đầu nhóm29 quốc gia nền kinh tế có cùng mức thu nhập.

[10]Có khoảng 800.000doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh và đại diện các hiệp hội ngành hàng trungương tham dự ở 97 điểm cầu, lần đầu tiên được Đài Truyền hình Việt Nam truyềnhình trực tiếp; chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xử lý 654 kiến nghị, đề xuấtcủa doanh nghiệp tại Hội nghị

[11]Dự kiến đến năm 2020, cảnước có hơn 20 nghìn hợp tác xã; có gần 1,2 nghìn quỹ tín dụng nhân dân, phầnlớn hoạt động có hiệu quả; có 95 liên hiệp hợp tác xã; có khoảng 115 nghìn tổhợp tác đăng ký hoạt động

[12]Năm 2016 có hơn 110,1nghin doanh nghiệp; năm 2017, có 126,8 nghìn doanh nghiệp, năm 2018 có 131,3nghin doanh nghiệp; năm 2019 có 138,1 nghin doanh nghiệp

[13]Nghị quyết số 58/NQ-CPngày 27/4/2020

[14]  Quyết định 850/QĐ-TTg ngày 17/6/2020

[15]Nghị định số 56/2020/NĐ-CPngày 25/5/2020

[16]Như các vụ kiện: TrịnhVĩnh Bình; Công ty Conoco Philiplips; Vụ kiện Cá Rồng đỏ ...

[17]Giai đoạn 2011-2015, tổngvốn FDI đăng ký đạt khoảng 100,3 tỉ USD, vốn thực hiện đạt gần 60 tỉ USD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK