TỔNG QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020
Cập nhật : 15:47 - 27/12/2021


Bước vào thực hiện Nghịquyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, bốicảnh thế giới và khu vực có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biếnphức tạp hơn so với dự báo, tác động đến phát triển kinh tế trong nước như:Kinh tế thế giới phục hồi và phát triển, xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ranhanh hơn; liên kết và tự do hoá thương mại vẫn là xu thế chủ đạo nhưng đan xenyếu tố bảo hộ; tác động mạnh mẽ của phát triển khoa học và công nghệ đến cácmặt kinh tế, văn hoá, xã hội; cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế đi đôi vớicăng thẳng thương mại giữa một số nền kinh tế lớn; chủ nghĩa dân tộc cực đoan,chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy; biến động chính trị và xung đột xảy ra nhiều nơi; diễnbiến căng thẳng ở Biển Đông đe doạ hoà bình, ổn định và tác động tiêu cực đếnphát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, vào năm cuối giai đoạn kếhoạch 5 năm 2016-2020, đại dịch Covid-19 chưa từng có trong lịch sử xảy ra trêntoàn cầu ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suythoái, hậu quả dự kiến kéo dài nhiều năm.

Trong nước, sau 5 năm thựchiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, kinh tế vĩ mô dần ổn định,tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phát triểnkinh tế - xã hội, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên. Tuynhiên, những khó khăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tớiphát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Ảnh hưởng từ bên ngoài giatăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong khi độ mở của nền kinh tế cao, sức chốngchịu còn hạn chế; tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng mạnh, sự cốmôi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung xảy ra trong đầu nhiệm kỳ, các loại dịchbệnh xảy ra, đặc biệt là đại dịch Covid-19, ảnh hưởng rất nghiêm trọngđến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân và khả năng hoànthành mục tiêu kế hoạch 5 năm.

Trong bối cảnh đó, nhờ sựvào cuộc kịp thời của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng và giámsát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, nhấtlà trong năm 2020 vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phục hồivà phát triển kinh tế - xã hội, về tổng thể, đất nước ta đã thực hiện hiệu quảcác mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốchội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, vượt qua khó khăn,thách thức, đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiềudấu ấn nổi bật. Với việc chủ động thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, sáng tạo,kịp thời, chúng ta đã cơ bản khống chế, kiểm soát dịch Covid-19, được nhân dântin tưởng, cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Mặc dù trong quá trìnhthực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiều yếu tố bất định; nhưng nhờ sựvào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nỗ lực phấn đấu của toànĐảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã đạt được nhiềuthành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, đặcbiệt trong bối cảnh vừa quyết liệt phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa duytrì, phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội. Trong tổng số 21 chỉtiêu theo Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội về Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, có 16 chỉ tiêu đạt và vượt,05 chỉ tiêu không đạt[1]. Theo đó:

1. Các chỉ tiêu kinh tếvĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tạo môi trườngvà động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế bình quân 5năm đạt khoảng 6% (giai đoạn 2016-2019 đạt bình quân 6,8%), thuộc nhóm các nướctăng trưởng cao nhất trên thế giới, khu vực. Quy mô, sức cạnh tranh của nềnkinh tế được tăng lên rõ rệt. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảođảm, khả năng chống chịu của nền kinh tế được cải thiện. Cán cân thương mạihàng hoá liên tục thặng dư và tăng bình quân 11,8%/năm; các chỉ tiêu bội chi,nợ công đều thấp hơn so với kế hoạch. Mô hình tăng trưởng giảm dần sự phụ thuộcvào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ;từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mớisáng tạo.

2. Tổng vốn đầu tư pháttriển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 9,2 triệu tỷ đồng, tương đương 33,7%GDP (mục tiêu 32-34%). Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư củakhu vực nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và cơ cấulại doanh nghiệp nhà nước. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh;trong đó, tổng vốn đăng ký 5 năm đạt 169,3 tỷ USD, vốn thực hiện 5 năm đạt 92,8tỷ USD.

3. Cơ cấu lại các ngànhkinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả tích cực, đúng hướng vàthực chất hơn. Công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển khá, tiếp tục là động lựctăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Phát triển nông nghiệp công nghệcao, nông nghiệp sạch, hữu cơ được chú trọng, từng bước chuyển đổisang cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Trongbối cảnh khó khăn, nông nghiệp khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, dần trở thành một kênh phân phối ngàycàng quan trọng. Ngành du lịch đã có bước phát triển nổi bật trước khi xảy ra đạidịch Covid-19. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

4. Cơ cấu lại đầu tưcông, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện quyết liệt vàđạt nhiều kết quả tích cực. Hiệu quả đầu tư công từng bước được cải thiện, đầutư dàn trải, phân tán dần được hạn chế, số lượng dự án mới giảm dần, tập trungđầu tư hoàn thành các dự án dở dang. Các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụnggắn với xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn, bảođảm ổn định, an toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 3%. Đổi mới,sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thực chất hơn; tập trung rà soát, hoàn thiệnquy định pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn. 

5. Thực hiện 3 đột pháchiến lược đạt một số kết quả tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đầy đủ, đồng bộvà hội nhập. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được pháttriển đồng bộ, vận hành cơ bản thông suốt, có sự gắn kết với thịtrường khu vực và quốc tế. Quy mô nguồn nhân lực tăng lên trong tất cả cácngành, lĩnh vực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực độtphá; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bắt đầu hình thành; tiềmlực khoa học và công nghệ quốc gia được tăng cường. Kết cấu hạ tầng phát triểnđồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị lớn; trong đó một số côngtrình, dự án quan trọng, quy mô lớn được tập trung đầu tư hoàn thành trong giaiđoạn 2016-2020. Nhiều nhà máy, dự án có công nghệ hiện đại đã được đưa vào sảnxuất, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựngcác nền tảng cần thiết để phát triển kinh tế số.

6. Phát triển văn hoá,thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tỷ lệhộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015xuống còn khoảng 2,75% cuối năm 2020, bình quân giảm 1,43%/năm. Xây dựng nôngthôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm,đã kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịchCovid-19. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng cường.Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thíchứng với biến đổi khí hậu có nhiều chuyển biến, tiến bộ. 

7.Cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt; tập trung cắt giảm, đơn giản hoáthủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cảithiện mạnh mẽ, doanh nghiệp thành lập mới tăng cao cả về số lượng và số vốnđăng ký. Tinh thần khởi nghiệp lan toả rộng rãi, xu hướng phát triển các môhình kinh doanh dựa trên đổi mới sáng tạo diễn ra sôi động. Tổ chức bộ máy quảnlý nhà nước được kiện toàn, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; tinh giảnbiên chế được chú trọng và đạt kết quả bước đầu. Công tác thanh tra, kiểm tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đượcđẩy mạnh, đồng bộ, quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực.

8. Quốc phòng, an ninhđược tăng cường; an ninh chính trị, an toàn xã hội được bảo đảm, giữ vững môitrường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Công tác đối ngoạivà hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, thực chất hơn. Kýkết và triển khai nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng. Vị thếvà uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, góp phần củng cố, tăngcường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, sự điềuhành của Nhà nước và sự ưu việt của chế đội xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, nềnkinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức. Tốc độ tăng trưởngkinh tế không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sứccạnh tranh, sức chống chịu và khả năng thích ứng của nền kinh tế chưa cao, chưathực sự dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cơ cấu lại nềnkinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chưa có bứt phá lớn. Nền kinh tế vẫncòn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị vàcung ứng trong nước. Đầu tư công có nhiều tiến bộ, nhưng còn dàn trải, hiệu quảchưa cao. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, Ngân hàng Phát triển ViệtNam, sắp xếp, xử lý 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả và cơ cấu lại Tổng côngty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm,chưa đáp ứng yêu cầu. Liên kết vùng còn lỏng lẻo, thể chế phát triển vùngcòn nhiều vướng mắc.

Kinh tế tư nhânđã đóng vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, nhưng phát triểncòn nhiều khó khăn. Liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tếnước ngoài còn chưa chặt chẽ, hiệu quả. Huy động nguồn lực xã hội cho đầu tưphát triển đất nước (trong đó có các dự án PPP) còn bất cập. Thể chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có mặt còn chưa đồng bộ, đầyđủ. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn hạn chế, nhất là lĩnh vực giao thông. Đào tạonguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và khoa học, công nghệ,đổi mới sáng tạo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển. 

Kết quả giảmnghèo đa chiều chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Chất lượng vàkhả năng tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản còn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng,miền. Quản lý nhà nước về văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, thông tintruyền thông còn sơ hở, bất cập. Chất lượng môi trường ở nhiều nơi xuống cấp,nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Bộ máy nhà nước ở một sốnơi còn cồng kềnh; phân công, phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sátvà kiểm soát quyền lực chưa thực sự hiệu quả, hợp lý, mạnh mẽ, đồng bộ. Bảo vệchủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều thách thức; tình hình an ninh,trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạpchưa được đẩy lùi. Chưa tận dụng, khai thác tốt những cơ hội trong hội nhập quốctế...

 

Thamkhảo:

Báo cáo số 231/BC-CP của Chính phủ Vềtình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm2016-2020 và dự kiến Kế hoạch 5 năm 2021-2025 ngày 11/7/2021



[1] Gồm: Tốc độ tăngtrưởng GDP; GDP bình quân đầu người; Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụtrong GDP; Giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân; Tỷ lệ laođộng qua đào tạo. Riêng chỉ tiêu giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDPbình quân hiện chưa có số liệu đến năm 2020 nên đánh giá chỉ có giaiđoạn 2016-2019.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK