HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 7 – SỐ 3
Cập nhật : 15:43 - 27/12/2021


Câu hỏi: Pháp luật quy địnhnhư thế nào về chính sách của Nhà nướcđối với thanh niên?

Trả lời:

Căn cứ từ điều 16 đến điều 24 của Luật Thanh niên 2020, các chính sáchcủa Nhà nước đối với thanh niên được quy định như sau:

Chính sáchvề học tập và nghiên cứu khoa học

- Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận giáo dụcvà tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học.

- Ban hành và bảo đảm thực hiện các chươngtrình giáo dục đạo đức, lý tưởng, truyền thống dân tộc, lối sống văn hóa, kỹnăng sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên.

- Có chính sách tín dụng, học bổng, miễn,giảm học phí cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên học tập,nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng sáng tạo, nghiên cứu, ứngdụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

- Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư hoạtđộng nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thanh niên; tham gia đào tạo kỹnăng sống và kỹ năng cần thiết khác cho thanh niên.

Chính sách về lao động, việc làm

- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấpthông tin thị trường lao động cho thanh niên; giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, đạođức nghề nghiệp cho thanh niên; bảo đảm thanh niên không bị cưỡng bức, bóc lộtsức lao động.

- Tạo điều kiện để thanh niên có việc làm; tạoviệc làm tại chỗ cho thanh niên ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo phù hợp vớitừng vùng, miền, gắn với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

- Tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn ưuđãi từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn tín dụng hợp pháp khác để tự tạo việclàm, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Chính sách về khởi nghiệp

- Giáo dục, đào tạo kiến thức, kỹ năng khởinghiệp cho thanh niên.

- Cung cấp thông tin về thị trường; hỗ trợpháp lý, khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; ưuđãi vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi đểthanh niên khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ.

- Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham giacung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; khuyến khích thành lập quỹ khởinghiệp cho thanh niên theo quy định của pháp luật

Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe

- Tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho thanhniên; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục;phòng, chống ma túy, HIV/AIDS; phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục,bệnh xã hội khác và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần củathanh niên.

- Bảo đảm cho thanh niên được cung cấp thôngtin, tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sứckhỏe tình dục; được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, cungcấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên.

Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên tham giahoạt động và sáng tạo trong văn hóa, thể dục, thể thao.

- Tạo điều kiện cho thanh niên tích cực thamgia giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng caonhận thức và bảo vệ sự an toàn của thanh niên trên không gian mạng.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xâydựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.

Chính sách về bảo vệ Tổ quốc

- Bảo đảm cho thanh niên được giáo dục quốcphòng và an ninh, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý thức xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Bảo đảm cho thanh niên thực hiện nghĩa vụquân sự; nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Dân quân tự vệ; tham gia quân nhândự bị và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân theo quy địnhcủa pháp luật.

- Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự,nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề vàcác chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Chính sách đối với thanh niên xung phong

- Thanh niên xung phong là lực lượng xung kíchcủa thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,giải quyết việc làm, giáo dục, đào tạo, rèn luyện thanh niên và các nhiệm vụđột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nhà nước ban hành chính sách để thanh niênxung phong thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

+ Tham gia dự án phát triển kinh tế - xã hộiđược Nhà nước giao;

+ Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, dịchbệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninhquốc gia;

+ Tham gia sản xuất hàng hóa, cung ứng dịchvụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề gắn với tạo việclàm cho thanh niên;

+ Các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn,gian khổ theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước bảo đảm điều kiện về kinh phí, cơsở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho tổ chức thanh niên xung phong khithực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao.

- Thanh niên xung phong được hưởng chế độ,chính sách trong và sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Chính sách đối với thanh niên tình nguyện

- Thanh niên tình nguyện là thanh niên tựnguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy địnhcủa pháp luật.

- Nhà nước ban hành chính sách đối với thanhniên tình nguyện như sau:

+ Tạo lập các kênh thông tin để thanh niênđược tiếp cận và tham gia hoạt động tình nguyện;

+ Xây dựng chương trình, dự án đưa thanh niêntình nguyện về làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn, biên giới, hải đảo;

+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thanhniên tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Chính sách đối với thanh niên có tài năng

- Nhà nước có chính sách phát hiện, đào tạo,bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đối với thanh niên có tài năng.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tráchnhiệm thực hiện chính sách đối với thanh niên có tài năng phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

 

Tham khảo:

Luật Thanh niên 2020 được Quốc hội khóaXIV thông qua ngày 16/06/2020

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK